Các phương pháp dẫn động khác:

Một phần của tài liệu nghiên cứu, tính toán thiết kế, chế tạo thiết bị cấp phôi và máy đếm vít tự động (Trang 37 - 40)

a. Cơ cấu Cam:

Cơ cấu cam là cơ cấu khớp cao, được dùng để tạo ra chuyển động qua lại ( có thể có lúc dừng) theo một quy luật cho trước của khâu bị dẫn.

Khâu dẫn của cơ cấu được gọi là cam, còn khâu bị dẫn được gọi là cần. Cơ cấu cam phẳng là cơ cấu cam, trong đó cam và cần chuyển động trong cùng một mặt phẳng hay trong các mặt phẳng song song với nhau.

Trong cơ cấu cam, cam và cần được nối với nhau bằng khớp thấp (khớp trượt, khớp quay) và được nối với nhau bằng khớp cao. Thông thường, cam được nối với giá bằng khớp quay.

Hình 1.21. Góc công nghệ của các loại cơ cấu cam

Thành phần khớp cao trên cam trong khớp nối cam và cần là một đường cong kín gọi là biên dạng cam. Bán kính vector lớn nhất của biên dạng cam là Rmax , bán kính vector nhỏ nhất là Rmin

Với đề tài của chúng ta thì ta nên sử dụng cam đẩy cần nhọn. Cam và cần tiếp xúc với nhau tại điểm B. Biên dạng cam có 4 phần khác nhau: hai cung tròn bán kính có tâm O1 và có bán kính lần lượt là Rmax và Rmin. Khi cho cam quay liên tục, cần sẽ chuyển động được nhờ sự thay đổi của vector O1B , B là điểm tiếp xúc giữa cam và cần

Với chiều quay của cam , ta thấy khi điểm B tiếp xúc nằm trong cung AB, bán kính vector O1B tăng dần từ Rmin cho đến Rmax : cần dần đi xa tâm cam (từ vị trí xa tâm cam nhất) . Khi bán kính vector O1B giảm dần : cần đi về gần tâm cam (từ vị trí xa đến vị trí gần tâm cam nhất), khi bán kính vector O1B không đổi : cần sẽ đứng yên ở vị trí tâm cam xa nhất

b. Cơ cấu bánh răng

Cơ cấu bánh răng có hai khâu động được nối với nhau bằng khớp cao, dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục với một tỷ số truyền xác định ( thường là bằng hằng số). Hai khâu động được gọi là bánh răng

i12 = 𝜔1

𝜔2

với 𝜔1, 𝜔2 :vận tốc góc của trục dẫn và trục bị dẫn

Ngày nay chúng có rất nhiều cơ cấu bánh răng truyền chuyển động như : chuyền chuyển động giữa hai trục song song ( bánh răng trụ tròn răng thẳng, cơ cấu bánh răng trụ tròn răng nghiêng và răng chữ V) như hình dưới:

Hình 1.22. Chuyển động bánh răng

Để tiện cho việc gia công cũng như tính lợi ích về kinh tế nên trong đề tài này chúng ta sử dụng bánh răng trụ răng thẳng.

Cơ cấu bánh bánh răng ăn khớp ngoài ( ngoại tiếp ) khi bánh răng nọ nằm ngoài bánh kia, vận tốc góc của hai bánh ngược chiều nhau.

Hình 1.23. Cơ cấu bánh răng ăn khớp ngoài

Khi chuyển động , các bánh răng của bánh dẫn lần lượt thay nhau tiếp xúc với các răng của bánh bị dẫn, đẩy bánh bị dẫn cùng chuyển động. Quá trình này gọi là quá trình ăn khớp của bánh răng.

Hình 1.24. Quá trình ăn khớp bánh răng

Hình 1.25. Bánh răng trụ tròn răng thẳng

Ta có quan hệ:

𝑃𝑥 = 𝑆𝑥 + 𝑊𝑥

Gọi Z là số răng của bánh răng. Do các răng được bố trí cách đều nhau trên vành răng, nên chu vi của vòng (Cx) bằng: 2𝜋rx=Z.Px

Một phần của tài liệu nghiên cứu, tính toán thiết kế, chế tạo thiết bị cấp phôi và máy đếm vít tự động (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)