Thiết kế giao diện điều khiển cho hệ thống máy sấy rửa

Một phần của tài liệu HD1 lê văn nghĩa NGHIÊN cứu, THIẾT kế hệ THỐNG sấy rửa CHI TIẾT KIM LOẠI điều KHIỂN BẰNG PLC (Trang 97 - 106)

3.5.2.1. Thêm màn hình HMI vào dự án

- Tiến hành thêm màn hình trên phần mền TIA Portal V16 như sau:

Hình 3.53 Thêm màn hình HMI vào dự án trên phần mền HMI

3.5.2.2. Tạo màn hình và thêm đối tượng vào màn hình

Hình 3.55 Tạo màn hình và thêm đối tượng vào màn hình

Để tạo một màn hình mới nhóm sinh viên kích đúp chuột vào mục “Add new screen” màn hình mới sẽ xuất hiện, bấm F2 để đổi tên cho màn hình vừa tạo.

Để thêm một đối tượng ra ngoài màn hình kích chuột vào biểu tượng “Symbol library” và kéo thả vào vị trí mong muốn trên màn hình. Sau đó kích vào mục “Properties” để thay đổi thuộc tính của đối tượng.

3.5.2.3. Thay đổi thuộc tính đối tượng

Trong ví dụ này nhóm sinh viên muốn thay đổi đối tượng vừa tạo để minh họa cho đối tượng động cơ làm quay băng tải, nhóm sinh viên tiến hành như sau:

Lựa chọn thẻ “ Motors” và chọn vào hình minh họa mà nhóm sinh viên mong muốn như hình minh họa. Sử dụng các công cụ trên thanh công cụ để xoay lật hình như hình trên. Để đối tượng có thể đổi màu thành màu sắc mong muốn nhóm sinh viên làm như sau:

Hình 3.57 Thay đổi thuộc tính đối tượng

Tại thẻ “Appearance” đổi “Fill style” tại mục “Style” thành “Shaded” và đổi “Foreground” tại mục “Background” thành màu sắc mong muốn

Tại thẻ “Animations” tại mục “Display” tạo thuộc tính “Appearance” bẳng cách gắn các Tag bằng các bit điều khiển đã tạo trong thẻ “PLC Tag” và thay đổi màu sắc khi bit được tác động lên trạng thái 1 như hình 1.7. Ngoài ra để điều khiển cho các đối tượng xuất hiện và chuyển động theo yêu cầu nhóm sinh viên tiến hành thêm các tính năng “Visibility” và “Movement” cho các đối tượng tương ứng với các bit để điều khiển.

Hình 3.58 Thêm tính năng “Visibility” và “Movement”

Tiến hành tương tự cho việc tạo và thêm các đối tượng minh họa khác trong hệ thống giám sát.

Đối với đối tượng Text nhóm sinh viên sử dụng nhằm mục đích giải thích tên thiết bị, hiển thị tên các thông số điều khiển, các chế độ vận hành của hệ thống.

Để thêm các đối tượng “ Text”, vào màn hình điều khiển nhóm sinh viên chọn các đối tượng cùng tên tại các thẻ “ Basic Ojbects” và kéo thả vào vị trí cần trên màn hình như hình 3.38 bên dưới. Việc thay đổi thuộc tính và gắn bit điều khiển được minh họa ở hình 3.39

Hình 3.59 Thêm các đối tượng “ Text” vào màn hình

Hình 3.60 Ảnh minh họa thay đổi thuộc tính đối tượng Text

3.5.2.5. Thêm đối tượng “Switch” vào màn hình

Đối với đối tượng Switch, nhóm sinh viên sử dụng nhằm mục đích để tạo các công tắc điều khiển chuyển chế độ của hệ thống, bật tắt các thiết bị điều khiển. Cách tạo, thay đổi thuộc tính và gắn các bit điều khiển được minh họa ở hình 3.40 và 3.41.

Hình 3.62. Ảnh minh họa điều chỉnh thuộc tính của Switch

3.5.2.6. Thêm đối tượng “I/O Filed” vào màn hình

Đối với đối tượng I/O Filed, nhóm sinh viên sử dụng để hiện thị giá trị của các thông số như nhiệt độ, tốc độ quay,… đồng thời giúp người dùng có thể đặt giá trị yêu cầu trực tiếp đối với các thông số của hệ thống thông qua đối tượng. Cách tạo, thay đổi thuộc tính của đối tượng và gắn bit điều khiển được minh họa ở hình 3.41 và 3.42.

