Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở VIỆT NAM (Trang 40 - 46)

Không chỉ có ảnh hưởng sâu sắc đến phong tục, tập quán, Phật giáo Nam tông còn có sự ảnh hưởng trực tiếp đối với lối sống của đồng bào Khmer tại Cà Mau. Quá trình diễn ra các hoạt động mang giá trị tinh thần của người Khmer luôn được gắn liền với ngôi chùa và không thể thiếu vai trò của các vị sư sãi. Yếu tố Phật giáo chi phối rõ nét trong các lễ hội của đồng bào Khmer, thể hiện qua không gian chùa chiền đông vui và nhộn nhịp, nhiều gia đình còn vào hết trong chùa ăn tết, sư sãi đều tham dự trong các lễ hội của người Khmer. Tính cộng đồng sẽ được gắn kết hơn khi đêm đến họ bên nhau quây quần vui chơi giao lưu giải trí, thăm hỏi, trao đổi kinh nghiệm sống ở đời, cách đối nhân xử thế theo đúng triết lý nhà Phật. Đồng thời, qua đó các dân tộc trong

vùng có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lựa chọn và kế thừa những giá trị văn hóa trong các phong tục, lễ hội truyền thống của đồng bào.

Ngày nay, tết người Khmer còn có sự tham gia của các dân tộc khác trong vùng như người Kinh và người Hoa. Lễ tết cũng là dịp để họ thể hiện sự đoàn kết yêu thương nhau qua các món quà và những lời chúc phúc. Vào những ngày lễ, về các vùng đồng bào Khmer sống tập trung trong tỉnh như: ấp 7, xã Tân Lộc, ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình); ấp 6, xã Khánh Hòa (huyện U Minh); ấp Kinh Đứng B, xã Khánh Hưng (huyện Trần Văn Thời)… đâu đâu cũng thấy một không khí chuẩn bị lễ tưng bừng, đoàn kết và ấm áp tình người. Qua đó cho thấy Phật giáo Nam tông đã góp phần gắn kết cộng đồng Khmer lại với nhau và đó cũng là sự tích cực mà chúng ta cần phát huy hơn trong tương lai.

Thêm nữa, chùa Phật giáo Nam tông còn được người Khmer Cà Mau dành một tình cảm hết sức sâu sắc, không chỉ đây là nơi diễn ra các nghi lễ tôn giáo, mà còn là nơi thể hiện sự gắn bó tình cảm, cố kết cộng đồng ngay từ khi họ đến vùng đất khai hoang lập địa. Chùa còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa - xã hội của khu vực cư dân đồng bào Khmer sinh sống, là thư viện tàng trữ các thư tịch cổ, nơi phổ biến giáo lý kinh điển của Phật giáo, nơi dạy chữ Pali cho các vị sư sãi, các con em đồng bào Khmer, là môi trường giáo dục cho các em từ thời niên thiếu. Các chức năng ấy bắt nguồn từ xa xưa trong giáo lý của Đức Phật cho rằng, chính sự ngu dốt (vô minh) là nguồn gốc của mọi dục vọng. Qua đó cho thấy, tư tưởng trong giáo lý của Đức Phật đã đề cao vai trò giáo dục và nâng cao vị thế của các vị sư sãi, làm cho uy tín của họ ngày càng được kính trọng. Triết lý ấy cũng đã tác động và ảnh hưởng đến quan niệm sống của đồng bào, làm cho tinh thần đoàn kết cộng đồng càng được gắn kết, bền vững hơn. Tư tưởng vị tha, tinh thần cầu an, tấm lòng nhân đạo thương người của đồng bào ít nhiều đều chịu sự chi phối của tư tưởng Phật giáo. Bên cạnh đó, người Khmer theo Phật giáo Nam tông chịu ảnh hưởng tư tưởng xem cái chết là vĩnh hằng, là về với Phật. “Nhà chung trên chùa là để thờ cúng ông bà, còn nhà đang ở là tạm bợ” [9, tr 306]. Ảnh hưởng triết lý đó, nên người Khmer cho rằng, cuộc đời là bể khổ và cuộc sống chỉ là tạm bợ. Vì thế, nhà ở của họ cũng chỉ là những vật liệu thô sơ, đơn giản, bao nhiêu tiền họ đều dâng cúng cho việc xây chùa. Họ không qua trọng nhà cửa, chủ yếu chăm lo ho chùa, nhà ở như thế nào cũng được còn chùa thì phải thật lộng lẫy, uy nga. Quan niệm về luật nhân quả và triết ly nhân sinh của Phật giáo làm cho người Khmer nghĩ rằng con

