Tác giả tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 16 chuyên gia trong lĩnh vực du lịch bao gồm các nhà khoa học có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực du lịch và một số cán bộ quản lý du lịch của Phú Thọ và Vùng Tây bắc (phụ lục kết qủa khảo sát chuyên gia đính k m) về thực trạng liên kết phát triển du lịch trên địa bàn Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập.
Hầu hết các chuyên gia đều đưa ra nhận định liên kết du lịch là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập thế giới. Trong thời gian qua tình hình phát triển du lịch Phú Thọ đã có nhiều khởi sắc, tỉnh cũng đã có nhiều nỗ lực ban đầu thực hiện quá trình liên kết du lịch với các địa phương trong và ngoài nước. Mặc dù bước đầu đã đạt được một số thành tựu như đã có sự gia tăng lượng khách du lịch qua các năm, đã bước đầu chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch hình thành và có sự đa dạng, công tác xúc tiến quảng bá du lịch và nâng cao chất lượng nhân lực du lịch đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ban ngành và cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, hoạt động liên kết du lịch tỉnh Phú Thọ vẫn tồn tại nhiều hạn chế, hoạt động liên kết phát triển du lịch được thực hiện nhưng chưa có sự đồng đều, chưa đạt hiệu quả cao, chưa khai thác được tương xứng tiềm năng thế mạnh trong việc liên kết phát triển du lịch của tỉnh.
Có tới 16/16 ý kiến chuyên gia cho rằng liên kết các địa phương được hình thành dựa trên những điều kiện về nhận thức của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của chính quyền địa phương với các nhóm xã hội. Các nhà quản lý địa phương nếu nhận thức đúng và đủ về tầm quan trọng của liên kết phát triển du lịch, và có những hướng đi đúng đắn thì hiệu quả quá trình liên kết sẽ được phát huy. 16/16 ý kiến chuyên gia cho rằng lợi thế so sánh về du lịch; nguồn lực du lịch (nhân lực, vật lực và tài lực), cơ sở hạ tầng kết nối du lịch; luật phát, chính sách và mô hình liên kết khả thi ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình
liên kết du lịch ở Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập. Bên cạnh đó, một số ý kiến chuyên gia cho rằng sự tự nguyện của các bên tham gia liên kết cũng ảnh hưởng đến hoạt động liên kết du lịch.
Đối với ý kiến về một số nội dung liên kết vùng ở cấp độ vĩ mô giữa các địa phương ở Phú Thọ, các chuyên gia đưa ra nhận định sau đây:
Bảng 3.15. Ý kiến của chuyên gia về nội dung liên kết vùng cấp độ vĩ mô giữa các địa phương ở Phú Thọ
Nội dung liên
kết vùng Kết quả thu được Hạn chế
Liên kết trong quy hoạch và quản lý quy hoạch
Đã có sự quan tâm trong vấn đề liên kết quy hoạch và quản lý quy hoạch.
Vẫn còn mang tính hình thức, trao đổi kinh nghiệm, quy hoạch còn mang tính phân tán, chưa huy động được nguồn lực hiệu quả. Cơ chế liên kết chưa thể hiện rõ sự ràng buộc trách nhiệm của các bên trong việc tham gia hoạt động chung.
Liên kết trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư
Thực hiện chính sách đa dạng hóa các hình thức đầu tư, thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân giúp giảm áp lực ngân sách nhà nước. Nguồn vốn thu hút được chủ yếu tập trung nâng cấp hạ tầng giao thông, kết nối đến các trung tâm du lịch trọng điểm và đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực.
Chưa có sự khuyến khích sáng tạo để đầu tư. Việc phân bổ vốn đầu tư chưa thực sự hiệu quả, vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở một số khu vực thành thị, việc liên kết đầu tư với khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn.
Liên kết trong việc tạo ra sản phẩm du lịch
Bước đầu có sự hình thành các sản phầm du lịch mang đặc trưng văn hóa địa phương.
Chưa có thương hiệu thu hút thị trường trong và ngoài nước. Mặc dù có sự liên kết phát triển du lịch với các tỉnh khác, tuy nhiên về loại hình du lịch cộng đồng có nhiều địa phương có sản phầm tương tự nhau. Việc xây dựng các khu du lịch sinh thái quy mô nhỏ, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh để đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong quá trình liên kết
Nội dung liên
kết vùng Kết quả thu được Hạn chế
Liên kết trong việc xây dựng tuyến du lich
Đã có sự đầu tư xây dựng các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh. Như mô hình liên kết giữa ba tỉnh: Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ trong chương trình “Du lịch về cội nguồn”, hay mô hình liên kết 8 tỉnh Tây Bắc...
Điều kiện giao thông còn cách trở, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém từ đó dẫn đến khó khăn trong việc phát huy hiệu quả các tuyến du lịch. Liên kết trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập
Đã có sự quan tâm liên kết trong đào tạo nhân lực du lịch với các tỉnh khác và trong nội bộ tỉnh Phú Thọ.
Hợp tác đào tạo nhân lực với các quốc gia khác còn hạn chế, trình độ một bộ phận cán bộ địa phương và nhân lực du lịch chưa đáp ứng quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.
Liên kết xúc tiến du lịch
Đã thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài địa phương.
Hợp tác quốc tế còn khiêm tốn so với tiềm năng và triển vọng phát triển của địa phương.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát chuyên gia
Có 4/16 chuyên gia cho rằng mức độ liên kết giữa các địa phương trong tỉnh mặc dù có được thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả, quá trình liên kết vẫn còn mang tính phân tán. Đặc biệt là hoạt động liên kết phát triển du lịch gặp khó khăn khi thực hiện ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. 7/16 chuyên gia cho rằng mức độ liên kết du lịch giữa các địa phương trong vùng là ở mức độ trung bình và 5/16 chuyên gia đánh giá mức liên kết là mạnh, chặt chẽ.
Các chuyên gia cho rằng vai trò của cơ quan nhà nước như Chính quyền địa phương trong việc liên kết du lịch của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực cần phải được phát huy hơn nữa trong giai đoạn sắp tới để tạo đột phá trong liên kết phát triển du lịch của Phú Thọ. Nhất là đối với các mô hình liên kết giữa Phú Thọ với các địa phương ở khu vực Tây Bắc cần phải được quan tâm hơn nữa. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng bộ máy liên kết vùng và tiểu vùng cần được hình thành bao gồm Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Chủ tịch hiệphội các doanh nghiệp du lịch, lãnh đạo phòng ban du lịch... để thực hiện nhiệm vụ đề xuất các phối hợp liên kết phát triển du lịch hiệu quả hơn trong thời gian tới.