Giới thiệu khái quát về thị xã Hoài Nhơn

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 44)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Hoài Nhơn được công nhận là thị xã Hoài Nhơn (kể từ ngày 01/6/2020), nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 87 km. Có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua, là cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng ở phía Bắc tỉnh Bình Định, là điểm đầu mối giao thông quan trọng đến các huyện Hoài Ân, An Lão và là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề. Phía Bắc giáp thị xã Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi; phía Nam giáp huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định; phía Tây giáp huyện Hoài Ân và An Lão; phía Đông giáp biển Đông.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Hoài Nhơn

36

Toàn thị xã có 17 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 06 xã: Các phường: Bồng Sơn, Hoài Tân, Hoài Đức, Hoài Xuân, Hoài Hảo, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Tam Quan, Tam Quan Nam và Tam Quan Bắc. Các xã: Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Mỹ và Hoài Hải.

Địa hình thị xã Hoài Nhơn có xu hướng thấp dần về hướng Đông Bắc và chia làm 2 dạng địa hình chính: Dạng địa hình đồng bằng: Được bao bọc bởi các dãy núi như một thung lũng 3 mặt (Bắc, Tây, Nam) với độ cao trung bình 8-10m, nơi cao nhất giáp các dãy núi là 25m, nơi thấp nhất là giáp biển 1m. Dạng địa hình đồi núi thấp: Núi nối liền nhau thành một dãy hình cung, độ cao bình quân là 400 m, thấp nhất là 100 m, cao nhất là 725m.

Khí hậu thị xã Hoài Nhơn chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 08, mùa này có gió Tây khô nóng, nhiệt độ trung bình 26,90C, lượng mưa 120 mm/tháng, độ ẩm 79%. Mùa mưa từ tháng 09 đến tháng 12, mùa nay có gió mùa Đông Bắc và bão có tốc độ gió mạnh, lốc xoáy kéo theo mưa lớn gây nên lũ lụt nhiệt độ 25,60C, lượng mưa 517 mm/tháng, độ ẩm cao 86%.

Hoài Nhơn có sông Lại Giang được hội tụ bởi sông Kim Sơn (Hoài Ân) và sông An Lão (An Lão) hợp lại thành, chảy qua địa bàn thị xã rồi đổ ra cửa biển An Dũ (Hoài Hương). Đây là con sông lớn nằm ở phía Nam thị xã, có lưu lượng bình quân 58,6 m3/s, tương ứng với lượng nước đạt 1.844 m3/năm. Ngoài ra, còn có một số sông, suối nhỏ chủ yếu nằm ở phía Bắc thị xã.

Hoài Nhơn có tổng diện tích đất tự nhiên 41.295ha, có 3 loại đá mẹ chính là: Granít, Gơnai và đá Bazan được phong hóa thành 9 nhóm đất chính và chia làm 5 loại đất.

Hoài Nhơn có bờ biển dài 24 Km, có 2 cửa biển Tam Quan và An Dũ. Vùng biển Hoài Nhơn có khoảng 500 loài cá, trong đó có 38 loài cá có kinh tế

37

và có nhiều đặc sản quý hiếm, giá trị xuất khẩu cao.

Hoài Nhơn có trên 20.086,7 ha đất lâm nghiệp, trong đó có khoảng 5.433,8 ha rừng tự nhiên. Tương đối đa dạng như: Cát trắng (Hoài Châu), quặng vàng (Hoài Đức), đá xanh (Hoài Châu Bắc), đá Granít (Hoài Phú), đất sét (Hoài Đức, Hoài Tân, …), Ti tan ở các xã ven biển, ...

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn từ 2015 đến nay, dưới sự chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đoàn kết thống nhất trong hệ thống chính trị và người dân thị xã, nền kinh tế Hoài Nhơn tiếp tục tăng trưởng và phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường đầu tư, điện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.

Từ năm 2015 đến 2020, tổng sản phẩm địa phương tăng bình quân 12.6%/năm. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hơn 19%/năm, thương mại - dịch vụ 25%/năm. GDP bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng/người/năm. [Phụ lục]

Sản xuất nông - ngư - lâm nghiệp phát triển khá, các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao ngày càng nhiều. Việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ đạt kết quả tốt, từng bước chuyển dịch cây trồng phù hợp thổ nhưỡng, sử dụng các giống lúa có năng suất, chất lượng cao. Hệ thống kênh, mương thủy lợi, hồ đập từng bước được kiên cố hóa, bảo đảm dung tích phục vụ sản xuất. Chăn nuôi tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng. Ngư nghiệp tiếp tục tăng trưởng về năng lực khai thác, nuôi trồng và chế biến. Kinh tế biển được xác định là ngành kinh tế quan trọng của thị xã, trên 70% ngư dân đã cải hoán tàu thuyền có công suất lớn, đánh bắt xa bờ. Sản lượng khai thác hải sản bình quân hơn 43.000 tấn/năm; trong đó, nghề câu cá ngừ đại dương là một thế mạnh của ngư dân Hoài Nhơn. [Phụ lục]

38

Năm năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ của thị xã tăng trưởng khá cao, đã làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế thị xã. Nếu năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ chiếm 53,8%, thì đến cuối năm 2015 tỷ lệ này là 68%. Toàn thị xã có 08 cụm công nghiệp, 01 khu chế biến thủy sản tập trung, có 33 doanh nghiệp hoạt động, trên 3.500 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thu hút gần 10.000 lao động. Các ngành công nghiệp may, khai thác khoáng sản, chế biến gỗ, chế biến hải sản; các làng nghề truyền thống như chiếu cói, thảm xơ dừa, bánh tráng, bún, … tiếp tục phát triển, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Hệ thống lưới điện quốc gia tiếp tục được nâng cấp, mở rộng. Hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng. Thương mại - dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá. Các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tín dụng, ngân hàng, vận tải, y tế, bảo hiểm phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của Nhân dân.

Cùng với cả nước, Đảng bộ thị xã Hoài Nhơn luôn xác định xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương. Thị xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân về nội dung, ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; từ đó, chủ động các nguồn lực, tự nguyện đóng góp, tham gia thực hiện chương trình, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại, ... Thị xã đã về đích nông thôn mới năm 2018, là địa phương dẫn đầu trong tỉnh về xây dựng nông thôn mới; tiếp tục thực hiện nông thôn mới nâng cao, phấn đấu hoàn thành xây dựng đô thị loại III vào năm 2025. Về Hoài Nhơn hôm nay, diện mạo đô thị, nông thôn đã thay đổi khá nhiều, tốt đẹp hơn.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tốt. Ngành Giáo dục thị xã được Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Bình Định đánh giá là đơn vị dẫn đầu

39

Ngành toàn tỉnh nhiều năm liền; số học sinh giỏi các cấp và số học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng tăng lên hằng năm. Đội ngũ giáo viên bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trên 99%. Thị xã được công nhận đạt Chuẩn quốc gia về giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt Chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Có 69,5% số trường được công nhận đạt Chuẩn quốc gia. 100% số xã, phường trong thị xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế; 98,8% số thôn, khu phố được công nhận thôn, khu phố sức khỏe; trên 92% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, đặc biệt là trẻ em được quan tâm.

Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng cùng với thế mạnh về các môn thể thao, như bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, hát bài chòi, hát chèo bá trạo, … ngày càng sôi nổi, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Thị xã đã đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thể dục, thể thao quần chúng. Đến nay (cuối năm 2020) có 84,5% thôn, khu phố, 100% cơ quan được công nhận và giữ vững danh hiệu chuẩn văn hóa; hàng năm có trên 91% hộ gia đình được công nhận danh hiệu văn hóa.

Hệ thống đài truyền thanh được đầu tư nâng cấp, phủ sóng hầu hết các địa bàn dân cư, thường xuyên hoạt động, chất lượng tin, bài ngày càng tốt hơn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm hơn 2,3%. Chính sách đối với thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với nước và chính sách an sinh xã hội được các cấp ủy, chính quyền chăm lo chu đáo. [Phụ lục]

2.1.3. Dân số - lao động

Lao động là nguồn lực quan trọng cơ bản của các hộ sản xuất cũng như của các đơn vị kinh tế khác. Dân số và lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dân số tăng thì lực lượng lao động cũng tăng, quy mô dân số phụ thuộc

40

vào các hộ gia đình. Trong những năm qua, nhìn chung số hộ gia đình trong thị xã tăng nhanh, năm 2016 toàn huyện có 35.172 hộ, đến năm 2020 toàn thị xã có 38.219 hộ, bình quân qua 03 năm số hộ tăng 4,25%.

2.1.4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của thị xã

Cơ sở hạ tầng là điều kiện đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội, làm nền tảng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi ngành nghề để sản xuất ra nhiều hàng hóa, mở rộng tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, góp phần thay đổi diện mạo của thị xã và xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, cơ sở hạ tầng còn giúp cho việc bồi dưỡng những kiến thức cho quá trình sản xuất kinh doanh, đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lao động phi nông nghiệp.

Thị xã Hoài Nhơn có đầy đủ hệ thống cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân địa phương và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Về hệ thống giao thông của thị xã: luôn được xây dựng, cải tạo và nâng cấp dần qua các năm, tăng bình quân 85,16%/năm. Đến nay, gần 80% đường giao thông đã được nhựa cứng và bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm giao lưu buôn bán.