người chỉ là phù du, là cát bụi, họ cũng sẽ ra đi và trở về với Phật. Tư tưởng ấy đã làm cho đời sống của người Khmer gặp không ít khó khăn về kinh tế, nhà ở không được ổn định, đất đai cầm cố sang bán ngày càng nhiều, gây ù lì, cản trở sự vươn lên của đồng bào Khmer. Theo báo cáo của Tỉnh ủy Cà Mau, đồng bào Khmer là tộc người có số hộ nghèo chiếm tỷ kệ cao nhất so với các dân tộc khác trong tỉnh là 42,47%, “người Khmer Nam Bộ không thích cạnh tranh đua chen để làm giàu lớn. Họ thích thảnh thơi, an nhàn hơn người Việt, người Hoa. Họ thường chịu nhịn, chịu thua thiệt để tránh việc bất hòa. Công việc làm ăn của họ đều trông vào số phận...” [5, tr 119]. Quan niệm về cách sống của đồng bào Khmer tại Cà Mau thường thiên về tinh thần hơn vật chất. Cha mẹ lo cho con có gia đình rồi thì bao nhiêu tài sản đem cúng vào chùa làm phước. Họ chỉ để lại một phần nhỏ đủ sống hằng ngày, không chịu tiếp tục phát triển nghề nghiệp dù đã có sẳn phương tiện trong tay, họ lo cho ngày sau về cõi niết bàn. Thế nên, người Khmer luôn giữ thái độ tiêu cực, lối sống thụ động, không tạo được khát vọng và động lực để vươn lên trong cuộc sống.

Phật giáo đề cao vai trò của giáo dục, vai trò của các vị sư sãi được xem trọng trong xã hội, đặc biệt là lớp trẻ. Những kiến thức về đạo lý, cách sống làm người cho trẻ em Khmer được trang bị từ các ngôi trường chùa Phật giáo. Đó cũng là nét riêng thể hiện bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng. Chùa là trung tâm lưu giữ những di sản qua các thế hệ của người Khmer ở vùng đất Nam bộ; chùa cũng là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị vật thể, phi vật thể trong cộng đồng, đặc biệt là giáo dục tiếng dân tộc, tiếng Pali - những ngôn ngữ truyền thống của họ. Với người Khmer, bản sắc văn hóa truyền thống của họ sẽ được phong phú và giàu đẹp hơn khi được gắn liền với sư sãi và không gian của chùa: tại đây lớp lớp thế hệ truyền trao nhau những câu hát, điệu múa và âm hưởng rộn rã, sôi động nhưng lại rất lung linh từ âm thanh sâu lắng hòa theo bước chân nhẹ nhàng của điệu múa Lâm thôn, dịu dàng với bộ sà rông lộng lẫy nhiều màu sắc. Có thể nói rằng, nếu người Khmer Cà Mau xa rời Phật giáo Nam tông, thì cũng chính là họ tự xa rời những giá trị và sắc thái văn hóa của dân tộc mình. Bởi lẽ chùa và sư tăng là những nhân tố và là nền tảng nâng cao các giá trị sắc thái văn hóa truyền thống cho tộc người Khmer. Phật giáo Nam tông còn tác động làm giảm dần những ảnh hưởng tiêu cực của các loại hình tín ngưỡng như Nék Tà, Arắc trong cộng đồng Khmer.Nék Tà, Arắc là hai vị thần bảo hộ và bảo vệ cho dòng họ, Phum - Sóc. “Nék Tà” người Khmer quen gọi là “ông tà” là vị

