Những giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở VIỆT NAM (Trang 51 - 58)

Phật giáo đến đời sống tinh thần ở Việt Nam

2.2.1. Mặt tích cực của triết học Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống tinh thần ở Việt Nam

2.2.2. Mặt tiêu cực của triết học Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống tinh thần ở Việt Nam

2.2.3. Giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần ở Việt Nam

Từ thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần của đồng bào Khmer tỉnh Cà Mau, tôi xin đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo Nam tông trong đời sống xã hội của người Khmer trên địa bàn tỉnh như sau:

2.2.1. Nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ và đồng bào người Khmer về mối quan hệ mật thiết giữa Phật giáo Nam tông với người Khmer

Phật giáo Nam tông và người Khmer đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng là một bộ phận không thể tách rời nhau. Điều này cũng có nghĩa là người Khmer không thể sống thiếu Phật giáo và ngược lại nếu không có tộc người Khmer thì Phật giáo Nam tông sẽ mờ nhạt. Trước hết, cần phải quán triệt trong cán bộ, đảng viên nhất là những người làm công tác dân tộc, tôn giáo nhận thức được mối quan hệ nêu trên. Từ đó, nâng cao nhận thức đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền về tầm quan trọng của việc phát huy các giá trị văn hóa tinh thần trong các phong tục, lễ hội của đồng bào Khmer tỉnh Cà Mau, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Bên cạnh đó, để phát hu y mặt tích cực, hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần của đồng bào Khmer đòi hỏi phải có sự kết hợp

giữa đội ngũ cán bộ Đảng, Nhà nước với người Khmer. Công tác dân tộc và công tác tôn giáo phải được thống nhất.

Thời gian qua, ở địa phương lực lượng cán bộ làm công tác tôn giáo còn yếu, nhận thức và xử lý các vấn đề tôn giáo còn nhiều hạn chế. Vì vậy đã tạo cho đồng bào Khmer tâm lý mặc cảm, ngại tiếp xúc, tạo nên khoảng cách giữa đồng bào và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước. Cần phải kịp thời khắc phục tình trạng này nhằm ngăn chặn âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch, hòng chia rẽ các dân tộc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Do đó, cần phải nâng cao trình độ nhận thức cho đồng bào trên các phương diện như: tiếp tục đẩy mạnh các loại hình giáo dục và đào tạo, thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Trẻ em và người lớn cần được phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; phát huy vai trò của lớp học trong các chùa nhằm nâng cao nhận thức cho con em Khmer; kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo phải được gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội... Có như vậy đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer mới được đảm bảo, giúp cho họ nhìn nhận đúng đắn về mặt tích cực cũng như tiêu cực của Phật giáo Nam tông. 2.2.2. Quan tâm đầu tư, giúp đỡ đồng bào phát triển kinh tế

Thời gian qua, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer tỉnh Cà Mau đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo, tạo điều kiện phát triển. Các chương trình quốc gia, các đề án của tỉnh được triển khai nhằm phát triển kinh tế -xã hội cho những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt, phương tiện đi lại khó khăn, nạn mù chữ và trật tự an ninh nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống đã được khắc phục. Đồng bào dân tộc Khmer ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào con đường mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Tỉnh ủy Cà Mau, hiện nay nền kinh tế của đồng bào chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, tư liệu sản xuất thô sơ, sản phẩm đơn điệu, năng xuất thấp. Phát triển ngành nghề và dịch vụ không đáng kể, một bộ khá lớn đồng bào không có việc làm thường xuyên và chưa ổn định, các chương trình khuyến nông, khuyến công, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chưa được áp dụng đồng bộ. Tình trạng thiếu đất và thiếu vốn cho sản xuất, cầm cố đất đai, đi vay nặng lãi chưa được khắc phục.

+ Xem xét, hỗ trợ giải quyết vấn đề đất ở và cấp đất sản xuất cho đồng bàoThời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm phát triển.

