Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Lê Thị Hồng Nhung_1906035035_TCNH26B (Trang 88 - 93)

- Đối với chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước:

Xem xét tăng tính độc lập, tự chủ của các Ngân hàng TMCP với mục tiêu có thể ổn định giá cả. Bên cạnh đó, cơ quan cần phải nghiêm chỉnh nâng cao tính minh bạc và giải trình. Tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác đầu tư nước ngoài để tạo nhiều cơ hội mở và mở rộng thị phần, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước nên tháo bỏ bớt thủ tục pháp lý rườm rà, không cần thiết để giảm thiểu tối đa sự phức tạp trong quá trình đề xuất, giải quyết. Đồng thời tăng cường luân chuyển công tác đối với các vị trí cấp cao để giảm thiểu tiêu cực và tăng tính khách quan trong vận hành.

- Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Tiếp tục xem xét chỉ đạo các mức lãi suất, tiền gửi, tiền vay hợp lý trong từng giai đoạn biến đổi của thị trường. Kịp thời có phương án điều chỉnh và bổ sung chỉ thị, các thông tư, nghị quyết chưa phù hợp về lãi suất, tỉ giá, … để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng TMCP.

Thường xuyên thanh tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động của ngân hàng trong việc thực hiện các yêu cầu của nhà nước. Xử lý nghiêm trọng các sai phạm gây tổn hại đến thị trường tài chính.

Kịp thời hỗ trợ các ngân hàng khi xảy ra rủi ro, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Điều này có vai trò quan trọng trong việc gia tăng lợi thế cạnh tranh của toàn ngành, đồng thời mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn dịch vụ hơn trong tương lai.

Củng cố hệ thống thông tin cung cấp và cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch và chính xác thông tin khách hàng cho hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung; nâng cấp và tăng cường hệ thống vận hành của Trung tâm quản trị, phòng ngừa rủi ro.

Tóm tắt chương 3

Trong nền kinh tế thị trường và sự phát triển của khoa học công nghệ, sự cạnh tranh là yếu tố tất yếu để phát triển và không ngừng nâng cao, cải thiện quy trình dịch vụ, đa dạng danh mục sản phẩm và tối ưu quy trình phục vụ. Sự cạnh tranh vừa đem đến cơ hội vừa là thách thức cho NHTM nói chung và TPBank nói riêng. TPBank cần có những giải pháp kịp thời dựa trên sự phân tích đúng đắn, đánh giá hiệu quả dự án, chiến dịch dựa đặt trong mối quan hệ giữa thị trường tương lai nhiều thách thức và biến động.

Vấn đề quan trọng nhất chính là TPBank cần có những nhận thức đúng đắn về thế mạnh nội lực của mình để có những biện pháp thích ứng kịp thời thông qua việc cập nhật và áp dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động của ngân hàng, đi theo đúng định vị trở thành “Ngân hàng số số 1 Việt Nam”

Nội dung chương 3 đã đề cập tới những giải pháp phần nào hoàn thiện tốt hơn hoạt động marketing của TPBank hiện nay, bao gồm toàn bộ các giải pháp về sản phẩm dịch vụ, giải pháp về giá cả, giải pháp về phân phối, giải pháp về xúc tiến- truyền thông, giải pháp về con người, giải pháp về quy trình dịch vụ, giải pháp về bằng chứng hữu hình nhằm tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn đọng và tiến xa hơn là phục vụ mục tiêu phát triển kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời giúp các cấp lãnh đạo TPBank có cái nhìn khái quát về các chiến lược trong hoạt động marketing để từ đó có những giải pháp điều chỉnh phù hợp, tận dụng được thế mạnh nội tại và vị thế cạnh tranh.

KẾT LUẬN

Đề tài “Hoạt động marketing của Ngân hàng TMCP Tiên Phong” đã từng bước tìm hiểu về lý thuyết marketing dịch vụ, lý thuyết marketing dịch vụ ngân hàng, nghiên cứu và phân tích hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong, đánh giá những ưu điểm và hạn chế, từ đó đưa ra đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động marketing tại TPBank.

Để rút ngắn khoảng cách cạnh tranh và phát triển so với nhiều ngân hàng thương mại có danh tiếng và bề dày trên thị trường, TPBank đã sớm định vị một mục tiêu khác biệt: Tập trung đầu tư, phát triển công nghệ để khẳng định vị thế ngân hàng số hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, khi thói quen người tiêu dùng ngày càng thay đổi bởi ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với tác động của thông tư về eKYC của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng cũng đang gấp rút đẩy nhanh chương trình chuyển đổi số để mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, dịch vụ sản phẩm chất lượng nhất cũng như tối ưu hiệu quả kinh doanh. Khi các ngân hàng lớn trong ngành bắt đầu kích hoạt công cuộc chuyển đổi số, TPBank cũng nhanh chóng bắt nhịp và gần đây đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thiện toàn bộ quy trình eKYC (định danh khách hàng điện tử) tới bước xác thực định danh cao nhất thông qua video call, đảm bảo hiệu quả như khi gặp mặt trực tiếp.