thần bảo vệ cho Phum - Sóc, việc thờ cúng NékTà chính là dạng Shaman giáo. Lễ cúng thường được tổ chức vào ngày mùng 4, mùng 5 tháng Vi sak (tháng 5 dương lịch). Đây là lễ cúng truyền thống được tổ chức rất trọng thể trong Phum - Sóc, người ta tổ chức lễ đâm trâu để cúng ông Tà Hóc và bà Dây chas, theo tục truyền họ là hai người bị giết để hóa thành thần giữ cửa, sau đó trở thành thần bảo vệ làng xóm. Tuy nhiên, hình thức tế sinh này trái với giới luật của Phật giáo nên nhà chùa đã thay thế bằng những lễ vật đơn giản hơn, với những bài kinh Phật. Nhà chùa thừa nhận việc cúng Nék Tà, nhưng không chấp nhận những lễ tục mang hình thức hiến sinh. Điều này cho thấy Phật giáo Nam tông Khmer tác động làm giảm dần những ảnh hưởng tiêu cực của loại hình tín ngưỡng này. Tín ngưỡng Arắc cũng được xem là thần bảo hộ và trị bệnh nhưng chức năng của Arắc mang tính dòng họ nhiều hơn, tầm ảnh hưởng không lớn như Nék Tà. Hiện nay, tín ngưỡng Arắc vẫn tồn tại trong khuôn viên một số chùa Khmer ở Cà Mau. Vật thờ được đặt trong các miếu là trái dừa có cắm hương lên trên xuyên qua lá trầu, đoạn thân cây chuối. Ở một số chùa vùng sâu, vùng xa như: chùa Saray Melchey (Cao Dân) xã Tân Lộc - Thới Bình; Chumprasat (Rạch Cui) xã Khánh Bình Đông và Sarayvongsa Bopharam (Tam Hiệp) xã Trần Hợi - Trần Văn Thời vẫn còn thực hiện nghi lễ làm một chiếc thuyền để những vật lễ đó lên trên với ngụ ý chiếc thuyền là Bát Nhã của nhà Phật để đưa rước ch úng sinh đến bến bờ giải thoát. Phật giáo Nam tông đến với người Khmer làm cho một số phong tục, lễ hội và các nghi thức của đồng bào đã có sự điều chỉnh, giản lược rất

nhiều góp phần cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer thông qua phong tục, lễ hội truyền thống. Đối với người Khmer, các vị sư có vị trí và ảnh hưởng rất lớn. Nhà sư được coi là đại diện cho Đức Phật để truyền dạy và giáo hóa chúng sinh, các vị sư luôn là người thầy được tôn kính và tin tưởng. Người Khmer quan niệm rằng, thanh niên Khmer phải vào chùa tu một thời gian. Tu ở đây không phải để lánh đời mà là cơ hội học tập, rèn luyện để trở thành một người trưởng thành thật sự. Chính vì thế, hiện nay ngoài việc học đạo theo chương trình bắt buộc ở chùa, nhiều vị sư sãi ban ngày còn phải đến trường như các bạn cùng trang lứa. Họ nỗ lực tu và học để theo kịp sự phát triển của xã hội, đồng thời qua đó giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc. Tu là để trả hiếu cho ông bà, cha mẹ, theo cách hiểu của nhiều người, nhưng nếu chỉ hiểu như vậy thì chưa đủ. Tu còn là con đường hướng đến tri thức, học

tập, rèn luyện để trở thành một người Phật tử “thuần thành” và có ích cho xã hội sau này. Nói tóm lại, tu là để học làm người và giúp đời.

Thanh niên Khmer khi vào chùa tu sẽ được các sư sãi trong chùa khuyên dạy những điều hay lẽ phải, dạy học chữ, viết câu… đến khi hoàn tục trở về gia đình, hòa nhập vào cuộc sống đời thường có được một lượng kiến thức nhất định sẽ được vững vàng hơn trong cuộc sống.

Ngôi chùa của người Khmer, ngoài chức năng thực hiện các lễ thức tín ngưỡng, tôn giáo… chùa còn là nơi đào tạo giáo dục cho các phật tử và cả cộng đồng người Khmer đặc biệt đối với nam giới. Từ xa xưa, Đức Phật còn tái thế, Ngài đã truyền dạy các đệ tử rằng: “Mọi dục vọng, tội ác… đều có nguồn gốc sâu xa từ vô minh - từ ngu dốt vô học”, do đó mọi Phật tử xuất gia cũng như Phật tử tại gia phải luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục…. Vấn đề này được Phật giáo coi là chức năng quan trọng, các vị sư sãi phải nhận thức vị trí đặc biệt của mình với việcgiáo dục con người dù là Achar hay Maha đều có vai trò quan trọng chăm lo cho giáo dục con em Khmer và các tín đồ của cộng đồng. Do vậy, ở các chùa Phật giáo Nam tông đều có các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức văn hóa và dạy tiếng Pali cho đồng bào Khmer với sự đảm nhiệm của các sư tăng được hình thành trong lịch sử. Có thể nói, đời sống thường nhật của đồng bào Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer không thể tách rời và chùa là sợi dây vô hình tạo nên sự gắn kết ấy. Đối với người Khmer, các vị sư có vị trí và ảnh hưởng rất lớn. Nhà sư được coi là đại diện cho Đức Phật để truyền dạy và giáo hóa chúng sinh, các vị sư luôn là người thầy được tôn kính và tin tưởng. Người Khmer quan niệm rằng, thanh niên Khmer phải vào chùa tu một thời gian. Tu ở đây không phải để lánh đời mà là cơ hội học tập, rèn luyện để trở thành một người trưởng thành thật sự . Chính vì thế, hiện nay ngoài việc học đạo theo chương trình bắt buộc ở chùa, nhiều vị sư sãi ban ngày còn phải đến trường như các bạn cùng trang lứa. Họ nỗ lực tu và học để theo kịp sự phát triển của xã hội, đồng thời qua đó giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc. Tu là để trả hiếu cho ông bà, cha mẹ, theo cách hiểu của nhiều người, nhưng nếu chỉ hiểu như vậy thì chưa đủ. Tu còn là con đường hướng đến tri thức, học tập, rèn luyện để trở thành một người Phật tử “thuần thành” và có ích cho xã hội sau này. Nói tóm lại, tu là để học làm người và giúp đời. Thanh niên Khmer khi vào chùa tu sẽ được các sư sãi trong chùa khuyên dạy những điều hay lẽ phải, dạy học chữ, viết câu… đến khi hoàn tục trở

