3.2.1.Đầu tư cho phát triển du lịch
Vốn hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch để phát huy tác dụng kích thích các nhà đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch. Nhờ đó các tỉnh hình thành nhiều khu du lịch, những điểm du lịch nghỉ dư ng mang thương hiệu giá trị. Giai đoạn 2011 - 2017, Phú Thọ đã huy động khoảng 112 nghìn tỷ đồng, bình quân khoảng 14 nghìn tỷ VNĐ mỗi năm. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm 23,2%; ngoài ra có vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác chiếm 76,7%. Nguồn vốn huy động giai đoạn này chủ yếu tập trung đầu tư các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho ngành du lịch. Nhiều dự án đã được hoàn thiện và đi vào sử dụng như Khách sạn Mường Thanh, Công viên Văn Lang, Quảng trường Hùng Vương,… đãtừng bước thay đổi diện mạo không gian phục vụ phát triển du lịch của Tỉnh.
Bảng 3.4. Đầu tư phát triển du lịch, giá hiện hành
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011-2015 2016-2019 2011-2019
Tổng đầu tư xã hội 71.985 40.110 112.095
Riêng đầu tư phát triển du lịch 792 240 1032
% so tổng số 1,1 0,6 0,92 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám 2010 và 2019
Tuy chưa có số liệu chính thức nhưng qua khảo sát, làm việc với các chuyên gia kinh tế thì cơ cấu đầu tư để phát triển du lịch chưa hợp lý. Vốn đầu tư dành cho cải tạo, nâng cấp di tích, điểm du lịch nhiều. Vốn đầu tư để phát triển nhân lực du lịch, để quảng cáo,
quảng bá và xây dựng cơ sở biểu diễn nghệ thuật, phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng trung tâm thông tin du lịch… còn thấp xa so yêu cầu.
Do trình độ phát triển du lịch của Phú Thọ có điểm xuất phát thấp hơn nhiều tỉnh khác trong cả nước, nguồn vốn đầu tư còn hạn h p. Các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh còn hạn chế, nguồn vốn chủ yếu tập trung đầu tư cho các lĩnh vực kinh doanh thu hồi vốn nhanh, từ đó chưa khai thác được thế mạnh, tiềm năng du lịch của tỉnh hiệu quả.