Những kiến nghị với Ủy bán giám sát tài chính quốc gia

Một phần của tài liệu NGUYEN THI MAI HUONG - 1906035020 - TCNH26B (Trang 110)

1 2 Những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

3.4.3. Những kiến nghị với Ủy bán giám sát tài chính quốc gia

Chuẩn hóa, công khai thông tin của các định chế tài chính, tổ chức tài chính, phi tài chính. Để có nguồn thông tin phục vụ cho giám sát, Ủy ban thu thập thông tin thông qua 3 kênh chủ yếu: đề nghị các định chế tài chính báo cáo trực tiếp cho Ủy ban theo mẫu biểu của Ủy ban, đề nghị các Bộ ngành liên quan báo cáo theo kênh của các cơ quan báo cáo cho nhau và khai thác các kênh thông tin quốc tế, nối mạng với các tổ chức tài chính, các cơ quan giám sát quốc tế để cung cấp thông tin được rộng hơn và tiếp cận với tình hình Việt Nam từ bên ngoài. Cho phép Ủy ban quyền điều tra, thanh tra, cưỡng chế thực thi đối với hành vi vi phạm trong hoạt động và công bố thông tin. Trong điều kiện thị trường tài chính - ngân hàng chưa đảm bảo thông tin minh bạch, công khai, lợi dụng điều này, nhiều tổ chức, cá nhân tung tin không trung thực gây nhiễu loạn thị trường, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của thị trường tài chính. Nếu công bố thông tin không trung thực gây tác động xấu đến thị trường sẽ bị phạt nặng, trong đó, có tính đến việc đình chỉ, đóng cửa hoạt động.

Kịp thời công bố những cảnh báo các nguy cơ gây mất an toàn an ninh tài chính. Trên cơ sở các thông tin nhận được từ các kênh, báo cáo và thông qua công tác phân tích, dự báo, uỷ ban cần công bố kịp thời các cảnh báo và các nguy cơ gây mất an toàn anh ninh tài chính quốc gia, các cảnh báo đối với các ngân hàng thương mại, trên cơ sở các cảnh báo đó, các NHTM cần điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp.

Một phần của tài liệu NGUYEN THI MAI HUONG - 1906035020 - TCNH26B (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w