Hình 3.63. Ảnh minh họa thêm đối tượng “I/O Filed” vào màn hình

3.5.2.7. Thêm đối tượng “Bar” vào màn hình

Đối với đối tượng Bar, nhóm sinh viên sự dụng để minh họa sự dâng lên và thay đổi của mực nước trong các thùng sạch và thùng bẩn của hệ thống. Chi tiết các tạo và thay đổi thuộc tính của đối tượng được thể hiện trong hình 3.43 và 3.44.

Hình 3.65. Ảnh minh họa thêm đối tượng Bar vào màn hình

Hình 3.66. Ảnh minh họa thay đổi thuộc tính của đối tượng Bar

3.5.2.8. Thêm đối tượng “Gauge” vào màn hình

Đối tượng Gauge, Nhóm sinh viên dùng để biểu thị sự thay đổi của nhiệt độ thực tế và chế độ mô phỏng để giúp người xem dễ quan sát và điều khiển.

Hình 3.68. Ảnh minh họa thay đổi thuộc tính của đối tượng Gauge

3.5.2.9. Tạo đối tượng Đèn để báo hiệu trong màn hình

Đèn báo là đối tượng dùng để hiển thị và đưa ra tín hiệu về chế độ vận hành, thông báo cho người dùng về các lỗi và cảnh báo của hệ thống. Cách tạo, thay đổi thuộc tính và gán bit điều khiển được minh họa ở hình 3.47 và 3.48.

Hình 3.69. Ảnh minh họa tạo đối tượng đèn báo vào màn hình

Hình 3.70. Ảnh minh họa thay đổi thuộc tính của đối tượng đèn báo

3.5.2.10.Tạo đối tượng nút nhấn trong màn hình

Đối tượng nút nhân giúp người dùng có thể trực tiếp điều khiển một chức năng hoạt động của hệ thống thông qua nút nhân được thiết kế trực tiếp trên màn hình mà không phải sử dụng các nút ngoại vi giúp hệ thống trở nên thân thiện và nhỏ gọn hơn.

Ở đây nhóm sinh viên ưu tiên sử dụng nút nhấn có dạng hình vuông để thiết kế và điều khiển, chi tiết được minh họa ở các hình 3.49, 3.50 và 3.51

Hình 3.71. Ảnh minh họa tạo đối tượng nút nhấn vào màn hình

Hình 3.72. Ảnh minh họa thay đổi thuộc tính của đối tượng nút nhấn

Hình 3.73. Gắn bit điều khiển cho nút nhấn

3.5.2.11.Thêm đối tượng Trend view vào màn hình

Đối tượng Trend View, Nhóm sinh viên sử dụng để tạo các lưu đồ giúp người dùng thấy được sự thay đổi giữa nhiệt độ đầu ra nhiệt độ đầu vào và đầu ra của hệ thống dưới tác động của hàm PID. chi tiết được minh họa ở các hình 3.52, 3.53 và 3.5.4

Hình 3.74. Ảnh minh họa thêm đối tượng Trend view vào màn hình

Hình 3.75. Ảnh minh họa thay đổi thuộc tính của đối tượng Trend view

3.5.2.12.Thêm đối tượng Alarm view vào màn hình

Alarm View giúp cho người dùng, người điều khiển có thể biết dễ dàng lỗi và cảnh báo của hệ thống khi hoạt động, trạng thái, thời gian và nguyên nhân dẫn đến xuất hiện lỗi và hướng giải quyết đối với từng lỗi. Các để thêm đối tượng và thiết lập được trình bày ở hình 3.54 và 3.55.

Hình 3.76. Ảnh minh họa thêm đối tượng Alarm view vào màn hình

Ngoài ra để nhóm sinh viên còn sử dụng thêm tiện ích Slide in trong phần mền TIA PORTAL V16 để giúp giao diện người dùng trở lên linh hoạt và dễ điều khiển hoạt động của hệ thống hơn. Hình 3.56 và 3.57 là minh họa cho cách nhóm sinh viện tạo và thiết kế Slide-in Screen Bottom cho hệ thống đảm nhiệm chức năng chuyển đổi giữ các màn hình. Tương tự đối với các Slide- in khác.

Hình 3.78. Ảnh minh họa các tạo và thiết kế Slide-in Screen Bottom cho hệ thống

Hình 3.79. Ảnh minh họa các thiết lập Slide-in Screen Bottom cho hệ thống

Một phần của tài liệu HD1 lê văn nghĩa NGHIÊN cứu, THIẾT kế hệ THỐNG sấy rửa CHI TIẾT KIM LOẠI điều KHIỂN BẰNG PLC (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)