Qua kết quả nghiên cứu được trình bày ở mục trên ta thấy: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo có thể khẳng định sự tồn tại của 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Các nhân tố bao gồm:
- Nhân tố Phương tiện hữu hình (X1): PI1, PI2, PI3, PI4,PI5.
- Nhân tố Sự tin cậy (X2): RE1, RE2, RE3, RE4, RE5.
- Nhân tố Mức độ đáp ứng (X3): RL1, RL2, RL3, RL4, RL5.
- Nhân tố Năng lực phục vụ (X4): SC1, SC2, SC3, SC4, SC5.
- Nhân tố Sự đồng cảm (X5): EM1, EM2, EM3, EM4, EM5.
Sau quá trình phân tích hồi quy nhân tố tác giả có mô hình hồi quy bao gồm 6 biến trong đó 1 biến phụ thuộc và 5 biến độc lập tương ứng với các giá trị hồi quy như sau:
SA=0.204*X1 + 0.245*X2 + 0.271*X3 + 0.145*X4 + 0.173*X5
Các nhân tố tác động đến hài lòng ở các mức độ khác nhau lần lượt là nhân tố “Mức độ đáp ứng” có ảnh hưởng mạnh nhất (beta = 0.271), tiếp theo là nhân tố “Sự tin cậy” (beta = 0.245), nhân tố “Phương tiện hữu hình” (beta = 0.204), nhân tố “Sự đồng cảm” (beta = 0.173), nhân tố có tác động ít nhất là “Năng lực phục vụ” (beta = 0.145). Đồng thời các nhân tố có quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của khách hàng, có nghĩa là khi khách hàng đánh giá các nhân tố này cao thì sự hài lòng của khách hàng cũng cao và ngược lại.
Cùng đó khi đi vào thống kê kết quả các nhân tố về sự hài lòng thông qua đánh giá của khách hàng, thể hiện bằng hệ số Mean thì nhận thấy nhân tố “Sự đồng cảm” được khách hàng đánh giá cao nhất (3.7947) điều này đúng như định hướng chiếnlược của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam lấy khách hàng làm trung tâm và thấu hiểu khách hàng. Tiếp theo là nhân tố “Năng lực phục vụ” (3.4733), nhân tố “Mức độ đáp ứng” (3.4513), nhân tố “Phương tiện hữu hình” (3.4540), cuối cùng là nhân tố “Sự tin cậy”(3.4047). Nhìn chung khách hàng có sự hài lòng khá đồng đều giữa các nhân tố, tuy nhiên những nhân tố được đánh giá thấp hơn cũng là căn cứ để giúp ngân hàng chú trọng để tìm ra biện pháp thích hợp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Đồng thời đề tài còn phân tích từng quan sát trong các nhân tố đưa ra các gợi ý để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cá nhân hơn nữa.
Đối với nhân tố “Phương tiện hữu hình” khách hàng có sự hài lòng cao nhất (3.52) với PI2 - Ngân hàng có trang thiết bị máy móc hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ, tiếp theo là PI3 - Không gian giao dịch hợp lý rộng rãi, sạch sẽ (3.51). Nhân tố khách hàng đánh giá thấp nhất PI5 (3.36) - Ngân hàng có mạng lưới CN, PGD rộng khắp dễ dàng tìm kiếm. Hạn chế của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam địa điểm giao dịch còn ít ở các tỉnh thành
nhỏ, định hướng của Ngân hàng thúc đẩy khách hàng xu hướng giao dịch trực tuyến sẽ cao hơn giao dịch tại quầy.
Đối với nhân tố “Sự tin cậy” khách hàng có sự hài lòng cao nhất với nhân tố RE4 (3.53) Quy trình thủ tục giao dịch chính xác, tiếp theo RE1 (3.51) - Ngân hàng luôn bảo mật thông tin cá nhân, giao dịch với khách hàng. Nhân tố khách hàng đánh giá thấp hơn là RE2 (3.29) - Ngân hàng luôn minh bạch thông tin về thủ tục, biểu phí, quy định, các điều kiện chính sách cho khách hàng. Khách hàng cảm thấy chưa được rõ ràng về biểu phí, chính sách cho khách nhất là đối với tín dụng, đôi khi ở sản phẩm thẻ. Vấn đề này có thể ở chuyên viên tín dụng chưa tư vấn đầy đủ cho khách hàng.
