Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 41 - 42)

III/ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ,

1. Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh

Đối với các lĩnh vực mà tổng công ty nhà nước đang tồn tại độc quyền kinh doanh, Chính phủ sẽ thực hiện chế độ kiểm toán định kỳ và kiểm soát chặt chẽ việc định giá; đảm bảo giảm giá hàng hóa và dịch vụ đang còn độc quyền xuống ít nhất ngang mức giá trung bình của sản phẩm cùng loại trong khu vực; đồng thời tạo điều kiện cho sự thành lập các doanh nghiệp cạnh tranh nhau nhằm hạn chế và từng bước xóa bỏ độc quyền kinh doanh.

Thực hiện lộ trình đã đề ra nhằm tạo môi trường thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài, trong các lĩnh vực như sử dụng đất đai, vay vốn, giá dịch vụ...

Đi đôi với việc giảm giá hàng hóa và dịch vụ độc quyền đang là “đầu vào” của các doanh nghiệp, cần bổ sung chính sách, biện pháp thúc đẩy và hỗ trợ các đơn vị kinh tế đổi mới công nghệ cả trong sản xuất và quản lý, nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động theo kịp trình độ các nước trong khu vực.

Rút kinh nghiệm để mở rộng và nâng cao hiệu quả các mô hình liên kết bốn nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước) nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, tạo ra sản phẩm được chế biến sâu, có sức cạnh tranh và chủ động được việc tiêu thụ, đặc biệt là nông sản, thủy sản. Tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển mạnh những sản phẩm có thị trường tiêu thụ, có giá trị gia tăng cao, những ngành công nghệ cao...

các yếu tố có thể gây mất ổn định kinh tế vĩ mô. Nâng dần tỉ lệ thu ngân sách từ nội địa, giảm phụ thuộc vào bên ngoài. Siết chặt kỷ luật thu, chi ngân sách gắn với thực hiện qui chế mới về phân bổ ngân sách: bảo đảm quyền hạn và trách nhiệm của Quốc hội và hội đồng nhân dân địa phương trong việc phân bổ ngân sách ở từng cấp, tăng nguồn lực tài chính cho chính quyền địa phương, tăng cường tính công khai, minh bạch trong thu, chi ngân sách. Chỉ đạo sát sao các biện pháp tạo nguồn để thực hiện tiếp yêu cầu cải cách tiền lương.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)