Hệ thống thông tin bưu điện: Thị xã có 01 đài phát thanh cùng với hệ thống 17 đài truyền thanh tuyến xã, phường. Hệ thống truyền thanh được xây dựng và quy hoạch thuận tiện, loa phóng thanh được đặt ở từng thôn, khu phố nhằm cung cấp cho Nhân dân trong từng xã, phường ở trên địa bàn thị xã những thông tin kinh tế và những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước một cách kịp thời.

2.1.5. Hoạt động của thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Thị xã Hoài Nhơn hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thông qua chế độ làm việc của các bộ phận chuyên môn và từng thành viên trong cơ

41

quan thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của tỉnh, thị xã.

2.1.6. Cơ cấu tổ chức của thị xã Hoài Nhơn

Cơ cấu tổ chức bộ máy của thị xã Hoài Nhơn được tổ chức thành 12 phòng, ban chức năng thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và 07 đơn vị sự nghiệp trực thuộc thị xã. Mỗi phòng, ban chuyên môn có trưởng phòng phụ trách, các phó phòng cùng các chuyên viên, cán sự. Biên chế chính thức của thị xã Hoài Nhơn hiện nay là 90 công chức, 25 viên chức, số người thuộc diện hợp đồng lao động là 09 người. Cơ cấu tổ chức của thị xã Hoài Nhơn được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ: Cơ cấu, tổ chức của Ủy ban nhân dân thị xã Hoài Nhơn 2.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn

2.2.1. Quá trình triển khai tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở thị xã Hoài Nhơn

Cải cách TTHC nằm trong nhiệm vụ cải cách thể chế hành chính, đến nay thị xã Hoài Nhơn đã cơ bản đã hoàn thành việc cải cách TTHC theo

Ph òn g Tà i c hí nh - Kế ho ạc h Ph òn g Nộ i v ụ ph òn g Vă n hó a - th ôn g tin Ph òn g Qu ản lý đ ô th ị Ph òn g Tư p há p Th an h tra h uy ện Ph òn g G iá o dụ c - Đ T Ph òn g Tà i n gu yê n - M T Ph òn g Ki nh tế Vă n ph òn g HĐ ND & UB N D Ph òn g La o độ ng - TB & XH Ph òn g Y tế PHÓ CHỦ TỊCH UBND PHÓ CHỦ TỊCH UBND CHỦ TỊCH

42

hướng công khai, đơn giản, thuận tiện, giảm bớt phiền hà, sách nhiễu theo chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ.

Nhiệm vụ này được thực hiện trên rất nhiều lĩnh vực như: thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, cấp quyền sử dụng đất, đăng ký hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký kinh doanh, …. tinh thần cải cách TTHC tại thị xã Hoài Nhơn có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, xem xét, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cải cách TTHC qua từng giai đoạn cụ thể, công tác cải cách TTHC còn một số bất cập, cần đẩy mạnh hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế.

Từ tháng 3 năm 2016, thị xã Hoài Nhơn tiến hành thực hiện đồng loạt mô hình “Một cửa” tại huyện và các xã, thị trấn (nay là thị xã và các xã, phường) trong toàn thị xã. Xác định CCTTHC là khâu then chốt để đẩy mạnh CCHC góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, chính vì vậy sau khi Trung ương chỉ đạo thực hiện Đề án 30, thị xã đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thống kê thủ tục phải kết hợp với việc rà soát để đảm bảo cơ sở pháp lý và đáp ứng thực tiễn giải quyết TTHC trước khi ban hành.

Qua đó tổng hợp, báo cáo cấp trên làm cơ sở, căn cứ để UBND tỉnh ban hành bộ thủ tục hành chính thống nhất trong toàn tỉnh và cập nhật vào phần mềm máy tính theo quy định.

Ngoài việc triển khai các nhiệm vụ, thống kê TTHC theo chỉ đạo của Trung ương, thực hiện chương trình công tác năm của thị xã về tập trung CCTTHC, tháo gỡ những khó khăn trong giải quyết TTHC trên các lĩnh vực dễ gây bức xúc, nhạy cảm như: xây dựng, tài nguyên - môi trường, đăng ký quyền sử dụng đất, công thương, … UBND thị xã đã giao các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các xã, phường rà soát các TTHC nhằm hoàn thiện thể chế, đôn đốc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện và giải quyết TTHC đối với các cơ quan, đơn vị. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tập trung, phối hợp

43

xây dựng dự thảo, tổ chức nhiều lần lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân, tố chức về cơ chế “một cửa”.

Tính đến năm 2020, tất cả các xã, phường trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn đã thực hiện cơ chế “một cửa”. Nhìn chung, thị xã và các xã, phường đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư, cải tạo trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện nghiêm túc quy chế “một cửa”, dần dần hoàn tất việc công khai mức thu phí, lệ phí và thời gian giải quyết tại trụ sở phòng “một cửa” và

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)