Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Tường Vân_1906035051_TCNH26B (Trang 135 - 138)

Chính phủ là chủ thể đại diện cho một quốc gia, chịu trách nhiệm đưa ra các đường lối, chính sách có liên quan mật thiết đến sự sống còn của chính quốc gia đó. Đứng trước những vấn đề mang tầm vĩ mô, chính phủ sẽ điều chỉnh các chính sách với mục tiêu đảm bảo quyền lợi cao nhất của đất nước, đảm bảo quyền lợi nhân dân cũng như tất cả các chủ thể có liên quan. Dựa vào những điều kiện kinh tế được tạo

nên từ những tác động gián tiếp của các chính sách ban hành bởi chính phủ, NHNN mới có thể ban hành những quy định phù hợp với ngành ngân hàng, đưa ra các văn bản hướng dẫn các ngân hàng cấp dưới nhằm thực hiện các mục tiêu mang tính vi mô. Đó là lý do kiến nghị với chính phủ về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TTTMQT được đặt lên hàng đầu. Cụ thể, luận văn đưa ra các kiến nghị sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần tập trung ổn định nến kinh tế vĩ mô. Các chủ thể kinh tế luôn muốn dược hoạt động trong một môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định. Việc nhà nước chú trọng vào ổn định nền kinh tế giúp cho các định hướng cũng như kế hoạch phát triển của mỗi chủ thể kinh tế đi đúng với lộ trình được dự đoán trước. Từ đó, quá trình mở rộng và phát triển được rút ngắn thời gian, nguồn lực của các doanh nghiệp được tối ưu hóa, đẩy mạnh tốc độ phát triển của chính doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế ít biến động cũng góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam, đẩy mạnh việc thông thương, mua bán quốc tế, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp địa phương cũng như người lao động ví dụ như: đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu công nghiệp, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng an sinh xã hội địa phương, ...v.v. Cùng với đó, các NHTM cũng được hưởng lợi khi các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô sẽ tìm đến sự hỗ trợ của các NHTM. Hoạt động TTQT và TTTMQT tại các NHTM sẽ được trọng dụng và trở thành trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp XNK trong bối cảnh nền kinh tế được nhà nước bảo hộ

Thứ hai, Chính phủ cần xây dựng bộ luật kinh doanh và luật ngân hàng đồng bộ, đầy đủ nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các hoạt động ngân hàng. Một đất nước có môi trường pháp lý đầy đủ, thông suốt, đồng bộ có thể thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy hoạt động XNK.

Thứ ba, Chính phủ và các bộ ngành có liên quan cần tránh việc thay đổi liên tục danh mục mặt hàng được phép XNK, biểu thuế XNK, điều kiện để doanh nghiệp được phép hoạt động XNK. Tần suất thay đổi quyết định nếu quá ngắn sẽ không đủ để doanh nghiệp sắp xếp kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, dẫn tới bị động. Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành như Hải quan, Thuế, tạo

doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK theo một chu trình tuần tự khép kín, giảm bớt các thủ tục, tránh phiền hà, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Thứ tư, Chính phủ cần tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, duy trì mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội phát triển và xâm nhập các thị trường có tiềm năng như các nước ASEAN, Trung quốc, Nhật bản, Mỹ và các nước thuộc khối Đông Âu, Bắc Mỹ. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện các cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thông tin thị trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp kể cả các cơ quan đại diện ngoaị giao ở nước ngoài.

Thứ năm, Nhà nước, Chính phủ cần đẩy mạnh công tác thống kê, dự báo kịp thời các biến động về kinh tế vĩ mô nói chung và tiền tệ nói riêng để có thể có các biện pháp điều chỉnh kịp thời hoặc ban hành các chính sách kinh tế, tiền tệ và các chính sách điều hành hoạt động TTQT và TTTMQT một cách phù hợp và hiệu quả hơn, góp phần tạo môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch cho các ngân hàng tiếp tục phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Thứ sáu, Chính phủ cần đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm tra chéo giữa các bộ ngành như hải quan, thuế, ngân hàng để kịp thời phát hiện ra những sai phạm, đồng thời đưa ra các văn bản hướng dẫn mang tính thực tiễn, giải quyết các lỗ hổng trong công tác quản lý các hoạt động liên quan đến XNK, đưa ra các giải pháp cũng như dẫn dắt các chủ thể kinh tế liên quan vượt qua khó khăn.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Tường Vân_1906035051_TCNH26B (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w