Đặc điểm chi ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. (Trang 27 - 29)

9. Kết cấu của luận án

1.1.2. Đặc điểm chi ngân sách địa phương

Thứ nhất, chi NSĐP là chi tiêu công của quốc gia.

NSĐP là bộ phận cấu thành của NSNN. Nhà nước là chủ thể của NSNN. NSNN nói chung và NSĐP nói riêng được hình thành từ các khoản thu do các chủ thể trong xã hội nộp vào NSNN, NSĐP. Nhà nước và chính quyền địa phương đại diện cho người dân thực hiện các khoản chi NSNN, NSĐP phục vụ cho lợi ích chung của người dân.

Các nhiệm vụ chi NSNN, NSĐP về quốc phòng, an ninh, quản nhà nước, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, ngoại giao, đầu tư cơ sở hạ tầng KTXH… nhằm cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cộng cho xã hội và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội nhằm bảo đảm hiệu quả, công bằng và ổn định KTXH của quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng.

Thứ hai, chi NSĐP có quy mô lớn và phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp, gắn

với bộ máy nhà nước và các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương trong từng thời kỳ.

Gắn với chức năng của chính quyền địa phương, chi NSĐP thực hiện ở nhiều lĩnh vực KTXH như quốc phòng; an ninh và trật tự an toàn xã hội; giáo dục - đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; y tế, dân số và gia đình; văn hóa thông tin; phát thanh, truyền hình, thông tấn; thể dục thể thao; bảo vệ môi trường; hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước…; với nhiều khoản chi có tính chất KTXH khác nhau như chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên…; liên quan đến nhiều chủ thể trong xã hội. Tổ chức bộ máy và các nhiệm vụ cụ thể của chính quyền địa phương, sự lựa chọn cung ứng hàng hóa công cộng của của chính quyền địa phương nói riêng và của Nhà nước nói chung trong từng thời kỳ có tác động trực tiếp đến quy mô, phạm vi và cơ cấu chi NSĐP.

Thứ ba, chi NSĐP không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.

Cũng như chi NSNN, tính chất không hoàn trả trực tiếp của chi NSĐP xuất phát từ đặc tính của hàng hóa công cộng. Các khoản chi NSĐP cấp cho các đơn vị sử dụng ngân sách chủ yếu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và các đơn vị sử dụng ngân sách không phải hoàn trả số ngân sách đã sử dụng cho chính quyền địa phương khi đã hoàn thành nhiệm vụ chi được giao.

Thứ tư, hiệu quả chi NSĐP là hiệu quả KTXH vĩ mô.

Chi NSĐP là bộ phận cấu thành của chi NSNN. Chi NSĐP là công cụ tài chính nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước theo đơn vị hành chính. Nhà nước có chức năng và nhiệm vụ bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội… Giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích như lợi ích quốc gia, lợi ích từng địa phương, lợi ích chung của xã hội và lợi ích của từng chủ thể trong nền kinh tế; trong đó, lợi ích quốc gia và lợi ích chung của toàn xã hội được đặt lên hàng đầu, lợi ích của từng địa phương và lợi ích của từng chủ thể là động lực thúc đẩy sự phát triển của từng địa phương, quốc gia và của toàn xã hội.

Mọi chủ thể luôn quan tâm đến chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được khi thực hiện các khoản chi ngân sách của mình. Tư nhân quan tâm chủ yếu đến lợi ích của chính họ và chi phí trực tiếp bỏ ra, ít quan tâm đến lợi ích chung và chi phí của xã hội như chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường, chi phí giảm nghèo, quốc phòng… Trái lại, gắn với

chức năng và việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, Nhà nước và chính quyền địa phương luôn phải quan tâm đến lợi ích tổng thể về chính trị, kinh tế, xã hội ở tầm vĩ mô và chi phí của toàn xã hội, trong đó có chi phí do Nhà nước và chính quyền địa phương bỏ ra khi thực hiện các khoản chi NSNN nói chung và NSĐP nói riêng nhằm đạt được mục tiêu ổn định, công bằng và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, sự phát triển của từng địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w