Đối với nhân tố “Mức độ đáp ứng” khách hàng có sự hài lòng cao nhất đối với nhân tố RL4 (3.56) - Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Việc triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng được nhiều phân khúc khách hàng cũng là điểm mạnh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Tiếp theo là nhân tố RL2 (3.53) - Thủ tục quy trình giao dịch đơn giản dễ hiểu. Nhân tố khách hàng đánh giá thấp nhất là RL3 (3.22) - Nhân viên sẵn sàng giải quyếtcác yêu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất. Ở đây đôi khi lượng khách hàng lớn, nhân viên chưa đáp ứng được ngay lập tức, phần nữa do thủ tục quy trình nội bộ còn nhiều phân cấp, thiếu gắn kết dẫn đến thời gian hỗ trợ cho khách hàng còn kéo dài và chưa kịp thời.
Đối với nhân tố “Năng lực phục vụ” khách hàng hài lòng nhất đối với nhân tố SC5 (3.57) - Nhân viên nắm rõ quy trình thủ tục nghiệp vụ, giao dịch chính xác nhanh chóng. Cán bộ nhân viên tuyển dụng với tiêu chuẩn cao đầu vào, được đào tạo bài bản ngoài về chuyên môn cũng đc đào tạo về các kỹ năng trong công việc, điều này thể hiện tính chuyên nghiệp cao. Tiếp theo là nhân tố SC2 (3.42) - Nhân viên sẵn sàng chăm sóc khách hàng và hỗ trợ ngay cả ngoài giờ làm việc. Nhân tố khách hàng đánh giá thấp nhất là SC4 (3.41) - Nhân viên linh hoạt, luôn cải tiến để tư vấn và có những giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Đây cũng là tiêu chí cần được Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam thúc đẩy thời gian tới.
Đối với nhân tố “Sự đồng cảm” khách hàng hài lòng nhất với nhân tố EM4 (3.87) - Nhân viên tận tâm và xử lý tận gốc các vấn đề của khách hàng. Tiếp theo là nhân tố EM1 (3.85) - Ngân hàng luôn chú trọng, hướng mục tiêu vào nhu cầu của cách hàng. Đúng với định hướng chiến lược của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam luôn lấy khách hàng là trọng tâm, chiến lược này sẽ được thúc đẩy hơn nữa ở kế hoạch giai đoạn 2021 đến 2025. Nhân tố được đánh giá thấp nhất là EM3 (3.73) - Nhân viên hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Mối quan hệ giữa khách hàng và chuyên viên có khoảng cách nhất định, đôi khi
những tư vấn hay giải pháp chưa phải là tối ưu nhất cho khách hàng. Bởi vậy, nhiệm vụ của chuyên viên không chỉ là tập trung giới thiệu về sản phảm mà hơn hết họ phải giúp khách hàng khám phá ra nhu cầu mà khách hàng đang cần và tự nhận ra sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp là giải pháp tối ưu dành cho khách hàng.
Nội dung của chương 3 hướng đến mục tiêu đo lường và đánh giá thực trạng CLDV thông qua các nhân tố đã được chọn, cũng như kiểm định sự tác động của nhân tố trong mô hình và so sánh sự khác biệt về cảm nhận CLDV giữa các nhóm đối tượng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng mới đang ở mức trung bình,chấp nhận được. Bản thân tác giả thực hiện đề tài và trực tiếp thực hiện công tác đo lường dịch vụ KHCN tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam có thể thấy vài vấn đề chính như: Các nguyên nhân tập trung chủ yếu vào vấn đề như kiến thức, kỹ năng, khả năng hiểu và đồng cảm với khách hàng của đội ngũ CBNV; tính đa dạng và khả năng đáp ứng của dịch vụ sản phẩm, quy trình cung cấp dịch vụ hay cả quy trình các bộ phận nội bộ liên quan, công nghệ và trang thiết bị… Công cụ đo lường mặc dù đáp ứng nhưng chưa cho góc nhìn toàn diện về khách hàng, việc này đôi khi chưa sát với thực tế cảm nhận khách hàng. Đây là cơ sở cho tác giả đưa ra các giải pháp cải tiến CLDV của KHCN tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ở chương tiếp theo.
