Ảnh hưởng của Phật giáo đến các loại hình hình nghệ thuật và kiến trúc

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở VIỆT NAM (Trang 46 - 51)

Ảnh hưởng đến Văn học:

Đã từ lâu, người Khmer trong đó có người Khmer Trà Vinh đã biết ghi chép những sáng tác dân gian cũng như các tư liệu văn hóa – tôn giáo mà đến nay vẫn còn tồn tại trên một số bia đá, trên lá buông (gọi là Satra), trên giấy xếp (gọi là Kơrăng). Bên cạnh đó, sự phong phú trong đời sống sinh hoạt văn hóa tôn giáo cũng là mảnh đất màu mỡ ươm mầm và nuôi dưỡng văn học dân gian Khmer phát triển. Trong chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc Khmer, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những trào lưu văn hóa – tôn giáo Ấn Độ, trước hết là Bàlamôn giáo và sau đó là Phật giáo. Bên cạnh ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, còn ảnh hưởng đến văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là mảng văn

học Khmer. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết đến cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười phát triển trong quá trình lâu dài tạo nên bản sắc thẩm mĩ riêng, chứa đựng một nội dung lịch sử - xã hội sâu sắc của dân tộc Khmer. Thế mạnh của văn học Khmer là thể loại văn xuôi, trong đó có truyện cổ tích. Truyện cổ tích thường mang màu sắc Phật giáo, nội dung thường là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Thân phận con người trong mọi hoàn cảnh được khắc họa rất sinh động như: Chàng khố chuối, Chàng cá cóc, Chàng cứt ngựa…hay những câu chuyện sự tích gắn liền với các lễ hội, phong tục của người Khmer như: Sự tích lễ ChôlChnamthmây, Sự tích ao Bà Om…Nói chung, văn học Khmer chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Phật giáo, tuy thường biểu đạt cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa con người với lực lượng thần kì quái dị nhưng cũng tập trung biểu lộ rõ nét hiện thực xã hội, những tình cảm lành mạnh và đạo đức của những người lao động nghèo khổ. Đây là thế giới quan tôn giáo, quan niệm về cuộc sống là bể khổ và thuyết lí về luân hồi, nghiệp báo của Phật giáo.

 Ảnh hưởng của Phật giáo đến nghệ thuật múa, sân khấu

Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc trong loại hình nghệ thuật sân khấu của đồng bào dân tộc Khmer như: Các điệu múa (Rôbăm), các loại hình nghệ thuật sân khấu như: Dù kê, a- dai. Hai loại hình sân khấu này ra đời và phát triển khá sớm ở vùng đất này đặc biệt là ở vùng đất Trà Vinh (Đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh). Có thể nhận ra nét đặc trưng của loại hình sân khấu này đó là nhân vật được xây dựng theo hai hạng người trong xã hội chính diện và phản diện. Hay nói cách khác hơn do ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Phật giáo nên hình ảnh nhân vật được hư cấu là hiện thân của hiện và ác. Chủ đề của những vở ca kịch Dù kê chủ yếu xoay quanh những triết lý của đạo Phật: “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Những hình ảnh của vua chúa, hoàng tử, công chúa thường có mặt trong các vở Dù kê và thường được ca ngợi là thông minh, sáng suốt. Đặc biệt, trong các vở Dù kê thường xuất hiện nhân vật ông tiên, Bụt…mà người Khmer gọi là Tê – vê – đa, tà ì-sây. Đây là nhân vật đại diện cho Phật thường xuất hiện những lúc con người gặp khó khăn để an ủi, hướng dẫn họ tìm ra lối thoát, hay trừng trị kẻ ác. Bố cục của Dù kê cũng giống như cải lương, từ cảnh này đến cảnh khác đều sử dụng tấm màn để kéo lại. Các diễn viên diễn xuất trên sân khấu Dù kê một mặt phải có trình độ thể hiện tâm lý nhân vật một cách hiện thực; mặt khác phải có khả năng thể hiện tâm lý đó bằng các điệu nhạc, đúng giọng và hòa cùng những động tác cách điệu. Ngoài ra, nghệ thuật Rôbăm đã gắn liền với sinh hoạt tôn giáo, tuồng Rôbăm đưa

