Giải pháp về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện từ thực tiễn chính quyền địa phương một cấp tại huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngã (Trang 92 - 104)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2.2. Giải pháp về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa

phương một cấp huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Xuất phát từ thực tiễn ở huyện đảo Lý Sơn chỉ có chính quyền địa phương cấp huyện, đã giải thể chính quyền địa phương cấp xã, các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã được giao cho chính quyền địa phương ở huyện thực hiện, nhất là vấn đề đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân… trên địa bàn cấp xã. Trong đó, việc chính quyền địa phương ở huyện phải thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính mà trước đây pháp luật quy định do chính quyền địa phương cấp xã thực hiện, như: các thủ tục hành chính về đất đai, tư pháp, hộ tịch. Vì vậy, khối lượng công việc của chính quyền địa phương ở huyện tăng lên rất nhiều. Đồng thời, huyện đảo Lý Sơn cũng đã thực hiện quyết liệt việc hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của Huyện ủy. Hơn nữa, với vị trí địa lý cách đất liền hơn 15 hải lý (khoảng 28 km) và có vị trí quan trọng về quốc phòng – an ninh. Do đó, về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương huyện đảo Lý Sơn tiếp tục cần được hoàn chỉnh theo hướng:

Trước hết, tăng tỷ lệ đại biểu HĐND huyện Lý Sơn hoạt động chuyên trách để có điều kiện, thời gian nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, kịp thời kiến nghị giải quyết những vấn đề phát sinh từ cơ sở, nhất là những vấn đề trước đây thuộc về nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND và HĐND cấp xã.

Thứ hai, ban hành, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm

quyền, trình tự, thủ tục để làm cơ sở pháp lý cho việc chính quyền địa phương huyện đảo Lý Sơn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã như: Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật hiện hành giao cho chính quyền địa phương cấp xã bao gồm các lĩnh vực như đất đai, hòa giải ở cơ sở, hộ tịch...

Thứ ba, cần thiết phải có quy định cụ thể, đặc thù, phù hợp về việc tăng

thêm biên chế cho chính quyền địa phương ở huyện Lý Sơn để có thể chuyển một số cán bộ, công chức xã thành cán bộ, công chức huyện, bố trí công tác cho số cán bộ, công chức của các xã đã giải thể và để chính quyền địa phương cấp huyện có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã. Khi thực hiện giải thể chính quyền địa phương cấp xã, một số cán bộ, công chức cấp xã mặc dù đủ điều kiện để xét chuyển thành công chức huyện nhưng do thiếu biên chế nên không bố trí, sắp xếp được, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của cán bộ, công chức và ổn định tình hình ở địa phương.

Thứ tư, trên cơ sở định khung số lượng các cơ quan chuyên môn thuộc

UBND cấp huyện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ngãi trong việc quyết định về việc thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Lý Sơn để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội; đồng thời tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước tại huyện đảo Lý Sơn đảm bảo sự linh hoạt trong giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn huyện đảo. Trong đó, qua số liệu thống kê về phát triển

kinh tế, xã hội huyện Lý Sơn thì ngành du lịch, dịch vụ phát triển khá nhanh và đóng góp lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện, do đó cần có cơ quan chuyên môn để tham mưu, giúp UBND huyện Lý Sơn trong việc quản lý, phát triển du lịch, dịch vụ.

Thứ năm, về giải quyết các vấn đề từ cơ sở như an ninh trật tự, môi trường, hòa giải, thủ tục hành chính... sau khi giải thể chính quyền địa phương cấp xã, các nhiệm vụ này được giao lại toàn bộ cho UBND huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện tổ chức thực hiện. Riêng việc giải quyết các thủ tục hành chính được thực hiện tại Trung tâm dịch vụ hành chính công của huyện. Việc này, gây ra những khó khăn nhất định như: Sự quá tải của các cơ quan chuyên môn, cán bộ, công chức cấp huyện; sự lúng túng trong tổ chức thực hiện; đồng thời, với điều kiện, khoảng cách giữa huyện (Đảo Lớn) và xã An Bình (Đảo Bé)... thì việc giải quyết gây ra không ít khó khăn cho chính quyền và người dân. Do đó, cần tổ chức thực hiện theo hướng:

Nghiên cứu thành lập bộ phận thường trực của UBND huyện gồm đại diện một số cơ quan chuyên môn của UBND huyện theo khu vực ở các thôn để tiếp nhận, giải quyết bước đầu các thủ tục hành chính để giảm chi phí, thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho Nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện.

Nghiên cứu có cơ chế xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, trực tiếp giữa trưởng thôn, bí thư chi bộ thôn với các cơ quan ở huyện đảo Lý Sơn để thực hiện một số nhiệm vụ đơn giản, những vấn đề phát sinh từ cơ sở mà chính quyền địa phương cấp xã trước đây thực hiện và đi kèm với đó là các chế độ, chính sách phù hợp cho cán bộ thôn.

Thứ sáu, có chính sách ưu tiên phát triển, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động của chính quyền địa phương huyện đảo Lý Sơn; có kế hoạch đầu tư thích đáng để từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất

kỹ thuật, trang thiết bị, hệ thống thông tin, tư liệu, điều kiện làm việc của các cơ quan. Việc hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động chuyên môn của chính quyền địa phương cấp huyện trong điều kiện không còn chính quyền địa phương cấp xã.

Thứ bảy, tiếp tục có cơ chế, chính sách đặc thù, hấp dẫn để tiếp tục khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người có trình độ cao đến huyện đảo công tác; thu hút người dân ra đảo sinh sống để góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên biển đảo, phát triển kinh tế biển, bảo vệ và phát triển hải đảo.

