Quan điểm và định hướng đầu tư trái phiếu tại PVcomBank

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động đầu tư trái phiếu tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - PVcomBank. (Trang 93 - 96)

Để làm tốt các quan điểm về hoạt động đầu tư trái phiếu của ngành Ngân hàng nói chung, định hướng phát triển hoạt động đầu tư trái phiếu tại PVcomBank cần triển khai các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, điều chỉnh quy mô và cơ cấu đầu tư trái phiếu ở mức độ hợp lý để đảm bảo thực hiện hài hòa các mục tiêu: dự trữ, tăng thu nhập và giảm thiểu rủi ro do tập trung quá mức.

- Tại các luận án nghiên cứu khoa học của các tác giả trước đây, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm đầu tư của một số NHTM nước ngoài, Ngân hàng Việt Nam nên duy trì quy mô đầu tư trái phiếu ở mức 20%-30% tổng tài sản. Theo Báo cáo “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp” của CTCP chứng khoán SSI, lượng trái phiếu mà các NHTM hấp thụ cho tới tháng 09 năm 2021 là 124,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,7% tổng giá trị trái phiếu phát hành. Con số này tương đương với mức các NHTM hiện đại trên thế giới nắm giữ. Trong đó, PVcomBank hấp thụ hơn 20 nghìn tỷ đồng (chiếm khoản 1/6 lượng hấp thụ của hệ thống ngân hàng), như vậy, PVcomBank là ngân hàng thương mại đang “ôm” khối trái phiếu doanh nghiệp rất lớn.

- Theo mô hình hồi quy và khảo sát tại chương 2, với quy mô hiện tại hoạt động đầu tư trái phiếu đã góp phần không nhỏ đến hiệu quả hoạt động nói chung của PVcomBank cả về chất và lượng. Tổng giá trị đầu tư trái phiếu bình quân chiếm khoảng 20% tổng tài sản bình quân, đóp góp vào lợi nhuận gộp của Ngân hàng trên 30% trong những năm gần đây phần nào khẳng định lại lần nữa vai trò của đầu tư trái phiếu trong PVcomBank. Tuy nhiên, theo quy định của NHNN tại Điều 128 Luật các TCTD, Thông tư số 16/2021/TT-NHNN& Thông tư 23/2020/TT- NHNN quy định về giới hạn, tỷ lệ đầu tư trái phiếu (trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ trong đó:

 Tổng đầu tư trái phiếu Chính phủ và trái phiếu được chính phủ bảo lãnh không quá 10% Tổng nợ phải trả bình quân của tháng liền kề trước đó.

 Tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cả đầu tư trái phiếu) đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có.

Như vậy với quy mô tài sản như hiện nay của PVcomBank, quy mô đầu tư trái phiếu đang gần chạm trần so với quy định của NHNN. Để phục vụ cho mở rộng & nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu theo định hướng của đề án tái cơ cấu đã được Chính phủ phê duyệt, Vốn Điều Lệ của PVcomBank cần tăng gấp đôi so với hiện tại theo lộ trình 5 năm và tăng gấp 3 đến năm 2030.. Và do vậy, hoạt động đầu tư trái phiếu cũng được mở rộng gấp bằng số lần tăng trưởng về vốn điều lệ của PVcomBank hiện tại theo lộ trình này.

Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư trái phiếu nhằm giảm thiểu rủi ro do tập trung quá mức.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng tại chương 2 có thể thấy trái phiếu đầu tư của PVcomBank chiếm đa số là trái phiếu dài hạn trong đó, trái phiếu Chính phủ có khả năng thanh toán nhanh chiếm tỷ trọng nhỏ và trái phiếu doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản chiếm bình quân trên 90% tổng quy mô. Điều này sẽ là hợp lý do PVcomBank đang có nguồn huy động vốn từ TCKT và cá nhân rất dồi dào và chính sách siết chặt cho vay của NHNN nên việc đẩy nguồn qua đầu tư trái phiếu để tăng hiệu quả nguồn vốn. Tuy nhiên, khi thanh khoản thấp, việc nắm giữ

trái phiếu dài hạn với tỷ trọng lớn và trái phiếu Chính phủ với tỷ lệ nhỏ sẽ gây bị động trong vấn đề thanh khoản. Chính vì vậy, Ngân hàng cần xác định chiến lược nguồn để phân bổ chiến lược đầu tư trái phiếu theo kì hạn hợp lý.

