- Nguồn vốn thương mại NHCT 597.860 95.76 716.559 95.8 118.699
3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
3.3. Kiến nghị với NHNN VN.
- NHNN VN cần có biện pháp nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng. Đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng, ban lãnh đạo NHNN đã sớm có chủ trương xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng mà sau này đã trở thành hệ thống thông tin tín dụng (CIC) của ngành ngân hàng.
- NHNN cần bổ sung các cơ chế, biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, thể lệ, quy trình tín dụng, nâng cao hiệu
lực của công tác thanh tra, kiểm sáot nội bộ. Thường xuyên kiểm tra giám sát, buộc các ngân hàng phải thực hiện đầy đủ các quy định trong luật ngân hàng và các nghị định ngân hàng để nâng cao năng lực và tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
- Ban hành những văn bản hướng dẫn thực thi luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện nay cho các ngân hàng thương mại nhất là trong việc thực hiện quy chế bảo đảm tiền vay.
- Hình thành quỹ tín dụng bảo hiểm: Đây là một biện pháp nhằm san sẻ rủi ro, góp phần hạn chế bớt những thiệt hại do rủi ro gây ra. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng và bộ tài chính cần nghiên cứu và sớm ra đời hình thức bảo hiểm tín dụng, nghiệp vụ này có thể do các công ty bảo hiểm hoặc một quỹ riêng biệt lập ra.
- NHNN cần có sự chỉ đạo trong việc cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM và tổ chức tín dụng, tránh tình trạng vì mục đích tranh giành khách hàng quá mức dẫn đến hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng dẫn tới rủi ro.
- Kiến nghị ngân hàng nhà nước không cho các đơn vị có nợ quá hạn được mở tài khoản và vay vốn ở ngân hàng khác, tránh tình trạng xù nợ.
- Đối với bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Trong thực tế việc ngân hàng xử lý các tài sản đảm bảo thu hồi nợ vay gặp nhiều trở ngại như: Bên đi vay không tự nguyện bàn giao tài sản cho ngân hàng, thậm chí họ còn đe doạ cán bộ ngân hàng trong việc làm nhiệm vụ phát mại tài sản để thu hồi nợ hoặc là khi ngân hàng tổ chức bán tài sản thì việc chuyển quyền sở hữu gặp rất nhiều khó khăn… Do vậy, những quy định của nghị định được ban hành phải được NHNN VN phối hợp với các bộ, ngành có liên quan như: Bộ tư pháp, bộ công an , bộ tài chính… Sớm có thông tin hướng dẫn thực hiện thì nghị định bảo đảm tiền vay mới thực sự có hiệu lực và việc xử lý rủi ro trong kinh doanh tín dụng mới hiệu quả.
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh nói chung, kinh doanh tín dụng nói riêng của các Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường yếu tố bất ổn rất lớn, kinh nghiệm quản lý rủi ro còn hạn chế, hoạt động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường luôn luôn gặp rủi ro. Chính vì vậy đã gây tổn thất không nhỏ cho các Ngân hàng Thương mại. Việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp để hạn chế các rủi ro tín dụng là vấn đề vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài. Song dù các biện pháp có hữu hiệu đến đâu chúng ta cũng chỉ có thể hạn chế rủi ro chứ nếu muốn thủ tiêu rủi ro là hoàn toàn không thể. Do vậy trong quá trình kinh tế đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở một mức nhất định để đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc.
Trong thời gian tới nền kinh tế trong và ngoài nước sẽ có rất nhiều biến động vì sẽ có thêm những khó khăn mới phát sinh. Yêu cầu đặt ra với Ngân hàng Công thương Thanh Hoá nói riêng và các Ngân hàng Thương mại nói chung là cần có các biện pháp chỉ đạo thích hợp để nhằm hạn chế những khó khăn đang tồn tại và những khó khăn mới phát sinh.
Rủi ro trong kinh doanh tín dụng đã được đề cập trong bản chuyên đề tốt nghiệp này chỉ là một khía cạnh của toàn cảnh rủi ro trong nghề Ngân hàng. Mong rằng với một vài ý kiến trong bản chuyên đề này về giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá có thể góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện các giải pháp giúp Ngân hàng Công thương Thanh Hoá có thể sử dụng nhằm đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.
Do trình độ nhận thức và nguồn thông tin thu thập còn hạn chế nên bản chuyên đề tốt nghiệp này còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo và các bạn để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Lê Đức Lữ, các cô, chú trong Ngân hàng Công thương Thanh Hoá đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này.