1 2 Những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
-Hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động Ngân hàng: hiện nay khung pháp lý của Ngân hàng nhà nước đã có các quy định cụ thể về Luật tổ chức tín dụng, các thông thu hướng dẫn về việc phân loại nợ, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro,… tuy nhiên chưa có quy định hướng dẫn nào về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. Để có cơ sở pháp lý và hướng dẫn các Ngân hàng xây dựng hệ thống quản trị rủi ro chuẩn quốc
tế, tuân thủ các Hiệp ước Basel thì Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng xây dựng và ban hành các quy định, chính sách cụ thể đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đặc biết là quản trị rủi ro hoạt động tài trợ thương mại quốc tế - hoạt động có ảnh hưởng và chịu tác động lớn bới yếu tố nước ngoài.
-Bổ sung các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, thể lệ tín dụng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát từ phía NHNN, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng bảo đảm việc kiểm soát hệ thống NHTM đạt hiệu quả cao nhất, mọi hành vi vi phạm quy chế, thể lệ tín dụng phải được xử lý một cách nghiêm túc. Ngoài ra, cần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN.
-Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt Nam, bảo đảm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất. Trung tâm phòng ngừa rủi ro của các NHTM đã đi vào hoạt động được nhiều năm song chưa thực sự phát huy hiệu quả, thông tin thu thập được chưa nhanh nhạy, phong phú và chính xác. Do vậy, các NHTM chưa khai thác được nhiều thông tin phục vụ công tác tín dụng. Để có thể phát huy được vai trò thông tin tín dụng ngân hàng, Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt Nam cần cập nhật thông tin một cách nhạy bén, thường xuyên cảnh báo những khách hàng có vấn đề để các NHTM được biết, đồng thời, cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Có như vậy mới tránh được tình trạng đảo nợ hoặc tình trạng chây ỳ trong trả nợ ngân hàng.
-Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát NHTM theo các hướng cơ bản sau:
Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc thành lập đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích BCTC và xác định các điểm có vấn đề.
Phát triển và thống nhất cách thức giám sát NHTM trên cơ sở lý luận thực tiễn. Xây dựng cách tiếp cận với công việc, đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các TCTD. Nâng cao yêu cầu kỹ thuật trong việc trích lập DPRR. Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại hệ thống NHTM, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các NHTM nhà nước.
Củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn kiểm tra, kiểm soát.
-Hoàn thiện quy trình cho vay, quy chế hoá mọi hoạt động trong ngân hàng, đảm bảo được các nguyên tắc hạn chế rủi ro ở mọi khâu trong ngân hàng. Thường xuyên xem xét lại quy trình theo định kỳ, đảm bảo mọi công việc được xử lý một cách đầy đủ, chính xác kịp thời và đúng thẩm quyền. Ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết cách thức tiến hành trích lập và sử dụng quỹ phòng ngừa rủi ro để đưa quỹ phòng ngừa rủi ro thực sự đi vào vận hành trong công tác phòng chống rủi ro tại các NHTM.