Tiểu kết chƣơng 3:

Đảng và Nhà nước ta đã và đang có nhiều chủ trương, quy định về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và chính quyền địa phương cấp huyện nói riêng. Trong Chương 3, Luận văn đã nêu một số quan điểm quan trọng về đổi mới và tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện như: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị hành chính cấp huyện và hướng đến xây dựng bộ máy chính quyền địa phương tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồng thời đảm bảo pháp chế; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Để thực hiện các quan điểm đó, đồng thời khắc phục các hạn chế của chính quyền địa phương cấp huyện, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện pháp luật đến việc đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp, phân quyền và ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện. Việc áp dụng các quan điểm, giải pháp sẽ góp phần trong đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương cấp huyện.

Đối với chính quyền địa phương một cấp tại huyện đảo Lý Sơn cần có những giải pháp đặc thù, phù hợp để chính quyền địa phương hoạt động thực sự hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, việc quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động chính quyền cấp huyện một cấp; việc tăng tỷ lệ đại biểu HĐND huyện hoạt động chuyên trách; về cơ chế, chính sách và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động của chính quyền địa phương huyện đảo.

KẾT LUẬN

Hiện nay, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong đó, hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương từng bước được hoàn thiện, góp phần quan trọng trong việc “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước”.

Chính quyền địa phương có vai trò, vị trí rất quan trọng trong việc tổ chức, triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương. Chính quyền địa phương là thiết chế bảo đảm tính hiện thực và thực thi có hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật của Trung ương trong thực tiễn và là cơ chế hữu hiệu để Nhân dân tham gia công việc của nhà nước ở địa phương. Trong đó, chính quyền địa phương cấp huyện như là cầu nối trung gian, là mắt xích quan trọng không thể thiếu để nối liền sự quản lý giữa chính quyền cấp tỉnh với chính quyền cấp xã. Trước nhu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, chính quyền địa phương cấp huyện cũng cần có những điều chỉnh kịp thời để ngày một hoàn thiện hơn về tổ chức, hoạt động và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước ở ĐVHC cấp huyện. Đồng thời, Nước ta đang tập trung xây dựng Nông thôn mới, tăng cường quốc phòng, an ninh thì vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, nhất là chính quyền địa phương ở hải đảo là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Qua thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa cấp huyện một cấp tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã cơ bản đáp ứng yêu cầu về tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả của chính quyền địa phương cấp huyện và đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an

ninh. Bênh cạnh đó, trong tổ chức và hoạt động, chính quyền huyện Lý Sơn vẫn còn những hạn chế, bất cập, phần nào phản ánh tình trạng chung tại chính quyền địa phương cấp huyện. Các quan điểm, giải pháp nêu trên sẽ góp phần khắc phục các hạn chế nhằm từng bước cải cách về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền cấp huyện, nhất là đối với chính quyền địa phương ở hải đảo là vấn đề rất quan trọng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày

25/10/2017 Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy

của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Hà nội.

2. Bộ Chính trị (2018), Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 về việc

sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã, Hà nội.

3. Bộ Tư pháp (2013), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân địa phương (Góp phần sửa đổi chế

định Hội đồng nhân dân trong Hiến pháp năm 1992), Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Bộ, Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Thái Vĩnh Thắng.

4. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà nội.

5. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 13/06/2014 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ

quan nhà nước, Hà Nội.

6. Chính phủ (2015), Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính,

chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, Hà Nội.

7. Chính phủ (2016), Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/11/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và quy trình, thủ tục bầu, từ

chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND,

Hà Nội.

8. Chính phủ (2020), Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-

9. Nguyễn Văn Cường (2015), Về phân định thẩm quyền giữa chính quyền

Trung ương và chính quyền địa phương tại Việt Nam hiện nay, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. GS.TS Nguyễn Đăng Dung (2016), Nghiên cứu luật tổ chức chính quyền

địa phương, Tạp chí khoa học.

11. TS.Lê Tư Duyến (2016), Chính quyền địa phương ở Việt Nam và vấn đề

đổi mới hiện nay, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

14. Phạm Thị Hải (2016), "Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương huyện miền núi - từ thực tiễn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng

Ninh", Luận văn cao học, Học viên Hành chính quốc gia, Hà Nội.

15. Hội đồng nhân dân huyện Lý Sơn (2021), Báo cáo tình hình tổ chức và

hoạt động của HĐND huyện Lý Sơn nhiệm kỳ 2016-2021, Quảng Ngãi.

16. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2021), Báo cáo tổng kết tình hình tổ chức và hoạt động Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2016-

2021; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thời gian tới, Quảng Ngãi.

17. Huyện ủy Lý Sơn (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa VI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VII,

nhiệm kỳ 2020-2025, Quảng Ngãi.

18. Huyện ủy Lý Sơn (2021), Báo cáo sơ kết việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương, kế hoạch của tỉnh về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là các mô hình thí điểm theo Kết luận số 34-KL/TW ngày 07/8/2018 của Bộ Chính trị, Quảng Ngãi.

19. TS. Nguyễn Hải Long (2016), Tìm hiểu quy định của pháp luật về tổ

chức và hoạt động của chính quyền địa phương, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

20. PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh (2015), Về tác động của phân cấp quản lý đến địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong đổi mới tổ chức

hoạt động bộ máy nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh (2015), Minh bạch hóa hoạt động chính

quyền địa phương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Quốc hội (1994), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội.

23. Quốc hội, (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

24. Quốc hội, (2003), Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Hà Nội. 25. Quốc hội, (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân,

Hà Nội.

26. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

các năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013, Nxb Lao động, Hà Nội.

27. Quốc hội (2014), Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của

Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Hà Nội.

28. Quốc hội (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Nxb Lao động,

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện từ thực tiễn chính quyền địa phương một cấp tại huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngã (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)