+ Đầu tư vốn và hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào, phát triển các ngành nghề truyền thống

Thời gian tới, cần phải tăng cường vận động, tạo điều kiện cho đồng bào Khmer phát triển các ngành nghề truyền thống và tham gia vào các ngành nghề hiện đại để nâng cao hiệu quả thu nhập kinh tế cho đồng bào góp phần khắc phục tình trạng lạc hậu và nghèo đói. Chính quyền địa phương phải làm tốt công tác khuyến nông cho đồng bào dân tộc, kết hợp với sư sãi và nhà chùa hướng dẫn đồng bào ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất. Củng cố, khôi phục các ngành nghề truyền thống như: đan lát, dệt chiếu,... của đồng bào Khmer, kết hợp việc đưa các công nghệ hiện đại vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. Để khôi phục và phát huy các ngành nghề truyền thống, phát huy sức mạnh về lao động tay nghề nhằm tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm và nâng cao mức sống kinh tế cho đồng bào Khmer Cà Mau, trong thời gian tới, cần phải tiếp tục quán triệt thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất. Có thể áp dụng các biện pháp thông qua ngân hàng chính sách xã hội và các quỹ tín dụng, hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm, quảng bá các sản phẩm của đồng bào cho khách du lịch đến mũi Cà Mau vừa tạo được thu nhập vừa tạo điều kiện bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống của dân tộc.

+ Hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho những người có nhu cầu làm việc, ổn định cuộc sống

Giáo dục đào tạo nghề là một biện pháp quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển. Mục tiêu lớn nhất ở đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng là tạo mặt bằng dân trí, tạo nguồn nhân lực. Đào tạo nghề là một hình thức tạo ra nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì thế, việc hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho những người có nhu cầu làm việc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, hạn chế tệ nạn xã hội.

Theo đó, cần tập trung đầu tư, cải tạo nâng cấp các trường công nhân kỹ thuật, dạy nghề trong tỉnh, xây dựng mới một số trường đáp ứng nhu cầu phát triển trong tỉnh Cà

Mau như: trường trung cấp xây dựng, chú ý đào tạo các khoa nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản các ngành công nghiệp, dịch vụ theo đặc thù của địa phương... để thu hút người lao động, đặc biệt tập trung cho đồng bào Khmer; phải có chính sách ưu tiên đối với các con em đồng bào dân tộc, bảo đảm việc học nghề phù hợp nhu cầu sử dụng lao động của xã hội và khi ra trường có được việc làm.

Thực hiện các chính sách của Trung ương, thời gian qua tỉnh đã triển khai đào tạo nghề đồng thời tạo việc làm cho đồng bào Khmer bước đầu được ổn định. Với kết quả đó, thời gian tới cần phải phát huy hơn nữa trong việc đào tạo nghề, kết hợp với các trung tâm dạy nghề thường xuyên mở các lớp dạy nghề, đồng thời giới thiệu việc làm cho người Khmer để sau khi đào tạo họ có việc làm ổn định, đảm bảo cuộc sống cho đồng bào.

2.2.3. Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tích cực của đồng bào

Khmer, đồng thời cải thiện một số mặt chưa làm được trong công tác văn hóa- xã hộiVới tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa là một nhu cầu không thể thiếu trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, nó có vai trò to lớn đối với việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế. Vì thế, muốn giữ vững nền chính trị và phát triển kinh tế một cách bền vững, thiết nghĩ không thể không sử dụng văn hóa như là giải pháp, phải coi văn hóa “vừa là mục tiêu, vừa là động lực” cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện chính sách văn hóa phải làm sao cho văn hóa trở thành một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đồng bào, làm sao cho đồng bào nhận thức được những giá trị tích cực và hưởng thụ những giá trị văn hóa đó mang lại. Đặc biệt, phát huy vai trò của yếu tố văn hóa Phật giáo tác động trong các phong tục, lễ hội truyền thống của đồng bào. Đứng ở góc độ văn hóa và những vấn đề đặt ra từ sự ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với phong tục, lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer tỉnh Cà Mau, cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:

+ Thứ nhất: Nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ tri thức người Khmer.Dân trí là yếu tố, là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của tộc người Khmer nói chung, đối với việc khôi phục và phát huy tốt giá trị văn hóa từ các phong tục, lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer nói riêng. Nâng cao trình độ dân trí có ảnh hưởng đến việc nâng cao nhận thức, thái độ tiếp nhận các giá trị văn hóa Phật giáo Nam tông, văn hóa truyền thống của tộc người Khmer, văn hóa ngoại nhập, ý thức về

cội nguồn dân tộc và củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết cho cộng đồng dân tộc. Thực tiễn cho thấy, sự tụt hậu trong nhận thức ở đồng bào Khmer Cà Mau đã dẫn đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ dân trí thấp sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách dân tộc. Giải quyết vấn đề này, trước hết, cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục đi đôi với tích cực vận động và tạo điều kiện cho con em đồng bào Khmer trong độ tuổi đến trường, thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, đầu tư xây dựng các trường phổ thông dân tộc nội trú đảm bảo cho việc tạo nguồn nhân lực nói chung, cán bộ dân tộc người Khmer nói riêng; làm tốt quy chế tuyển sinh, chính sách cử tuyển học sinh, sinh viên; thực hiện đầy đủ các quy định của chính phủ về học bổng, học phí của học sinh, sinh viên dân tộc.