- Theo loại trái phiếu: PVcomBank hiện nay đang tập trung vào trái phiếu các doanh nghiệp bất động sản lớn gây ra rủi ro khá lớn khi quá phụ thuộc vào thị trường bất động sản. Do vậy, PVcomBank cần đa dạng hóa hơn danh mục đầu tư bằng cách phân tán các loại trái phiếu các ngành có tiềm năng khác như y tế, giáo dục.

- Theo Thông tư 16/2021/TT-NHNN vv quy định tổ chức tín dụng phải quy định cụ thể các giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành; trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành và người có liên quan phát hành; trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm; trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm; trái phiếu doanh nghiệp đầu tư sẵn sàng để bán; trái phiếu doanh nghiệp đầu tư giữ đến ngày đáo hạn; trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh. Mặc dù Thông tư không đưa ra mức giới hạn cho từng loại là bao nhiêu do phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng thì mỗi ngân hàng sẽ đưa ra tỷ lệ cụ thể. Tại PVcomBank, quy mô và cơ cấu hoạt động đầu tư trái phiếu khi nguồn thanh khoản dồi dào thời điểm hiện tại là hợp lý. Tuy nhiên, ngân hàng cần phân tích GAP kỳ hạn và đưa ra các chiến lược thanh khoản trong đó cân đối tỷ lệ đầu tư trái phiếu giữa loại thanh khoản tốt như trái phiếu sẵn sằng để bán (thông thường với lợi tức thấp hơn) với các loại thanh khoản kém hơn như trái phiếu giữ đến ngày đáo hạn (thông thường với lợi tức cao hơn) nhằm tăng hiệu quả cả về thanh khoản lẫn hiệu quả về lợi nhuận cho ngân hàng.

Thứ ba, đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư. Thực tế PVcomBank cũng giống như các ngân hàng thương mại khác thực hiện đầu tư trái phiếu qua 2 nghiệp vụ cơ bản là đầu tư trực tiếp và gián tiếp qua các Công ty quỹ hay chứng khoán. Tuy nhiên, trên cơ sở thực hiện tốt các nghiệp vụ, sản phẩm truyền thống hiện tại, Ngân hàng cần đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu như Hợp đồng trái phiếu tương lai; Hợp đồng quyền chọn trái phiếu; Trái phiếu Zero coupon bond; Trái phiếu lãi suất thả nổi,...

- Về tổng quy mô đầu tư: tham khảo kinh nghiệm đầu tư của một số NHTM nước ngoài, Ngân hàng Việt Nam nên duy trì quy mô đầu tư trái phiếu ở mức 20%- 30% tổng tài sản.

- Về cơ cấu đầu tư: Theo kì hạn đầu tư, trên cơ sở phân tích khả năng thanh khoản – thu nhập – rủi ro, Ngân hàng cần xác định phân bổ chiến lược kì hạn hợp lý. Đối với Ngân hàng, tình hình thanh khoản không ổn định, nên áp dụng chiến lược tập trung kì hạn ngắn nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm khả năng thanh khoản hơn là mục đích tạo ra thu nhập, đồng thời tránh tổn thất về vốn khi lãi suất tăng. Đối với Ngân hàng, nên áp dụng chiến lược phân bổ kì hạn đều (mức đầu tư vào các kì hạn giống nhau). Chiến lược này có thể không tối đa hóa thu nhập, nhưng có lợi thế làm giảm dao động về thu nhập và không đòi hỏi nhiều chuyên môn về quản trị.

Theo loại trái phiếu, mỗi ngân hàng cần xác định cụ thể giới hạn đầu tư từng loại trái phiếu, giảm tỉ lệ đầu tư trái phiếu của các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, hoặc đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ. Tỉ lệ cụ thể tùy thuộc khả năng chịu đựng rủi ro của mỗi ngân hàng. Các ngân hàng lớn, khẩu vị rủi ro cao có thể tăng tỉ lệ đầu tư vào lĩnh vực này cao hơn các ngân hàng nhỏ, khẩu vị rủi ro thấp. Ngoài ra, nên hạn chế hoạt động đầu tư trái phiếu của các TCTD khác để góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, cũng là để thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của một ngân hàng.

Đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư. Trên cơ sở thực hiện tốt các nghiệp vụ, sản phẩm truyền thống hiện tại, Ngân hàng cần tiến hành nghiên cứu, phân tích và thực hiện các nghiệp vụ, sản phẩm mới liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu như Hợp đồng trái phiếu tương lai; Hợp đồng quyền chọn trái phiếu; Trái phiếu Zero coupon bond; Trái phiếu lãi suất thả nổi;...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động đầu tư trái phiếu tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - PVcomBank. (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w