Quản lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng công thương Thanh Hoá pot (Trang 25 - 28)

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất của NHTM – hoạt động tín dụng. Chúng ta không có cách gì để loại trừ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà phải quản lý để hạn chế những rủi ro đó. Do đó, quản lý rủi ro tín dụng được coi là một nội dung quản lý quan trọng của NHTM.

Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng:

-Quyết định cho vay trên cơ sở phải xác định và hiểu rõ khách hàng. - Hiệu quả và chất lượng tín dụng trên cơ sở hiệu quả của sản xuất kinh

doanh của người vay vốn.

- Mở rộng khối lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng. - Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.

- Cho vay phải có đảm bảo tiền vay với tính khả thi cao.

- Cho vay phải do chính ngân hàng quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Từ các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng ở trên các NHTM đã đưa nội dung quản lý rủi ro tín dụng:

+ Thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng: Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi cán bộ tín dụng. Để thực hiện được giải pháp này thì nhiệm vụ đầu tiên đặt ra cho các ngân hàng là phải xây dựng được một quy trình tín dụng hợp lý đảm bảo độ an toàn cao và phải thực thi được tại ngân hàng đó.

+ Đa dạng hoá các danh mục cho vay: Với mỗi khoản vay, việc cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn song việc tập trung cho vay một khách hàng lại dễ gây tổn thất nghiêm trọng khi có các yếu tố bất thường xảy ra.

+ Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn của cán bộ ngân hàng: Đây là một giải pháp quan trọng bởi nó có thể giải quyết tận gốc nhiều vấn đề. Khả năng nắm vững công việc cũng như khả năng quản lý nhân viên của người lãnh đạo sẽ hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.

+ Tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng và tăng cường hệ thống thông tin về khách hàng: Đây là nhân tố quan trọng giúp ngân hàng nhận biết được các rủi ro có thể xảy ra từ phía họ. Đồng thời nhờ đó mà ngân hàng có được sự tin cậy và yêu mến của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng. Ngân hàng cũng nên mở rộng các kênh thông tin khác để hiểu rõ hơn về khách hàng.

+ Lập quỹ dự phòng rủi ro: Nó là nguồn để bù đắp thiệt hại quan trọng trong trường hợp rủi ro xảy ra với ngân hàng. Nó có thể làm cho ngân hàng tránh được nguy cơ mất khả năng thanh toán.

CHƯƠNG II:

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng công thương Thanh Hoá pot (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w