người xem vào một thế giới khác lạ trong không khí huyền hoặc hư ảo của tín điều tôn giáo. Diễn Rôbăm có thể được coi là giao lưu với thần linh. Cho nên để bước vào thế giới linh thiêng của nó, người diễn cũng phải có phẩm hạnh trong sạch, xứng đáng trước cộng đồng của mình. Nhân vật Rôbăm thường bị đặt trong những tình huống hết sức căng thẳng, gây cấn; tuy nhiên mâu thuẫn giữa hai phe thiện-ác là trung tâm đối tượng phản ánh. Đặc biệt hình tượng chằn trong các vở diễn luôn được dàn dựng công phu, múa chằn gắn liền với chủ đề thiện-ác, diễn tả cuộc chiến quyết liệt giữa lực lượng chính nghĩa và phi nghĩa là một điểm sáng của nghệ thuật Rôbăm. Có thể nói những yếu tố tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần mở rộng không gian sân khấu bằng các chiều tiếp nhận mới, trong đó có con đường xuyên qua tâm linh con người. Nhìn chung, sân khấu Khmer trong nội dung truyền tải của mình luôn đề cao tính hướng thiện, thể hiện một tinh thần nhân văn cao cả. Thông qua nội dung với sức cảm hóa của hệ thống hình tượng nghệ thuật, nó đã góp phần dung dưỡng tính thiện ở con người. Đây là một đặc điểm nổi bật tạo nên giá trị tư tưởng của nền sân khấu Khmer

Nói đến ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần của đồng bào Khmer chúng ta không quên nhắc đến kiến trúc và nghệ thuật. Do ảnh hưởng của ba dòng văn hóa, tín ngưỡng (văn hóa dân gian, Bà la môn giáo, Phật giáo) nên kiến trúc chùa Khmer ở Nam Bộ nói chung và Cà Mau nói riêng là những công trình kiến trúc độc đáo. Có thể thấy, ngôi chùa là nơi tập trung các thể thức nghệ thuật tạo hình, hài hòa giữa kiến trúc và điêu khắc từ hình thức trang trí bên trong đến bày biện bên ngoài. Nhiều ngôi chùa Khmer ở Cà Mau được trùng tu, xây dựng lại nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ.

Phần lớn các cổng chùa được xây dựng theo hình thức ngọn tháp. Tùy theo giai đoạn, nhu cầu của Phật tử, có chùa xây một, ba hoặc năm ngọn. Hai bên cổng thường có hai vị thần bảo hộ, tượng sư tử hoặc đầu thần rắn Naga uốn lượn trên tường rào, đầu ngẩng lên trời với ý nghĩa nhằm bào vệ báu vật bên trong chùa. Cổng chùa có ba ngôi tháp tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng (Tam Bảo), tháp giữa thường cách điệu rất chi tiết, màu sắc sặc sỡ, tượng trưng cho Đức Phật.

Chánh điện và cổng chùa người Khmer Cà Mau luôn quay mặt về phía Đông, do ảnh hưởng quan niệm Phật pháp – Phật ngự mình ở phía Tây, nhìn về phía Đông để ban phúc cho chúng sinh. Đa số chùa được xây dựng theo một hình thức, quy cách nhất định: chánh điện xây dàn dọc theo hướng Đông – Tây tạo thành một chính thể trung

tâm của ngôi chùa. Chiều dài ngôi chùa gấp hai lần khoảng rộng, chiều cao tương ứng với chiều dài. Ngôi chính diện có bốn cửa chính theo hai hướng Đông – Tây, với bảy – chín cửa sổ theo hướng Nam – Bắc, xung quanh tứ phương là một dãy hành lang rộng, thoáng. Kết cấu chính diện ở chùa thường sử dụng bằng các loại gỗ quý và gạch ngói, đá tảng nhỏ. Hai hàng cột cái to, cao hai bên làm bệ đỡ giữa hai thân, góc. Tất cả sức nặng của ngôi chùa dồn về hàng cột và áp vào các đầu cột được đặt trên xà ngang nối giữa hai cột cái, tạo thành bộ máy ở giữa chánh điện. Từ các cột cái, kèo và xà vách nối liền với tường xây bao quanh tạo lớp mái thứ hai và thứ ba thông ra hiên. Bên trong Chính điện là một bàn thờ Phật với một tượng Phật to lớn đặt cao hơn hết. Bên dưới là tượng Phật trong nhiều tư thế khác nhau, các thời kỳ hóa thân của Phật. Bàn thờ Phật được trang trí với nhiều hoa văn, điêu khắc phong phú. Trên vách, trên trần và các cột chùa được trang trí bằng nhiều màu sắc, bằng các phù điêu bích họa. Đặc biệt là các bích họa kể lại cuộc đời của đức Phật và chuyện Riêm – kê, tức trường ca Ra- ma-za-ma. Sala là nhà hội của sư sãi và các tín đồ Phật giáo Khmer. Trong gian sala có bàn thờ Phật và các ghế, sàn là nơi các tín đồ bàn bạc, chuẩn bị trước khi lên Chính điện hành lễ. Trên vách cà trần sala được trang trí các họa tiết, bích họa.

