a) Aptomat
❖ Khái niệm
Aptomat là tên thường gọi của thiết bị đóng ngắt tự động (cầu dao tự động), có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện.
26
❖ Cấu tạo
Aptomat thường có cấu tạo gồm hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang). Khi mạch điện được đóng lại, các tiếp điểm sẽ lần lượt đóng từ hồ quang tới tiếp điểm phụ và chính là sau cùng. Nếu như mạch điện bị ngắt, quá trình mở các tiếp điểm sẽ ngược lại.
❖ Phân loại
- Phân loại theo cấu tạo: Aptomat dạng tép MCB, Aptomat dạng khối MCCB.
- Phân loại theo chức năng: Aptomat thường (bảo vệ ngắn mạch, quá tải), Aptomat chống rò.
- Phân loại theo số pha, số cực:
➢ Aptomat 1 pha: 1 cực
➢ Aptomat 1 pha + 1 trung tính: 2 cực
➢ Aptomat 2 pha: 2 cực
➢ Aptomat 3 pha: 3 cực
➢ Aptomat 3 pha + 1 trung tính: 4 cực
➢ Aptomat 4 pha: 4 cực
- Phân loại theo khả năng chỉnh dòng:
➢ Aptomat có dòng định mức không đổi
27
Hình 2.13: Hình ảnh Aptomat
b) Nút nhấn
❖ Khái niệm
Nút ấn là 1 khí cụ dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện. Thường đặt trên bảng điều khiển, tủ điện… Khi thao tác cần dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện.
❖ Cấu tạo
Nút ấn thường gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở, đóng và vỏ bảo vệ. Khi tác động vào nút ấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái, khi không có tác động, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
❖ Phân loại
Theo chức năng trạng thái hoạt động của nút ấn: nút ấn đơn, nút ấn kép. Theo cấu trúc: Loại hở, loại kín, chống cháy nổ, loại kín nước, loại có đèn báo.
28
Hình 2.14: Hình ảnh nút nhấn
c) Đèn báo hiệu
Đèn báo hiệu là loại đèn led, có chức năng dùng để hiển thị trạng thái hoạt động của hệ thống.
29
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN
LOẠI SẢN PHẨM THEO CHIỀU CAO
Nguyên lí hoạt động của hệ thống
Khi thực hiện nhấn nút start, băng tải hoạt động. Cảm biến tiệm cận hồng ngoại phát hiện trong ổ chứa có sản phẩm. Xylanh đẩy sản phẩm từ ổ chứa vào băng tải, thực hiện việc đẩy sản phẩm liên tục, cứ 2s lại đẩy một sản phẩm. Sản phẩm di chuyển trên băng tải đến vị trí các cảm biến tiệm cận hồng ngoại E3F để xác định loại chiều cao của sản phẩm. Nếu là sản phẩm cao thì xylanh sản phẩm cao đẩy sản phẩm cao xuống máng trượt thứ nhất, nếu là sản phẩm trung bình thì xylanh sản phẩm trung bình đẩy sản phẩm trung bình xuống máng trượt thứ hai, nếu là sản phẩm thấp thì sẽ di chuyển đến cuối băng tải. Khi sản phẩm cao, thấp hay trung bình đạt được 5 sản phẩm thì đèn báo tín hiệu sẽ hoạt động, hệ thống băng tải dừng hoạt động cho đến khi được nhấn Start lại.
Hình 3.1: Sơ đồ khối của hệ thống phân loại sản phẩm theo chiều cao
Phác thảo mô hình hệ thống trên phần mềm Solidworks
Nhóm cũng thực hiện phác thảo hệ thống trên phần mềm Solidworks nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống trước khi bắt đầu vào thiết kế hệ thống trên thực tế.
30
Hình 3.2: Hệ thống phân loại sản phẩm theo chiều cao trên Solidworks