7. Kết cấu của luận án
1.3.1 Cơ sở lý thuyết
Các tổ chức tài chính quốc tế ADB, WB và IMF đã khuyến nghị về vai trò quan trọng của đầu tư cơ sở hạ tầng đối với phát triển bền vững và công cuộc chống đói nghèo ở Việt Nam. Mặc dù ngân sách nhà nước đã phân bổ trung bình khoảng 9%-10% GDP cho đầu tư CSHT hàng năm, tuy nhiên, việc cân đối vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng ngày càng khó khăn và vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của phát triển đề ra. Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB) chỉ ra rằng Việt Nam cần tăng đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng lên khoảng 11%-12% thì mới có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng hiện tại. Vì vậy, thông qua bài học kinh nghiệm về đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ của các quốc gia trong khu vực và thế giới, đầu tư thực hiện dự án dưới dạng hợp đồng BOT đã và đang được quan tâm cả về lý luận, thực tiễn và được triển khai mạnh mẽ.
Tuy nhiên, thực tế việc phát triển dự án BOT trong đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đang phải đối mặt với những khó khăn cả trên khía cạnh lý luận khoa học, khuôn khổ pháp lý, chính sách và năng lực triển khai dự án.
Tính đến thời điển này, nhiều nghị định, thông tư đã ra đời để điều chỉnh hợp đồng BOT, tuy nhiên hệ thống pháp lý của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập. Có thể nói, hệ thống pháp lý điều chỉnh hợp đồng BOT hiện nay chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị ở Việt Nam. Do đó cần phải có những đánh giá, phân tích một cách tổng hợp, bao quát pháp luật Việt Nam hiện đang điều chỉnh hợp đồng BOT với những nghiên cứu sâu, rộng về khung chính sách hiện tại, thực trạng và đặt ra những vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện hệ thống chính sách đó.
Các kinh nghiệm quốc tế thành công cũng như thất bại trong phát triển dự án BOT trong đầu tư CSHT giao thông đường bộ sẽ mang lại những bài học quý báu cho VN. Qua luận án này, tác giả mong muốn có thể hệ thống hóa một cách khoa học nhất để đúc rút ra những bài học thực tiễn áp dụng trong điều kiện của VN.
Thời gian gần đây, những điểm nóng về BOT được các cơ quan truyền thông đề cập khá nhiều, các dự án vấp phải sự phản đối của người dân gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn xã hội. Mặt khác, hiện chúng ta cũng chưa có nhiều công trình khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của các dự án BOT nhằm làm cơ sở thực tiễn cho ban hành chính sách và bổ sung văn bản pháp lý. Chính vì vậy việc đánh giá, phân tích thực trạng dự án BOT giao thông đường bộ tại Việt Nam được tác giả
đặc biệt chú trọng, với mục đích làm rõ vai trò, thực trạng, nguồn lực và các hoạt động của dự án làm tiền đề đề xuất những giải pháp điều chỉnh chính sách hữu hiệu.
Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu các công trình liên quan tới hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam kết hợp với khảo sát chuyên gia, luận án đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu như sau:
Khung lý thuyết nghiên cứu:
Quy trình nghiên cứu: để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, quy trình nghiên cứu của luận án được tiến hành như sau: