Một số đặc điểm chung và tiềm năngphát triểndu lịch của tỉnhPhú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập. (Trang 67 - 75)

a).Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Tây, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thủy hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Năm 2018, Phú Thọ là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 21 về số dân, xếpthứ 35 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 46 về GRDP bình quân đầu người,

đứng thứ 23 về tốc độ tăng trưởng GRDP. GRDP đạt 57.353 tỉ đồng(tương ứng với 2,4 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38,5 triệu đồng (tương ứng với 1.672 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,9% (theo Báo cáo KTXH Phú thọ 2018). Theo điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 2019, Phú Thọ có 1.463.726 người, nam giới có 726.909 người, nữ giới có 736.817 người, với mật độ dân số 373 người/km². Với số dân này Phú Thọ đứng thứ 21 (sau tỉnh Bình Định và trước tỉnh Bắc Ninh) trong 63 tỉnh, thành cả nước. Tổng số hộ gia đình là 402.618 hộ, với trung bình là 3,6 người/ hộ (cả nước trung bình là 3,5 người/ hộ). Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, vùng núi 81,9% và tại thành thị 18,1%, đây là tỉ lệ thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước. Tỉ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn từ 2009-2019 là 1,06%(thấp hơn trung bình cả nước là 1,14%). Dân tộc Kinh là thành phần có tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu các thành phần dân tộc ở Phú Thọ. Theo điều tra dân số ngày 1/4/2019, thì cộng đồng người Kinh có 1.214.162 người (chiếm 83%), ngoài ra còn có cộng đồng người Mường, Dao, Sán Chay có số dân tương đối đông đảo. Tính đến ngày

1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 175.114 người, nhiều nhất là

Công giáo có 130.193 người, tiếp theo là Phật giáo có 44.790 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 92 người, Hồi giáo 67có 31 người, đạo Cao Đài có ba người, Phật

giáo Hòa Hảo có hai người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Baha'i giáo và Bà La Môn mỗi tôn giáo chỉ có một người (Niên giám thông kê, 2019)

b).Tài nguyên du lịch

Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng để phát triển du lịch với những sản phẩm độc đáo, đặc sắc và đem lại giá trị gia tăng cao.

* Các tài nguyên du lịch tự nhiên

Phú Thọ là địa phương thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước bởi đây là vùng Đất Tổ cội nguồn, là trung tâm văn hoá rực r từ lâu đời của dân tộc Việt. Hơn nữa, Phú Thọ có các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là địa hình và tự nhiên đa dạng đã tạo cho tỉnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, phong phú và hấp dẫn. Bên cạnh đó Phú Thọ có thể khai thác để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dư ng chữa bệnh, sinh thái… Có thể kể đến một số điểm tài nguyên tiêu biểu sau:

Đầm Ao Châu: Được ví là một Hạ Long ở trên đất Phú Thọ. Đây là một điểm du lịch

tiềm năng, hấp dẫn và có nhiều triển vọng của Phú Thọ. Đầm Ao Châu có những điều kiện thuận lợi để phát triển khu du lịch sinh thái với các loại hình du lịch như nghỉ dư ng, bơi thuyền, câu cá, hay leo núi, săn bắn… có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

Vườn quốc gia Xuân Sơn: Có tổng diện tích 15.048 ha rừng nhiệt đới tự nhiên nằm ở

độ cao 1.000 - 1.400m. Vườn quốc gia Xuân Sơn nổi tiếng với vẻ đ p hoang sơ tự nhiên, có hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Khi tới đây du lịch có thể tận mắt chiêm ngư ng khu rừng chò trỉ đ p nhất miền bắc cùng một số loài thực vật số lượng lớn như cây rau sắng, dẻ, mộc lan… Vườn Quốc gia Xuân Sơn có tiềm năngphát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dư ng với các hoạt động du lịch như tham quan, leo núi, thám hiểm hang động, tìm hiểu văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số…

Khu du lịch khoáng nóng Thanh Thủy: Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy

là một trong những khu du lịch có nguồn suối khoáng nóng tự nhiên. Tính năng, tác dụng của khu vực nước khoáng này cùng với vị trí mỏ nằm ven sông Đà, tiếp giáp với Hà Nội, gần sát với khu di tích đá Chông cho phép có thể phát triển ở đây các loại hình du lịch nghỉ dư ng, chữa bệnh gắn với tham quan, nghiên cứu lịch sử…

