III/ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ,
6. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư:
Tăng cường phối hợp hoạt động xúc tiến đầu tư giữa TW và địa phương. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương.
Nhanh chóng ban hành Quy chế phối hợp và triển khai các bộ phận xúc tiến đầy tư ở một số địa bàn trọng điểm. Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, chuyển mạnh sang hình thức vận động đầu tư theo dự án và đối tác trọng điểm, tiếp cận và vận động các công ty, tập đoàn lớn có thực lực về tài chính- công nghệ cao đầu tư vào Việt Nam. Tổ chức hiệu quả các hội thảoấuc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước.
KẾT LUẬN
Qua phần trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy: giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau. Đầu tư là một nhân tố nội hàm tác động đến tăng trưởng, phát triển kinh tế và ngược lại tăng trưởng, phát triển kinh tế cũng quyết định đầu tư, chúng là hai mặt của sự thống nhất chung giữa chi phí và lợi ích, phù hợp với những quy luật kinh tế khách quan.
Tuy vậy, đầu tư không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, các lý thuyết tăng trưởng cũng chỉ ra các nhân tố khác, ngoài đầu tư cũng có tác động đến đầu tư đó là lao động, tài nguyên, công nghệ.Tương tự như vậy, bên cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế thì những yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư là môi trường đầu tư quốc tế, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý,…
Thực trạng sử dụng vốn đầu tư ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, chưa minh bạch và hiệu quả, điều đó làm ảnh hưởng đến xấu đến tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng, giảm lòng tin đối với các nhà đầu tư.Vì vậy, việc thực hiện tốt những nhóm giải pháp đã nêu ra ở trên sẽ là mục tiêu quan trọng quyết định đến tăng trưởng và phát triển của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kinh tế đầu tư : chủ biên: PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt
TS. Từ Quang Phương
Giáo trình kinh tế phát triển: chủ biên: GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phụng
Giáo trình các lịch sử học thuyết kinh tế:
chủ biên: PGS.TS. Trần Bình Trọng
Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam qua mô hình tăng trưởng kinh tế của R.Solow
chủ biên: PGS.TS. Võ Văn Đức
Số liệu của tổng cục thống kê
Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh tế các năm
MỘT SỐ ẤN PHẨM KHÁC XIN ĐƯỢC NÊU Ở BẢN THẢO SAU