Bên cạnh đo lường CLDV, kết quả kiểm định sự tác động của các nhân tố trong mô hình đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân cho thấy mô hình và dữ liệu đều phù hợp với giả thuyết ban đầu nên đều có ý nghĩa. Trong đó nhân tố “Mức độ đáp ứng” có mức độ tác động nhiều nhất, đòi hỏi ngân hàng phải đồng bộ cải tiến mới có thể nâng cao được sự hài lòng của khách hàng. Thông qua kết quả đánh giá của khách hàng thì nhân tố “sự đồng cảm” được khách hàng đánh giá cao nhất để gia tăng sự hài lòng, và sự đồng cảm hay thấu hiểu mang đến cảm xúc cho khách hàng cũng là cấp độ 3, cấp độ cao nhất của trải nghiệm khách hàng, đây là mục tiêu của ngân hàng hướng đến và xây dựng kế hoạch chiến lược trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 4.1. Giải pháp hoàn thiện về dữ liệu
Các nền tảng chính để thực thi chiến lược năm 2021 - 2025 : Dữ liệu, số hóa và nhân tài. Có thể thấy 3 mục tiêu này đều liên quan trực tiếp đến Chất lượng dịch vụ của Ngân hàng. Techcombank với mục tiêu nắm bắt tương lại ngành Tài chính - Ngân hàng đã nhận thức rõ yếu tố quan trọng là khách hàng, phát huy chiến lược lấy khách hàng là trung tâm.
Khối Dữ liệu và Phân tích (DnA) sẽ được với độ ngũ nhân tài đẳng cấp thế giới, có nhiều kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, tại nhiều ngân hàng hàng đầu và các công ty nằm trong Top 10 do Fortune bình chọn. Sự thành lập Khối Dữ liệu và Phân tích giúp Techcombank khẳng định vị thế tiên phong trong việc ứng dụng dữ liệu nhằm “tạo ra sự khác biệt” so với các đối thủ còn lại. Quan trọng hơn, coi dữ liệu là trọng tâm chiến lược cũng giúp Techcombank am hiểu và phục vụ khách hàng tốt hơn dựa trên nhu cầu của họ. Đây được xem như minh chứng điển hình cho việc Techcombank lấy khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động vận hành cũng như mang đến các dịch vụ cá nhân hóa cấp độ cao.
Để thực hiện được sứ mệnh này, Giám đốc Khối Dữ liệu và Phân tích được bổ nhiệm và năm đơn vị trực thuộc, gồm Hoạch định dữ liệu và Chuyển giao, Phân tích và Am hiểu Dữ liệu Kinh doanh (BI), Phân tích Nâng cao và Sáng tạo, và Học viên Dữ liệu đã được thành lập. Mục tiêu của các đơn vị này là:
- Xây dựng dữ liệu trở thành tài sản của doanh nghiệp, có thể khai mở mọi giá trị cho nhân viên và khách hàng.
- Xác định và thúc đẩy tầm nhìn phân tích phạm vi toàn tổ chức, cả về Con người, Quy trình, Chiến lược, và Công nghệ.
- Thiết lập và triển khai các công nghệ, công cụ, phương pháp tiếp cận và phương pháp luận để khai thác giá trị của các tài sản dữ liệu mà Techcombank đang có.
- Quản trị dữ liệu như là một tài sản chiến lược và vận hành quản trị dữ liệu, chất lượng dữ liệu và các biện pháp kiểm soát khác để duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu tại Techcombank.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo dữ liệu có thể dễ dàng sử dụng, bộ phận này chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược và kiến trúc dữ liệu, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Ngoài ra, bộ phận này cũng cung cấp các công cụ và khung khai thác dữ liệu, thiết lập mô hình và báo cáo dữ liệu. Một trong những dự án quan trọng
nhất của bộ phận trong năm 2021 là xây dựng kho dữ liệu toàn hàng (nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu) tại chỗ và cả trên nền tảng đám mây. Việc phân tích và am hiểu dữ liệu khách hàng sẽ mang lại nhiều góc nhìn khác nhau, hỗ trợ các Khối kinh doanh tạo ra các giá trị to lớn cũng như mang lại trải nghiệm vượt trội cho khách hàng. Bộ phận Phân tích và am hiểu dữ liệu kinh doanh tập trung xử lý các vấn đề “đã biết và chưa biết”. Mục tiêu của bộ phận này là giúp chuẩn hóa các khái niệm và đảm bảo các số liệu và thước đo áp dụng trên phạm vi toàn tổ chức một cách nhất quán. Nhìn chung, bộ phận Phân tích và Am hiểu dữ liệu kinh doanh có vai trò chuyển đổi các yêu cầu của đơn vị kinh doanh thành yêu cầu về dữ liệu để thực hiện báo cáo và phân tích kịp thời nhằm đảm bảo ngân hàng có được bức tranh toàn diện về các đối tượng khách hàng.