Ao Giời - Suối Tiên (huyện Hạ Hòa): Suối bắt nguồn từ núi Nả, một ngọn núi cao

nhất của huyện Hạ Hòa và có nhiều thác. Có những thác độ cao đến 20m tạo nên những cảnh quan rất hấp dẫn, có thác đổ xuống những vực nước sâu trong xanh, có thác lại đổ xuống những bãi cuội ngũ sắc lấp lánh tạo nên những vẻ đ p k ảo cho nơi đây. Có độ cao 1.000 - 1.200 m so với mặt biển, còn tồn tại nhiều động thực vật quý hiếm, sinh cảnh đ p.

Hang Lạng: Là hang lớn và dài nhất trong số hang động thạch nhũ ở Xuân Sơn,

Thanh Sơn, Phú Thọ. Ðến với vùng Xuân Sơn, du khách không thể không đến hang Lạng, một k tích thiên nhiên làm say đắm bao lòng người. Hang Lạng ăn sâu trong lòng núi Ten, có cửa vào hang nhìn thẳng ra cánh đồng Mường Lạng.

Núi Thắm: Núi Thắm hay còn gọi là núi Đầu Rồng, có độ dài khoảng 4km chạy dọc

lên khu du lịch Thanh Ba. Xung quanh núi Thắm là hàng trăm ngọn đồi thoai thoải nằm gần kề nhau, nhấp nhô như hình bát úp. Núi Thắm hiện vừa là một thắng cảnh đ p, vừa là một trung tâm kinh tế của vùng trung du Phú Thọ.

* Các tài nguyên du lịch nhân văn

Phú Thọ là vùng đất Tổ với lịch sử lâu đời nên Phú Thọ chứa đựng nhiều di tích lịch sử, văn hoá, di chỉ khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật. Qua các cuộc tìm kiếm, khai quật khảo cổ cho thấy Phú Thọ có rất nhiều hiện vật đồ đá, đồ đồng minh chứng cho thời k các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, trong đó có các di chỉ nổi tiếng như Gò Mun, Sơn Vi, Làng Cả, Phùng Nguyên, Đồng Đậu… Theo thống kê của UBND tỉnh Phú Thọ có tổng số 1.372 di tích, trong đó có 305 di tích đã đượcxếp hạng (1 di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích quốc gia, 231 di tích cấp tỉnh). Trong đó một số di tích có giá trị và ý nghĩa văn hoá, du lịch cao như:

Khu di tích lịch sử Đền Hùng: Là điểm du lịch nổi tiếng nhất Phú Thọ tọa lạc tại xã

Hy Cương, thành phố Việt Trì là nơi thờ cúng các Vua Hùng, thờ cúng Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ. Đền được xây dựng vào thế kỷ 15, và tương truyền đây là nơi mà người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Đền Hùng là một quần thể kiến trúc bao gồm đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng và lăng vua Hùng. Đến với đền Hùng, du khách không chỉ được xem kiến trúc, thiết kế, nghệ thuật điêu khắc, mà còn cảm nhận được vẻ đ p của công trình hoành tráng ẩn mình dưới những cây cổ thụ to lớn… Khu di tích Đền Hùng đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt cấp quốc gia. Đây là khu du lịch tâm linh đặc biệt trong hành trình về cội nguồn của người dân Việt Nam, là trung tâm thực hành tín ngư ng thờ cúng HùngVương ở Phú Thọ. Đền Hùng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đền Quốc mẫu Âu Cơ: Nằm trong khu di tích đền Hùng, mang nét thanh bình của

một ngôi đền ẩn dưới một gốc đa cổ thụ, bên tả có giếng Loan, bên hữu lại có giếng Phượng, phía trước có núi Giác, còn sau lưng có sông Hồng uốn khúc. Đền được thiết kế dựa trên nền kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn tinh hoa văn hóa của thời k Đông Sơn.

