Có thể thấy, hoạt động TTTM đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi chủ thể kinh tế liên quan đến thương mại quốc tế, cụ thể là đối với ngân hàng, doanh nghiệp XNK cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia.
Đối với ngân hàng:
TTTMQT là một hoạt động không thể thiếu, là một nhu cầu cấp thiết đối với mỗi NHTM trong bối cảnh thị trường thương mại quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt cho không chỉ các doanh nghiệp XNK mà còn các NHTM trong và ngoài nước. Hoạt động TTTMQT đóng góp rất nhiều cho ngân hàng thông qua những vai trò cơ bản như:
- Tăng trưởng thu nhập: TTTM mang lại nguồn thu đáng kể không chỉ từ phí dịch vụ và thu nhập từ lãi vay mà còn là nguồn thu nhập từ huy động vốn. Trong đó, nguồn thu dịch vụ TTTMQT là các phí như phí phát hành, sửa đổi, thông báo LC, phí phát hành bảo lãnh, phí ký hậu hối phiếu, …v.v. Nguồn thu nhập từ lãi vay chính là lãi vay tài trợ xuất nhập khẩu, lãi chiết khấu. Cuối cùng, nguồn thu nhập từ huy động vốn tăng thông qua số tiền khách hàng ký quỹ và dòng tiền về từ doanh thu phương án XNK ngân hàng tài trợ.
- Phát triển nền tảng và xây dựng dữ liệu về khách hàng: các NHTM luôn tìm cách để đa dạng hóa các sản phẩm TTTMQT cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ TTTMQT. Việc này nâng cao khả năng thu hút các khách hàng có nhu cầu giao dịch ngoại thương, bao gồm cả phát triển khách hàng mới và khai thác triệt
cầu của khách hàng hiện hữu.
- Tăng nguồn ngoại tệ: hoạt động ngoại thương gắn liền với dòng lưu chuyển ngoại tệ. Vì vậy, khi ngân hàng thực hiện hoạt động TTTMQT cho doanh nghiệp, dòng tiền ngoại tệ từ hoạt động ngoại thương của doanh nghiệp sẽ về chuyển về ngân hàng, giúp ngân hàng có thêm nguồn ngoại tệ để có thể hỗ trợ và phát triển thêm nhiều nghiệp vụ ngân hàng khác như huy động, cho vay, kinh doanh ngoại hối,…
- Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của khách hàng cũng như bản thân NHTM: Thông qua thực hiện hoạt động TTTM, ngân hàng hợp tác và giao dịch với nhiều ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín trên thị trường ngân hàng quốc tế và thông qua đó cũng làm tăng uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Ngân hàng được các Tổ chức thế giới đánh giá tốt cũng sẽ tăng cường quan hệ đối ngoại của ngân hàng, giúp ngân hàng tận dụng được nhiều nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài cũng như thị trường tài chính thế giới, đồng thời phát huy được những lợi thế về điều kiện đàm phán và giá cả, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đối với doanh nghiệp:
Ý nghĩa sơ khai nhất của TTTMQT chính là hỗ trợ hoạt động XNK của các doanh nghiệp XNK. Đối với doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế, nhu cầu nhận được tài trợ từ NHTM là tất yếu:
- Trung gian thanh toán: Khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế, doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn vượt ra khỏi ranh giới quốc gia ví dụ như khoảng cách địa lý, sự khác biệt về mặt pháp lý, các chính sách cấm vận. Chính vì những khó khăn đó, doanh nghiệp khó có thể đảm bảo quyền lợi của mình trước đối tác, đồng thời các đối tác nước ngoài cũng sẽ lợi dụng những khó khăn đó để tiến hành gian lận, lừa đảo, gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp trong nước. Vì lẽ đó, TTTMQT xuất hiện để giải quyết những khó khăn liên quan đến thanh toán. Tuy không thể hoàn toàn xóa bỏ những khó khăn cũng như những tổn thất cho doanh nghiệp ví dụ như mất mát trong quá trình vận chuyển, hàng hóa không đáp ứng những quy định của nước nhập khẩu và xuất khẩu, hay chất lượng hàng hóa không đúng như hợp đồng, …v.v. nhưng hoạt động này cũng đóng góp rất lớn vào việc đảm bảo quá trình thanh toán trở nên có căn cứ, chính xác, hiệu quả, tiện lợi và an
- Tài trợ vốn: thông qua nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ như cho vay, chiết khấu, bao thanh toán, …v.v. ngân hàng tài trợ vốn cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp thực hiện quá trình thu mua đầu vào, sản xuất, gia công, giao hàng cũng như nhận tiền trước khi bên nhập khẩu thanh toán. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, vốn tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp thanh toán cho bên xuất khẩu. Sử dụng linh hoạt các hình thức TTTMQT sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn tài trợ của ngân hàng để quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn rất nhiều.
- Hạn chế rủi ro của hoạt động XNK: Ngân hàng là trung gian giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, giúp bảo đảm cho người xuất khẩu yên tâm giao hàng kể cả khi chưa được thanh toán đủ và người nhập khẩu yên tâm thanh toán kể cả khi chưa nhận được hàng. Đồng thời, ngân hàng với chuyên môn nghiệp vụ về TTTMQT sẽ có vai trò lớn trong việc tư vấn, hỗ trợ khách hàng khi thực hiện các giao dịch ngoại thương và đàm phán những điều khoản hợp đồng bảo đảm quyền lợi nhất cho khách hàng.
Đối với nền kinh tế:
- Thúc đẩy hoạt động ngoại thương: TTTMQT là chiếc cầu nối giữa các quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế. TTTMQT phát triển sẽ đẩy mạnh lưu chuyển tiền tệ quốc tế, thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia, góp phần phát triển hoạt động ngoại thương sâu rộng hơn.
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển: Với những vai trò quan trọng đối với ngân hàng và doanh nghiệp, TTTM đã tạo điều kiện phát triển cho cả các doanh nghiệp XNK và các NHTM – những thành phần vô cùng quan trọng của mọi nền kinh tế. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, TTTM hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế các rủi ro trong thương mại quốc tế, giúp doanh nghiệp phát triển, từ đó thúc đẩy nền kinh tế.