Tổng quan về hệ thống cơ khí

Một phần của tài liệu HD1 hà thanh hải nghiên cứu, thiết kế hệ thống pha chế sơn tự động sử dụng PLC s7 1200 (Trang 29)

Khái niệm:

Băng tải là một thiết bị xử lý vật liệu cơ khí di chuyển hàng hóa, vật tư từ

nơi này đến nơi khác trong một đường dẫn xác định trước. Băng tải đặc biệt hữu ích trong các ứng dụng liên quan đến việc vận chuyển vật liệu nặng hoặc cồng kềnh. Hệ thống băng tải cho phép vận chuyển nhanh chóng và hiệu quả

đối với nhiều loại vật liệu. Bên cạnh đó là sản xuất, băng chuyền giảm nguy cơ chấn thương lưng, đầu gối, vai và chấn thương chỉnh hình khác.

Hình 2.11 Băng tải dây đai PVC

Cấu tạo:

Cấu tạo băng tải gồm các cơ cấu như sau: - khung băng tải,

- rulô chủ động. - rulô bị động.

- cơ cấu dẫn hướng.

- con lăn đỡ dây. - cơ cấu tăng đơ. - dây băng tải.

- động cơ giảm tốc.

Nguyên lý hoạt động:

Nguyên lý hoạt động của băng tải là khi động cơ bật, rulô quay nhờ lực ma sát giúp dây băng tải di chuyển. Tùy vào nhu cầu vận chuyển mà điều chỉnh tốc độ dây băng phù hợp. Khi sản phẩm, vật liệu để trên bề mặt băng tải, nó sẽ được vận chuyển nhờ sự chuyển động của dây băng tải.

Phân loại:

- Băng tải xích bao gồm xích tấm, xích gỗ, xích inox, xích nhựa, xích cào. Tùy thuộc vào kích thước, trọng lượng của từng đối tượng được vận chuyển, vận tốc vận chuyển mà chọn loại động cơ cho phù hợp.

- Băng tải con lăn trọng lực được cấu tạo bởi các con lăn bằng thép, inox (thép không gi), hoạt động vận chuyển hàng chủ yếu là nhờ lực hấp dẫn. Khung chân bằng thép hoặc inox. Khi sử dụng ở trên nền đất có thể đẩy chân bằng tải ra để trụ được và vận chuyển hàng bình thường.

- Băng tải con lăn dùng động cơ, cũng giống như băng tải con lăn trọng lực, băng tải này gắn thêm động cơ, giảm sức lao động con người, tiện lợi cho tự động hóa. Hàng hóa có thể được di chuyển, điều hướng hay dừng lại khi cần, và được kiểm soát nhờ vào các nút nhấn được thiết kế sẵn.

2.5.2 Động cơ điện một chiều Khái niệm: Khái niệm:

Động cơ một chiều DC (DC là từ viết tắt của Direct Current Motors) là động cơ được điều khiển bằng dòng có hướng xác định hay nói cách khác thì đây là loại động cơ chạy bằng nguồn điện áp DC - điện áp 1 chiều.

Hình 2.12 Động cơ điện một chiều

Cấu tạo:

- Stator: thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện

- Rotor: là phần lõi có quấn các cuộn dây để tạo thành nam châm điện

- Cổ góp (commutator): nhiệm vụ tiếp xúc và chia điện cho các cuộn dây trên rotor. Số lượng các điểm tiếp xúc tương ứng với số cuộn trên rotor.

Hình 2.13 Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều

Nguyên lý hoạt động:

- Pha 1: Từ trường của rotor cùng cực với stator, tạo ra chuyển động quay của rotor

- Pha 2: Rotor tiếp tục quay;

- Pha 3: Bộ phận chỉnh điện sẽ đổi cực sao cho sẽ đẩy từ trường giữa stator và rotor cùng dấu, trở lại pha 1.

Hình 2.14 Nguyên lý hoạt động của động cơ điện một chiều

Phân loại:

Căn cứ vào phương pháp kích từ, có thể chia động cơ điện 1 chiều thành những loại như sau:

- Động cơ điện 1 chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu.

- Động cơ điện 1 chiều kích từ độc lập.

- Động cơ điện 1 chiều kích từ nối tiếp.

- Động cơ điện 1 chiều kích từ hỗn hợp gồm 2 cuộn dây kích từ 1 cuộn mắc nối tiếp với phần ứng, 1 cuộn mắc song song với phần ứng.

2.5.3 Xi lanh khí nén Khái niệm: Khái niệm:

Xi lanh khí nén hay còn gọi là ben khí nén, xi lanh khí là một thiết bị cơ học, sử

dụng sức mạnh của khí nén để tạo ra lực cung cấp cho chuyển động.