Đền Lăng Sương: Tọa lạc tại xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thuỷ, là nơi thờ Đức

Tản Viên Sơn Thánh. Đền được xây dựng quy mô từ thời Tiền Lê trên nền ngôi đền cổ có 69

từ thời Thục An Dương Vương và đến nay đã qua một số lần trùng tu, sửa chữa, nhưng các hiện vật khẳng định niên đại được xây dựng và các bản ngọc phả, sắc phong của một số triều đại phong kiến Việt Nam vẫn còn được lưu giữ. Đặc biệt trong Đền còn lưu giữ được hòn đá cổ (đá qu ) có dấu chân tương truyền là của Đức Thánh Mẫu để lại khi sinh Tản Viên Sơn Thánh. Cùng với các di tích Đền Hùng và Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Lăng Sương là một điểm đến quan trọng trong hành trình du lịch về nguồn của du khách.

Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Hùng: Được xây dựng vào

năm 2001, tại Ngã năm Đền Giếng, dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, với công trình chính là bức phù điêu có hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên phong. Công trình có quy mô lớn ở vị trí trang trọng trong quần thể di tích lịch sử Đền Hùng.

Khu di tích khảo cổ Làng Cả: Khu di tích thuộc địa phận thành phố Việt Trì. Trong

khu vực khảo cổ còn giữ lại những dấu tích nổi bật về cố đô Văn Lang xưa, góp phần minh chứng cho thời k dựng nước và sự tồn tại của một kinh đô của nhà nước sơ khai thời Hùng Vương.

Ngoài ra tỉnh Phú Thọ còn có rất nhiều chùa, đình, miếu mang nghệ thuật kiến trúc cổ từ những niên đại xa xưa của Việt Nam.

Các lễ hội truyền thống: Phú Thọ là vùng đất cổ gắn với truyền thuyết và lịch sử

hình thành Nhà nước đầu tiên của dân tộc, ngoài những lễ hội có tính chất chung của cả nước, của vùng Bắc Bộ, Phú Thọ còn có khá nhiều lễ hội truyền thống rất cổ, mang nét đặc sắc riêng. Phú Thọ hiện có 260 lễ hội, trong đó có 228 lễ hội truyền thống, 32 lễ hội lịch sử - cách mạng; có 92 lễ hội được bảo lưu hoàn chỉnh, 30 lễ hội xếp loại A, 1 lễ hội cấp quốc gia. Có thể kể đến một số lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, Lễ hội rước voi Đình Đào Xá, Lễ hội Phết Hiền Quan; bơi chải Bạch Hạc; hát Xoan Kim Đức - An Thái, Trò Trám Tứ Xã...

Làng nghề truyền thống: Ở Phú Thọ còn tồn tại và duy trì khá nhiều làng nghề cổ.

Nét riêng có của các làng nghề ở Phú Thọ là sự lâu đời về lịch sử hình thành; đồng thời là sự độc đáo về chủng loại sản phẩm mang tính truyền thống và do nhiều làng vẫn giữ cách thức sản xuất sản phẩm nghề theo lối cổ truyền, ít bị pha tạp. Có những làng nghề mà sản phẩm của làng gắn với các truyền thuyết, những tích truyện xa xưa, từ thời Hùng Vương dựng nước như làng nghề bánh dày Mộ Chu Hạ

- Bạch Hạc; làng nghề mì miến Hùng Lô; làng nghề trồng dâu nuôi tằm Lâu Thượng; làng nghề trồng nếp thơm tiến vua Hương Trầm; làng trồng trầu không Dữu Lâu; làng nghề gói bánh chưng Minh Nông… Các làng nghề ở Phú Thọ nếu được khai thác, phát huy tốt có

thể trở thành những điểm nhấn quan trọng trong các chương trình du lịch văn hoá, hành hương về cội nguồn dân tộc.