Chùa có khu vực hỏa thiêu với một nhà thiêu kiến tríc đơn giản, nằm xa trung tâm chùa. Tháp để cốt được xây dựng trong khuôn viên chùa, quanh chính điện. Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục dành cho người Khmer sống quanh vùng. Trong khuôn viên chùa có trường dạy chữ Khmer…, là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa, các vốn văn hóa truyền thống. Đối với đồng bào Khmer tính cộng đồng rất cao, ngôi chùa là nơi thiêng liêng nhưng cũng rất gần gũi.

Khi nhắc đến nghệ thuật của đồng bào Khmer nói chung và đồng bào Khmer Cà Mau nói riêng chúng ta không quên nói đến đó là nghệ thuật sân khấu Rôbăm và Dù Kê. Rôbăm là nghệ thuật truyền thống, đặc sắc và tiêu biểu nhất của người Khmer, được du nhập vào Đồng bào sông Cửu Long từ thế kỷ XIV. Qua điệu Rôbăm chúng ta sẽ thấy rõ ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông trong nội dung các vở diễn. Ở sân khấu Rôbăm, với nghệ thuật tổng hợp: múa, hát, kịch nói, kịch câm, âm nhạc…Với vai trò chủ đạo trong hệ thống các yếu tố cấu thành đã góp phần khẳng định tính chất tôn giáo trang nghiêm ngay ở các đầu đề các tuồng hát. Trong nội dung các vở diển Rôbăm đều có sự tham gia của thần linh, và đa số các nội dung các tuồng đều cấu trúc theo hai

tuyến nhân vật tiêu biểu cho hai loại người trong xã hội: thiện và ác, chính và tà. Nhân vật chính thường trải qua những thăng trầm, nhưng kết thúc có hậu, phần thắng nhất định về cái tốt, cái thiện và qua đó nổi lên vai trò của nhân vật anh hùng. Một điều đặc biệt nữa, ở sân khấu Rôbăm chúng ta còn tìm thấy bong dáng của cái “thiêng” vốn đã tiềm ẩn trong tâm thức của người Khmer Nam Bộ. Thông qua nghệ thuật vũ đạo và diễn kịch, con người muốn cùng với thần linh tìm kiếm sự cộng cảm để hướng thiện [9, tr 91].(LV Cà Mau)

Nghệ thuật Dù kê của người Khmer còn có tên khác gọi là Lo Khôn Ba sắc, nghĩa là kịch hát của người Khmer ở vùng sông Bassắc (sông Hậu). Loại hình sân khấu ca kịch Dù kê của đồng bào Khmer có cốt truyện được xây dựng trên nền nhạc ca hát, đối thoại và các hình thái diễn xuất dân gian.

Tương tự như Rô băm, tuồng tích biểu diễn của Dù kê thường được khai thác từ cốt chuyện dân gian Khmer qua cổ tích, thần thoại... như các vở: "Riêm kê", "Roth ta na Vong"... sau này, vở diễn Dù kê còn sử dụng cả tuồng tích của người Hoa như: "Tiết Nhơn Quý", "Tam Tạng thỉnh kinh", "Tiết Đinh San - Phàn Lê Huê", "Đắc Kỷ - Trụ Vương"... Bên cạnh đó, Dù kê còn diễn chung một số vở diễn với sân khấu cải lương như: "Tấm Cám", "Phạm Công - Cúc Hoa", "Thạch Sanh - Lý Thông".

Về nội dung, tuồng tích thường được phân chia thành hai tuyến rõ rệt, tiêu biểu cho hai loại người trong xã hội là chính diện và phản diện. Đại diện cho hai phái "Thiện" và "Ác" theo quan niệm phật giáo trong xã hội người Khmer. Có thể nói, đó là tư tưởng chủ đạo trong văn hóa nghệ thuật truyền thống của người Khmer nói chung và sân khấu Dù kê nói riêng. Tuy nhiên, trong quan hệ giữa các nhân vật và cách giải quyết mâu thuẫn kịch ở Dù kê thì ít thần bí hơn so với sân khấu Rô băm, gần gũi với tự nhiên và con người hơn.

Nhìn chung cả hai loại hình trên đều chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của Phật giáo Nam tông thông qua các vở diễn, nó là nơi truyền tải những triết lý tôn giáo, tín ngưỡng cho đông đảo quần chúng. Đây chính là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đồng bào Khmer tại Cà Mau. Bên cạnh đó, trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình mỗi tuần đều có chương trình tiếng Khmer và các chương trình văn nghệ tiếng Khmer.

Các loại hình nghệ thuật khác như các tác phẩm văn học dân gian, các làn điệu dân ca, các bài ca nghi lễ hay hát ngâm… đều không được phổ biến như các loại hình sân khấu vì lí do một số bị thất truyền và không có điều kiện phát triển, mặc dù đa phần các hoạt động văn hóa, văn nghệ của đồng bào diễn ra ở chùa. Vì thế đây cũng là một hạn chế trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở VIỆT NAM (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w