Hình 2.15 Xi lanh khí nén

Cấu tạo:

Xi lanh khí nén có cấu tạo gồm các bộ phận chính như sau:

- Thân trụ (barrel)

- Piston

- Trục piston (piston rod)

- Lỗ cấp khí (cap-end port)

- Lỗ thoát khí (rod-end port)

Nguyên lý hoạt động:

Xi lanh của máy nén khí hoạt động bằng cách chuyển hóa năng lượng của khí nén thành động năng, để piston của xi lanh dịch chuyển và chuyển động theo hướng mong muốn của người dùng đến thiết bị bên ngoài.

Phân loại: - Xi lanh khí nén tác động đơn. - Xi lanh khí nén tác động kép. - Xi lanh khí nén tròn. - Xi lanh khí nén vuông. 2.5.4 Bộ truyền đai Cấu tạo:

Cấu tạo bộ truyền động đai có 3 bộ phận, đó là bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai mắc căng trên hai bánh đai, dây đai được làm bằng da thuộc, vải dệt nhiều lớp hoặc bằng vải đúc với cao su.

Hình 2.17 Bộ truyền đai dẹt

Nguyên lý hoạt động:

Bộ truyền đai hoạt động theo nguyên lý ma sát: công suất từ bánh chủ động truyền cho bánh bị động nhờ vào ma sát sinh ra giữa dây đai và bánh đai.

Phân loại:

- Theo tiết diện đai: bao gồm đai dẹt, đai hình thang, đai răng lược, đai tròn, đai răng, đai lục giác.

- Theo kiểu truyền động: truyền động giữa hai trục song song cùng chiều, truyền động giữa hai trục song song ngược chiều, truyền động giữa các trục chéo nhau.

2.6 Tổng quan về hệ thống điện điều khiển 2.6.1 Cảm biến hồng ngoại phát hiện phôi 2.6.1 Cảm biến hồng ngoại phát hiện phôi Khái niệm:

Cảm biến hồng ngoại hay còn được gọi là IR Sensor, chúng là một thiết bị điện

tử có khả năng đo và phát hiện bức xạ hồng ngoại trong môi trường xung quanh.

Hình 2.18 Cảm biến hồng ngoại AMOS.

Cấu tạo:

Cấu tạo cảm biến hồng ngoại bao gồm các chi tiết sau:

- Đèn led hồng ngoại: thiết bị phát ra nguồn sáng hồng ngoại.

- Máy dò hồng ngoại: thiết bị nhận tín hiệu và phát hiện bức xạ hồng ngoại phản xạ trở lại.

- Điện trở: hiết bị có tác dụng cản trở cường độ dòng điện quá lớn chạy quá đèn led làm hệ thống chập cháy.

Nguyên lý hoạt động:

Cảm biến hồng ngoại sẽ hoạt động bằng cách sử dụng một cảm biến ánh sáng cụ thể để phát hiện bước sóng ánh sáng chọn trong phổ hồng ngoại (IR). Bằng cách sử dụng đèn LED tạo ra ánh sáng có cùng bước sóng với cảm biến đang tìm kiếm, bạn có thể xem cường độ của ánh sáng nhận được. Khi một vật ở gần cảm biến, ánh sáng từ đèn LED bật ra khỏi vật thể và đi vào cảm biến ánh sáng. Điều này dẫn đến một bước nhảy lớn về cường độ, mà chúng ta đã biết có thể được phát hiện bằng cách sử dụng một ngưỡng.

Phân loại:

Cảm biến hồng ngoại được chia thành 2 loại là cảm biến hồng ngoại chủ động và cảm biến hồng ngoại thụ động.

- Cảm biến hồng ngoại thụ động có nghĩa là chỉ nhận các tia hồng ngoại phát ra từ vật thể khác như người, động vật hoặc một nguồn nhiệt bất kỳ, chứ tự nó không phát ra tia hồng ngoại nào cả. Sau khi nhận biết được nguồn nhiệt, bộ phận cảm biến sẽ phân tích để xách định điều kiện báo động. Vì thế người ta gọi đó là thụ động, chỉ phát hiện chứ không phải là nguồn phát ra tia hồng ngoại.

- Cảm biến hồng ngoại chủ động (Active Infrared) có cấu tạo gồm 2 phần là diode phát sáng và máy thu. Khi một vật thể đến gần cảm biến thì ánh sáng hồng ngoại từ đèn LED sẽ phản xạ khỏi vật thể, nhờ đó người nhận sẽ phát hiện ra. Cảm biến hồng ngoại chủ động đóng vai trò như một cảm biến tiệm cận và nó được dùng để phát hiện các chướng ngại vật.

2.6.2 Cảm biến lưu lượng nước Khái niệm: Khái niệm:

Cảm biến lưu lượng (thường được gọi là “đồng hồ đo lưu lượng”) là một thiết bị

điện tử có chức năng đo hoặc điều chỉnh tốc độ dòng chảy của chất lỏng và khí trong ống.