Các trò chơi, văn nghệ diễn xướng dân gian: Hầu hết các trò chơi dân gian đềugắn

với các di tích và huyền thoại từ thời k Hùng Vương như Bơi Chải ở Tam Giang, Bạch Hạc; Đu tiên ở Minh Nông; Kéo co ở Dữu Lâu; Chọi trâu ở Phù Ninh; Đánh phết ở Sơn Vi, Hiền Quan; Vật đuổi giải ở Cao Xá…

Văn nghệ, diễn xướng dân gian khá phong phú và đa dạng, với một số thể loại tiêu biểu cả cổ xưa và đương đại như: Hát Xoan, hát Gh o, hát Nhà tơ, hát Trống quân; hát Xường, hát Rang, hát Ví (dân tộc Mường); hát Ru, múa Sinh Tiền, múa Xuân Ngưu, múa M i, đâm Đuống, múa Chuông, múa Rùa (dân tộc Dao); truyện cười Văn Lang; thơ Bút Tre...

Ẩm thực, đặc sản: Phong tục và truyền thống ẩm thực, các món ăn ở Phú Thọ tương

đối phong phú và đặc sắc, đã đi vào truyền thuyết, vào các câu chuyện dân gian như: Bánh chưng, bánh dày Bạch Hạc, Thậm Thình; bánh út, bánh nẳng Thanh Đình; xôi cọ Phù Ninh; xôi nếp gà gáy Yên Lập; xôi ngũ sắc, rêu đá Tân Sơn; thịt chua Thanh Sơn… Một số sản vật nổi tiếng và riêng có là hồng Hạc tiến vua, bưởi Đoan Hùng, cá Anh Vũ, cá Lăng, quýt Thượng…

c).Các yếu tố phát triển du lịch - Hạ tầng giao thông

Hạ tầng giao thông tỉnh Phú Thọ gồm 3 loại hình đường giao thông: Đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Mạng lưới giao thông đường bộ gồm các tuyến đường Cao tốc, Quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường huyện, xã; tổng chiều dài hơn 12.648 km, trong đó có 1 tuyến đường cao tốc, 5 tuyến đường Quốc lộ, 39 tuyến đường tỉnh, trên 11.000 km đường huyện, xã và đường giao thông nông thôn. Các tuyến đường Quốc lộ đều mang tính huyết mạch, kết nối các trọng điểm kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỷ lệ nhựa hóa các tuyến đường tỉnh đạt trên 94%. Các tuyến đường huyện lỵ, giao thông liên xã có tỷ lệ cứng hoá trên 82%; giao thông nông thôn cứng hoá trên 60%. Đường thủy gồm 3 tuyến giao thông lớn trên sông Hồng, sông Lô, sông Đà, với tổng chiều dài qua địa phận tỉnh là 226 km, ngoài ra còn có các sông nhánh khác như sông Bứa, sông Chảy... Các tuyến giao thông đã được phân bố xây dựng tương đối hợp lý.

Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng của tỉnh cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong đó cóphát triển du lịch.

-Hạ tầng thương mại, dịch vụ, công trình văn hóa thể thao

Các cơ sở thương mại, dịch vụ, từng bước phát triển. Một số trung tâm thương mại, siêu thị lớn được đầu tư khoảng 5 năm trở lại đây như Big C, Vincom, chuỗi siêu thị Aloha Mall; các công trình văn hóa, thể thao quy mô lớn như Quảng trường và bảo tàng Hùng Vương, Công viên Văn Lang, trục tuyến đường lễ hội trung tâm, khu liên hợp thể thao tỉnh, bể bơi, sân tenis. Các công trình tập trung nhiều ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn huyện lỵ, thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn chủ yếu là thiết chế nhỏ phục vụ sinh hoạt cộng đồng.

Nhiều công trình văn hóa, thể thao được triển khai xây dựng như: Khu liên hợp thể thao rộng 50ha, đầu tư đồng bộ gồm nhà thi đấu, sân vận động, bể bơi hiện đại.Xây dựng Trung tâm tổ chức Hội chợ Hùng Vương trên đồi Mui Rùa, Hệ thống bảo tàng triển lãm chuyên đề, Khu bảo tàng ngoài trời tại Khu di tích khảo cổ Làng Cả, xây dựng Trung tâm nghệ thuật…Các công trình này được triển khai đi vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

-Nguồn nhân lực du lịch

Đội ngũ lao động đóng góp vai trò quan trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong giai đoạn 2010 đến 2019, số lượng lao động trong lĩnh vực du lịch Phú Thọ gia

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập. (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w