về gia đình, hòa nhập vào cuộc sống đời thường có được một lượng kiến thức nhất định sẽ được vững vàng hơn trong cuộc sống.

Ngôi chùa của người Khmer, ngoài chức năng thực hiện các lễ thức tín ngưỡng, tôn giáo… chùa còn là nơi đào tạo giáo dục cho các phật tử và cả cộng đồng người Khmer đặc biệt đối với nam giới. Từ xa xưa, Đức Phật còn tái thế, Ngài đã truyền dạy các đệ tử rằng: “Mọi dục vọng, tội ác… đều có nguồn gốc sâu xa từ vô minh - từ ngu dốt vô học”, do đó mọi Phật tử xuất gia cũng n hư Phật tử tại gia phải luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục…. Vấn đề này được Phật giáo coi là chức năng quan trọng, các vị sư sãi phải nhận thức vị trí đặc biệt của mình với việc giáo dục con người dù là Achar hay Maha đều có vai trò quan trọng chăm lo cho giáo dục con em Khmer và các tín đồ của cộng đồng. Do vậy, ở các chùa Phật giáo Nam tông đều có các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức văn hóa và dạy tiếng Pali cho đồng bào Khmer với sự đảm nhiệm của các sư tăng được hình thành trong lịch sử. Có thể nói, đời sống thường nhật của đồng bào Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer không thể tách rời và chùa là sợi dây vô hình tạo nên sự gắn kết ấy. Vì thế, đời sống của đồng bào không thể thiếu vai trò của các vị sư sãi, các vị sư đến chùa tu đều là con em của đồng bào Khmer, chùa là nơi tu hành của họ, nơi làm lễ của đồng bào và là nơi giáo dục đào tạo dạy chữ, dạy nghề cho con em của đồng bào dân tộc. Hiện nay ở Cà Mau có 4/7 chùa duy trì các lớp học do các sư tăng đảm nhiệm như: chùa Saray Mongkol (Rạch Giồng) ở Hồ Thị Kỷ, Thới Bình; chùa Saray Melchey (Cao Dân) xã Tân Lộc - Thới Bình; chùa Sarayvongsa Bopharam (Tam Hiệp) xã Trần Hợi - Trần Văn Thời và chùa Monivongsa Bopharam Phường 1, thành phố Cà Mau. Hầu hết con em đồng bào Khmer tỉnh Cà Mau đều được quan tâm và tạo điều kiện theo học ở các điểm trường chùa nêu trên. Đồng thời chùa cũng là nơi thờ cúng những người thân của đồng bào dân tộc Khmer sau khi mất. Vì thế, trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng Phum - Sóc của người Khmer đa phần đều gắn với tín ngưỡng và triết lý của đạo Phật. Phật giáo có vai trò quan trọng trong việc giáo dục hình thành nhân cách, đạo đức, dân trí cho đồng bào.

Triết lý mang tính nhân đạo trong quan niệm của đạo Phật đã tác động sâu sắc đến mọi thành viên trong gia đình, trong cộng đồng dân tộc, làm cho mọi người đều hướng thiện, làm lành, lánh dữ; làm cho tâm của họ trong sáng không bị vẩn đục bởi tiền tài vật chất cám dỗ.

Hiện nay, sự hội nhập giao lưu giữa các nước, tác động của nền kinh tế thị trường phần nào đã tạo điều kiện cho các yếu tố văn hóa hiện đại xâm nhập vào đời sống của đồng

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở VIỆT NAM (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w