Hình 2.20 Cảm biến lưu lượng YF-S401

Cấu tạo:

Cảm biến lưu lượng nước bao gồm:

- Một thiết bị phát hiện và đo tốc độ dòng chất lỏng.

- Một bộ chuyển đổi tín hiệu đầu ra dưới dạng điện áp, dòng điện hoặc dạng xung vuông.

Nguyên lý hoạt động:

Khi có dòng chất lỏng chảy qua cảm biến, khi đó thiết bị phát hiện dòng chảy có thể là tuabine, thiết bị phát sóng siêu âm, từ trường… sẽ gửi tín hiệu về cho bộ chuyển đổi tín hiệu, khi đó bộ chuyển đổi sẽ xuất tín hiệu đầu ra tương ứng với lưu lượng chảy của chất lỏng ở dưới dạng điện áp, dòng điện hoặc dạng xung vuông.

Phân loại:

- Cảm biến đo lưu lượng nước siêu âm.

- Cảm biến đo lưu lượng nước điện từ.

- Cảm biến đo nước dựa vào chênh lệch áp suất.

- Cảm biến lưu lượng nước theo nguyên lý Coriolis.

- Cảm biến đo lưu lượng nước Turbine

2.6.3 Van điện từ đóng mở Khái niệm: Khái niệm:

Van điện từ đóng mở là van sử dụng từ trường để đóng mở, kiểm soát lưu chất

trong hệ thống đường ống, van sử dụng nguồn điện 24v, 220v xoay chiều hoặc một chiều.

Hình 2.21 Van điện từ đóng mở UD-30

Cấu tạo:

- Valve Body (Thân van): Thường được chế tạo từ vật liệu đồng, gang sử dụng cho các hệ thống nước, hơi, khí nén hoặc có thể là nhựa, inox khi sử dụng trong các môi trường như hơi nóng có nhiệt độ cao, hóa chất có độ ăn mòn.

- Seal (Đệm van, màng van): Được làm từ các loại vật liệu như cao su EPDM, Teflon (PTFE), Buna, Viton. Với nhiệm vụ làm kín, ngăn không cho nước rò rỉ qua

- Plunger (Piston): Là bộ phận trực tiếp giúp van đóng hoặc mở, được làm từ vật liệu inox

- Spring (Lò xo van): Lò xo được chế tạo từ inox, có độ đàn hồi tốt, giúp đẩy trục van lên xuống để đóng mở van. Lò xo của van điện từ thường được thiết kế khoảng 8-10 bar

- Coid (Cuộn điện của van): Là bộ phận chính giúp tạo ra từ trường cho van. Coid điện của van được quấn từ dây đồng sử dụng nguồn điện thông dụng như 24v, 110v hoặc 220v

Hình 2.22 Cấu tạo van điện từ đóng mở.

Nguyên lý hoạt động:

Van sử dụng hiện tượng cảm ứng điện từ để hoạt động. Khi dòng điện đi qua cuộn dây thì nó sẽ sinh ra một dòng từ trường. Dòng từ trường này sẽ hút pit tông lên trên. Pit tông rời khỏi vị trí ban đầu sẽ giúp cho dòng lưu chất đi qua hoặc chặn hoàn toàn dòng lưu chất.

Phân loại:

Van điện từ đóng mở được chia làm hai loại sau:

- Van điện từ thường đóng

- Van điện từ thường mở

2.6.4 Van điện từ khí nén Khái niệm: Khái niệm:

Van điện từ khí nén là một thiết bị điều khiển của hệ thống khí nén, chúng được

dùng để điều khiển các chuyển động của thiết bị cũng như điều khiển áp lực và lưu lượng cung cấp cho cơ cấu chấp hành, van khí nén cũng chia làm nhiều loại theo từng chức năng riêng biệt gồm các loại cơ bản.

Hình 2.23 Van điện từ khí nén AirTac 5/2.

Cấu tạo:

- Thân van: Thường được làm từ nhôm giúp van có trọng lượng nhẹ nhưng có độ bền cao khi vận hành. Thân van được chia thành 2 vị trí truyền động và 5 cửa như sau:

- Nòng van: Còn được gọi là thanh trượt (piston điều khiển). Khi có tín hiệu tác động, thanh trượt sẽ di chuyển qua lại. Đồng thời, chốt van cũng thay đổi vị trí để thay đổi hướng của dòng khí.

- Tín hiệu tác động: Khi nhận được các tín hiệu tác động (dòng khí nén, cuộn dây điện...) sẽ đẩy thanh trượt của van di chuyển.

Hình 2.24 Cấu tạo van điện từ khí nén

Nguyên lý hoạt động:

Van hoạt động nhờ vào các nguồn cấp điện 12V, 24V, 110V và 220V.

