Điều 109 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 xác định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Một: Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
31
Theo nguyên tắc này, Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Phó viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và khu vực, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân đều do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ và nhằm bảo đảm tính thống nhất của pháp chế.
Hai: Khi THQCT và kiểm sát HĐTP, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật
và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Hầu hết các cơ quan nhà nước ở địa phương một mặt trực thuộc Chính phủ hoặc Bộ chủ quản, mặt khác lại trực thuộc Hội đồng nhân dân hoặc ủy ban nhân dân địa phương. Nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc phụ thuộc hai chiều.
VKSND ở nước ta không được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc
phụ thuộc hai chiều nêu trên, mà theo nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành.
Ba: Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh
vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
Tất cả các VKSND từ trên xuống dưới tạo thành một hệ thống thống
nhất. Mọi hoạt động của VKSND, dù ở cấp nào, đều đặt dưới sự lãnh đạo của
Viện trưởng. Viện trưởng VKSND phải chịu trách nhiệm cá nhân về toàn bộ
32
cao. Viện trưởng VKSNDtối cao chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của
toàn ngành kiểm sát trước Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành bảo đảm cho các cấp kiểm sát hoạt động đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động THQCT và hoạt động kiểm sát.
Bốn: Tại VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSNDtỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của Luật này (Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014).
Ngoài ra, VKSND được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc
đặc thù như nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành và nguyên tắc độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ một cơ quan nhà nước nào ở
địa phương. VKSND các cấp được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các
nguyên tắc tổ chức và hoạt động chung của bộ máy nhà nước. Như Ủy ban kiểm sát làm việc tập thể, thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, quyết định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác, dự án luật, dự án pháp lệnh..v.v…. Khi Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên ủy ban kiểm sát thì vẫn thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo lên cấp trên (lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; lên Viện trưởng VKSND tối cao nếu là Viện trưởng VKSND cấp cao và cấp tỉnh). Như vậy, quy định này vừa bảo đảm mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể,
vừa đề cao trách nhiệm của Viện trưởng. Viện trưởng VKSND địa phương
33
cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, trả lời chất vấn của các đại biểu Hội đồng nhân dân về tình hình chấp hành pháp luật ở địa phương và hoạt động
của VKSNDở địa phương. Mặt khác, qua thực tiễn hoạt động của VKSND,
Viện trưởng có quyền kiến nghị với Hội đồng nhân dân về việc phòng ngừa tội phạm và những biểu hiện vi phạm pháp luật để bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh.