Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu Trịnh Thu Trang-1906035048-TCNH26B (Trang 85 - 87)

b. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan

2.3.1. Những mặt còn hạn chế

Căn cứ vào thực tế hoạt động và qui mô thị trường của PVcomBank thì PVcomBank vẫn chưa thực sự khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng của mình, hoạt động bancassurance vẫn thể hiện một sốtồn tại, khúc mắc cần khắc phục.

Thứ nhất, mối quan hệ hợp tác giữa CTBH và PVcomBank vẫn chưa thật sự

chặt chẽ dẫn đến kết quả khai thác trực tiếp của kênh phân phối Bancassurance tại

ngay thị trường tiềm năng là khách hàng của PVcomBankchưa cao, mới khai thác được một phần rất nhỏtiềm năng tại PVcomBank.

Mặc dù vậy, nếu nhìn vào số liệu cũng có thể thấy tỉ lệ khai thác thành công Bancassurance tại PVcomBank vẫn còn rất thấp (tối đa chưa đến 20% thị trường

tiềm năng) so với tiềm năng tại bản thân PVcomBank. Một hạn chế nữa khi đề cập đến vấn đề khai thác khơi thông thị trường đó là lượng khách hàng doanh nghiệp

của ngân hàng là rất lớn nhưng PVcomBank chưa khai thác được thị trường bảo

hiểm nhóm trong lĩnh vực bảo hiểm con người, hay nói cách khác đây là một thị trường tiềm năng vẫn hoàn toàn bỏ ngỏ.

Thứhai, mặc dù PVcomBank đã có nỗlực nhất định trong việc phát triển sản

phẩm, tuy nhiên số lượng sản phẩm tích hợp vẫn còn hạn chế, phạm vi bảo hiểm của các sản phẩm vẫn còn rất hẹp làm hạn chế sựlựa chọn của khách hàng.

Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, các sản phẩm tích hợp màPVcomBank phát triển hiện tại tập trung vào các sản phẩm bảo hiểm con người tuy nhiên số lượng sản phẩm vẫn còn rất hạn chế, sản phẩm duy nhất triển khai thành công tại

PVcomBank là sản phẩm “Bảo hiểm ô tô PVCar” gắn với hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng. Tuy nhiên phạm vi bảo hiểm của sản phẩm này mà các bancassurance đang triển khai vẫn hẹp.

Thứba, hoạt động phân phối qua ngân hàng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Mạng

lưới hoạt động của PVcomBankrộng, phủ khắp hầu hết các tỉnh, thành phốtại Việt Nam.Tuy nhiên, Ngân hàng chưa đủ nguồn lực (công nghệ, nhân lực) đặc biệt còn thiếu không gian dành cho việc giới thiệu và bán bảo hiểm. Hệthống ngân hàng vẫn

còn e ngại trong việc chia sẻ thông tin. Hai bên ngân hàng và bảo hiểm chưa giải

quyết tốt các vấn đề cần thiết của hoạt động Bancassurance như: đào tạo đội ngũ bán hàng, thù lao, cách thức tiếp cận khách hàng. Trên thực tế, việc đào tạo về bán hàng cho nhân viên ngân hàng mới được thực hiện ở mức sơ sài và nội dung đào tạo không có khác biệt nhiều so với đào tạo đại lý nên dễgây nhàm chán với người học.

Mặtkhác, chính bản thân các cán bộ của PVcomBankcũng chưa tin tưởng và dành

hết tâm huyết vào chức năng của một đại lý. Họ chỉ coi kênh phân phối này như

một kênh quảng cáo đối với khách hàng của ngân hàng. Vềphía CTBH, một số vẫn

chưa tin tưởng vào sự thành công của kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng nên cho

rằng việc bán bảo hiểm qua ngân hàng không phải là công việc của ngân hàng mà

chỉ là việc riêng của công ty bảo hiểm.

Thứtư, chất lượng dịch vụ khách hàng chưa thật sựcao tại PVcomBank. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của Bancassurance tại PVcomBank. Nhân

viên giải đáp thắc mắc của khách hàng chưa nhiệt tình hoặc giải đáp chưa đúng, vòng vo làm khách hàng mất niềm tin,..Trong một sốtrường hợp, khi có khiếu nại

phát sinh trách nhiệm bảo hiểm việc giải quyết chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chưa thỏa đáng gây ra tâm lý lo lắng, chán nản đối với người tham gia bảo

hiểm.

Thứ năm, thương hiệu PVcomBank hiện đang phải cạnh tranh với rất nhiều ngân hàng lớn và DNBH mới trên thị trường. PVcomBank mới đi vào hoạt động

khoảng 9 năm. nhiều người tiêu dùng còn chưa biết đến ngân hàng này. Việc tận

dụng thương hiệu của PVcomBank chỉ là cơ hội đểtiếp cận khách hàng và dựa một phần vào tiềm lực của PVcomBankđể có được lòng tin của khách hàng. Vềlâu dài, bản thân PVcomBank phải xây dựng thương hiệu của mình dựa trên năng lực tài chính, năng lực bảo hiểm của bản thân.

Một phần của tài liệu Trịnh Thu Trang-1906035048-TCNH26B (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)