4.2. Giải pháp hoàn thiện về số hóa và công nghệ của Ngân hàng TMCP Kỹ thươngViệt Nam Việt Nam
Ngay từ những bước đi đầu tiên, Techcombank đã luôn xác định rất rõ ràng về mục tiêu trở thành người dẫn đầu của mình thông qua việc trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sử dụng hệ thống ngân hàng lõi. Từ năm 2020, giữa bối cảnh bùng phát dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu làm suy giảm nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên, sự tin tưởng về tính đúng đắn khi lựa chọn chiến lược và quyết tâm tạo ra những trải nghiệm số hóa tốt hơn nữa cho khách hàng đã giúp Techcombank tiếp tục khẳng định mình trong thị trường ngân hàng đầy biến động. Bên cạnh đó, năm 2020 cũng được coi là năm bản lề, là tiền đề cho Techcombank tiếp tục vươn mình mạnh mẽ và sẵn sàng để tạo ra những đột phá mới trong quá trình thực thi chiến lược 5 năm tiếp theo 2021-2025. Với hệ thống hiện tại, Techcombank vẫn liên tục cải tiến để đem lại sự an toàn, bảo mật vượt trội cho kháchhàng mà vẫn đảm bảo tính thuận tiện, nhanh chóng và chính xác để hỗ trợ khách hàng trong giao dịch, đầu tư cũng như quản lý tài chính hiệu quả.
Techcombank sẽ tiếp tục kiên định với chiến lược khách hàng là trọng tâm trong các hoạt động của ngân hàng nói chung và các hoạt động phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của Techcombank nói riêng. Theo đó, mọi hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng trên hành trình số hóa, tạo ra một hệ sinh thái các tiện ích toàn diện và hoàn thiện hơn mỗi ngày dành cho khách hàng cũng đều lấy giá trị cốt lõi này làm kim chỉ nam. Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử của Techcombank tập trung vào 4 mục tiêu chính:
- Giữ được ổn định, an toàn hệ thống, đồng thời tiếp tục tăng trưởng khách hàng.
- Tăng tỷ lệ khách hàng sử dụng hóa đơn trên F@st Mobile.
- Đảm bảo hiệu quả kinh doanh: tăng doanh thu, giảm chi phí.
Techcombank luôn duy trì vị thế tiên phong trong việc áp dụng công nghệ để gia tăng trải nghiệm khách hàng, bắt đầu bằng việc áp dụng hệ thống ngân hàng lõi và ngân hàng giao dịch trực tuyến và di động đầu tiên tại Việt Nam từ 19 và 6 năm trước. Trong hơn 27 năm hoạt động Techcombank luôn luôn duy trì vị thế dẫn đầu trong việc số hóa dịch vụ và sản phẩm ngân hàng. Một trong những ưu tiên cao nhất của NH là duy trì ổn định của nền tảng giao dịch để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Ngoài ra, Techcombank cũng đang thực hiện những bước đầu tiên trong việc áp dụng điện toán đám mây để tiếp tục tăng cường hiệu năng, ổn định, hiệu quả chi phí và đặc biệt là tăng tốc cung cấp sản phẩm dịch vụ mới đến khách hàng thông qua hệ sinh thái đối tác. Điện toán đám mây giúp chúng tôi có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ cá nhân hóa cao tới khách hàng nhanh chóng hơn. COVID-19 tăng tốc quá trình số hóa mọi mặt đời sống con người. Trong bối cảnh như vậy, sự riêng tư và bảo mật thông tin khách hàng luôn là sự ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Techcombank sẽ dành sự ưu tiên lớn trong việc tuyển dụng những chuyên gia an ninh tốt nhất, áp dụng tiêu chuẩn an ninh quốc tế. Khách hàng có thể tin tưởng Techcombank trong đời sống của họ.
4.3. Giải pháp hoàn thiện về nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Kỹ thương ViệtNam Nam
Điều khác biệt của Techcombank với các đối thủ cạnh tranh là đội ngũ nhân viên tài năng và tâm huyết. Techcombank tự hào đã xây dựng thành công văn hóa học tập và phát triển để thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của cán bộ nhân viên. Techcombank đã chuyển hướng sang E-learning một cách nhanh chóng bằng cách thiết kế một số khóa học nội bộ trên nền tảng số, cho phép cán bộ nhân viên học tập một cách an toàn và thuận tiện. Số giờ đào tạo trung bình của mỗi cán bộ nhân viên tăng 29%. Theo đó, mỗi cán bộ nhân viên