Hiện nay, tình trạng mù chữ trong đồng bào dân tộc khá nhiều, phần lớn là những người lớn tuổi. Số người mù chữ (dân tộc và phổ thông) là những đối tượng lao động chính trong gia đình, việc vận động những người này vào lớp học là một việc làm khó khăn. Vì thế, cần phải đa dạng hóa các loại hình giáo dục và đào tạo như: đào tạo loại hình công lập, đồng thời phát triển các loại hình giáo dục và đào tạo ngoài công lập ở các bậc học. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Trẻ em và người lớn tuổi cần được phổ cập giáo dục với nhiều hình thức phong phú, có thể mở các lớp học ban đêm, cùng với việc hỗ trợ như sách, tập, bút... kết hợp công tác vận động thường xuyên của các tổ chức đoàn thể. Phải huy động mọi lực lượng xã hội, đặc biệt là vai trò của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các ngôi chùa tham gia giáo dục và đào tạo ở từng địa bàn dân cư, Phum - Sóc. Cần có sự quan tâm đến công việc dạy học trong chùa, sử dụng những thanh niên đã từng tu học và các sư sãi để đảm nhiệm việc dạy học chữ Khmer và giáo lý cho đồng bào.

Hiện nay, trường chùa đang góp phần quan trọng cùng với ngành giáo dục nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực. Phát huy sức mạnh trong việc giảng dạy ở chùa nhằm tạo điều kiện phổ cập và xóa mù chữ cho con em đồng bào Khmer. Cần phải quan tâm đầu tư cho việc dạy và học tại các trường chùa về chương trình học, tài liệu và cơ sở vật chất... nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngày càng tốt hơn.

Đối với các giáo viên dạy các trường dân tộc nội trú, các trường vùng sâu, vùng xa, ngoài đào tạo về chuyên môn, đạo đức nên trang bị thêm cho họ những quan điểm về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, các kiến thức về dân tộc học, đặc biệt, chú

trọng đến các giá trị văn hóa trong phong tục tập quán của đồng bào Khmer. Thời gian tới, sớm mở trường đào tạo giáo viên dạy tiếng Khmer ngữ, các trường dạy nghề cho các con em đồng bào dân tộc Khmer, chú trọng những nghề phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế tỉnh nhà như: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản....

+ Thứ hai, chúng ta cần phải bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, xây dựng nâng cấp cải tạo các thiết chế văn hóa, công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật, phát huy yếu tố tích cực của Phật giáo Nam tông đối với phong tục, lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer, triển khai tích cực cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới. Đồng thời, qua đó góp phần giải quyết các vấn đề về đời sống tinh thần, vật chất cho đồng bào Khmer trong giai đoạn hiện nay. Trước hết cần phải thực hiện các nội dung bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa sau:

Một là, bảo tồn tiếng nói và chữ viết Tiếng nói và chữ viết là những sắc thái văn hóa đặc trưng thể hiện cái riêng ở một tộc người. Thông qua tiếng nói, chữ viết ý nghĩa sắc thái văn hóa của tộc người được thể hiện và phát triển rộng rãi. Vì thế, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa Khmer tỉnh Cà Mau cần phải chú ý đến việc dạy và học chữ Khmer. Đây là vấn đề quan trọng cần được giải quyết trong giai đoạn hiện nay, vì một bộ phận đồng bào Khmer ở Cà Mau có dấu hiệu mai một về tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Cho nên, việc dạy và học chữ Khmer là một nhu cầu cấp bách.

Triển khai thực hiện quyết định của Chính phủ về giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long, trước hết tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường dân tộc nội trú và các điểm trường trong chùa. Để triển khai thực hiện tốt Quyết định của Chính phủ về giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long, trước hết tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học ở các Trường Dân tộc nội trú và các điểm trường trong chùa. Thời gian qua, lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở tỉnh Cà Mau đã được quan tâm, mạng lưới trường học được đầu tư xây dựng trên khắp địa bàn. Các trường học được đầu tư trang thiết bị đảm bảo các điều kiện cho giảng dạy và học tập, đội ngũ giáo viên được đào tạo và đạt chuẩn. Chú trọng việc giảng dạy và học tập tiếng Khmer trong nhà trường, ngành giáo dục và đào tạo cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở VIỆT NAM (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w