Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện từ thực tiễn chính quyền địa phương một cấp tại huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngã (Trang 72 - 74)

7. Kết cấu của Luận văn

3.1. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG MỘT CẤP TẠI HUYỆN

ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng cấp huyện phƣơng cấp huyện

3.1.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và thống nhất của Đảng. Điều 4, Hiến pháp năm 2013, quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phát huy cao độ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, trong đó chính quyền cấp huyện có vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Sự lãnh đạo của Đảng sẽ đảm bảo cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện diễn ra thành công.

Đặt nhiệm vụ đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương xác định: "Bám sát Cương lĩnh, Hiến pháp, Điều lệ và các văn kiện của Đảng

trong việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị"; "nghiêm túc thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo việc đổi mới, sắp xếp và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị".

Ở Nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đồng thời, bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ nên đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện phải đồng thời đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan có liên quan khác một cách đồng bộ, vừa xử lý các vướng mắc, bất cập trong mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước, bộ máy chính quyền địa phương nói riêng.

Nhà nước ta là nhà nước đơn nhất nên xét về bản chất, xác định nguyên tắc xây dựng mô hình chính quyền địa phương cũng chính là định hình nguyên tắc về mối quan hệ giữa trung ương và địa phương. Vì vậy, bên cạnh nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước, cần xác định rõ mối quan hệ giữa trung ương và địa phương không chỉ đơn thuần về phương diện tổ chức quyền lực nhà nước mà còn liên quan đến quyền lực chính trị. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước bắt nguồn từ Nhân dân, thuộc về Nhân dân và tập trung thống nhất vào Nhân dân, Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương. Do vậy, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện phải gắn với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện từ thực tiễn chính quyền địa phương một cấp tại huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngã (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)