Trong van có một cuộn dây. Khi được cấp điện, từ trường sinh ra trong cuộn dây làm piston thắng lực đàn hồi lò xo; từ đó làm cho piston di chuyển lên/ xuống hoặc di chuyển qua lại tùy theo từng loại van (van mở). Khi ngừng cấp điện, dưới

tác dụng của lực đàn hồi lò xo, piston sẽ bị kéo hoặc đẩy trở về vị trí ban đầu (van đóng lại).

Cuộn dây trong van có chức năng chuyển đổi điện năng thành cơ năng và thực hiện lần lượt thao tác đóng/ mở van.

Phân loại

Theo thiết kế cấu hình van:

Dựa vào số cửa, số vị trí và số tín hiệu điện thế mà van điện từ khí nén được chia thành: van 2/2 hai cửa hai vị trí, van 3/2 ba cửa hai vị trí, van 4/2 bốn cửa hai vị trí, van 5/2 năm cửa hai vị trí, van 5/3 năm cửa 3 vị trí.

Trong đó:

Số cửa: Là số lỗ trên van để dẫn khí nén ra/ vào. Van điện từ nén khí thường có 2 cửa, 3 cửa, 4 cửa và 5 cửa. Đôi khi có thể nhiều hơn nhưng phổ biến nhất vẫn là 4 loại cửa trên.

Số tín hiệu điện thế (cuộn coil): Đây là tín hiệu đẩy/ hút con trượt để di chuyển từ vị trí này qua vị trí khác. Số cuộn coil thường là 1 cuộn hoặc 2 cuộn.

Vị trí: Đây là số chỗ định vị của van. Thông thường sẽ chỉ có 2 vị trí hoặc 3 vị trí. Một số trường hợp đặc biệt có thể nhiều hơn.

Theo điện áp:

Với cách phân loại này thì van điện từ khí nén được chia thành 3 loại sử dụng 3 nguồn điện khác nhau là: 220V, 24V và 12V.

Trong đó, van có điện áp 220V là thiết bị được sử dụng rộng rãi vì chúng phù hợp với mạng lưới điện dân dụng của nước ta. Riêng đối với van sử dụng dòng điện 1 chiều 24V và 12V thì khá hiếm, ít được sử dụng.

Theo chức năng:

Gồm có 2 loại chính là:

- Van thường mở (NO): Van mở khi ngắt nguồn điện và đóng khi có nguồn điện chạy qua.

- Van thường đóng (NC): Van mở khi có dòng điện chạy qua và đóng khi không có điện.

2.6.5 Nút nhấn Khái niệm: Khái niệm:

Nút nhấn là một loại khí cụ dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện, máy móc

hoặc một số loại quá trình trong điều khiển.

Hình 2.25 Nút nhấn nhả

Cấu tạo:

Cấu tạo của nút nhấn bao gồm:

- Núm nút nhấn (1)

- Lò xo nhả (2)

- Tiếp điểm thường đóng (3)

- Tiếp điểm động (4)

- Tiếp điểm thường mở (5)

- Ốc đấu dây (6)

- Trục dẫn hướng (7)

Nguyên lý hoạt động:

Nút nhấn có đặc tính tự trả về vị trí ban đầu, có nghĩa là khi tác động các tiếp điểm của nút nhấn thay đổi, các tiếp điểm thưởng mở sẽ đóng lại còn các tiếp điểm thường đóng sẽ mở ra khi ngừng tác động thì các tiếp điểm trở về trạng thái cũ. Phân loại: Theo chức năng: - Nút nhấn đơn - Nút nhấn kép Theo cấu trúc: - Loại hở - Loại kín - Loại chống cháy nổ - Loại kín nước - Loại có đèn báo

2.6.6 Rơle trung gian Khái niệm: Khái niệm:

Rơle trung gian (Relay trung gian) là loại thiết bị có chức năng chuyển mạch tín

hiệu điều khiển và khuếch đại chúng với kích thước nhỏ. Thiết bị được lắp đặt ở vị trí trung gian nằm giữa thiết bị điều khiển công suất nhỏ và thiết bị công suất lớn hơn.

Hình 2.27 Relay trung gian ECNKO

Cấu tạo của rơ le trung gian bao gồm 2 phần chính là:

- Mạch tiếp điểm (mạch lực).

- Cuộn hút (nam châm điện): Bao gồm lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây, cuộn dây được dùng để cuộn cường độ, điện áp hoặc cuộn cả điện áp lẫn cường độ.

Hình 2.28 Cấu tạo relay trung gian

Nguyên lý hoạt động:

Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong

Một phần của tài liệu HD1 hà thanh hải nghiên cứu, thiết kế hệ thống pha chế sơn tự động sử dụng PLC s7 1200 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)