Trong những năm gần đây, các hoạt động marketing của TPBank càng ngày càng được chú trọng với định hướng xuyên suốt lấy khách hàng làm trọng tâm, TPBank tiếp tục tập trung đầu tư và phát triển mạnh các nền tảng công nghệ, quan tâm sát sao đến chất lượng dịch vụ nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. TPBank sở hữu hệ thống phòng giao dịch hiện đại, tiện nghi cùng đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình và tận tâm với khách hàng.

Những thành tựu mà TPBank đạt được đến từ sự quyết liệt, kiên định trong việc định vị chiến lược khác biệt, trong đó hoạt động marketing của TPBank chính là điểm sáng trong bản đồ thành công của doanh nghiệp. Quá trình triển khai các chiến dịch marketing thường gấp rút và diễn ra trong thời gian ngắn nhưng luôn được điều chỉnh

phù hợp với phản ứng của thị trường và khách hàng, cùng cách tiếp cận hiệu quả và khéo léo đã giúp TPBank đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Các hoạt động marketing này góp phần quan trọng trong việc phát triển và định vị, xây dựng hình ảnh thương hiệu và vị thế của TPBank trên thị trường tài chính, đồng thời mang lại những lợi ích thực tế, nâng cao uy tín - sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng, đáp ứng và làm hài lòng khách hàng, tối ưu hoá hoạt động kinh doanh, giảm chi phí và rút ngắn thời gian.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng và lợi ích của hoạt động marketing trong sự phát triển của ngân hàng. Tác giả tin rằng, những giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing, bao gồm các giải pháp về sản phẩm dịch vụ, giải pháp về giá cả, giải pháp về phân phối, giải pháp về xúc tiến- truyền thông, giải pháp về con người, giải pháp về quy trình dịch vụ, giải pháp về bằng chứng hữu hình mà tác giả đề cập đến sẽ mang tính thực tiễn cao, thiết thực và khả thi cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Ngân hàng có thể xem đây là một hướng đi cho hoạt động marketing của mình trong giai đoạn tới để khắc phục những hạn chế và phát huy tối đa nguồn lực sẵn có để có được kết quả kinh doanh đạt ngưỡng trên kỳ vọng.

Các nghiên cứu, giải pháp đưa ra chỉ dừng ở góc độ chung, chưa đi sâu mang tính kỹ thuật. Tuy có sự cố gắng và nỗ lực trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, song khó tranh khỏi những thiếu sót và yếu tố chủ quan của tác giả. Rất mong được sự góp ý của Quý thầy cô, Quý đồng nghiệp và các Cơ quan, Tổ chức có quan tâm tới đề tài này.

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn sự tận tình của Cô hướng dẫn khoa học, sự quan tâm của khoa Tài chính ngân hàng, Đại học Ngoại Thương, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Al Ries và Jack Trout, 2018, Định vị: Cuộc chiến trong tâm trí (Positioning: The Battle of Your Mind)

2. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong từ năm 2017 đến năm 2020.

3. Kotler, Philip, 2013, Quản trị Marketing. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch: Lại Hồng Vân, Vũ Hoàng Anh, Mai Bích Ngọc. Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội.

4. Kotler, Hermawan Kartajaya, Hooi Den Huan, 2018, Marketing để cạnh tranh: từ Châu Á vươn ra Thế giới trong kỷ nguyên tiêu dùng số. Dịch từ Tiếng anh. Người dịch: Lê Thùy Giang, Nguyễn Đức Quang: Nhà Xuất Bản Trẻ.

5. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 810/QĐ-NHNN.

6. Lưu Văn Nghiêm, 2008, Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân. 7. Nguyễn Thị Minh Hiền, 2007. Marketing ngân hàng, NXB Thống kê

8. Trầm Thị Xuân Hương, 2012, Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

9. Trịnh Quốc Trung, 2011, Marketing ngân hàng. NXB Lao động xã hội. 10. Trương Quang Thông, 2012, Giáo trình Marketing Ngân hàng, Nhà xuất bản

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

11. Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân, 2018. Tổng quan về Marketing ngân hàng.

12. VCBS, 2021. Báo cáo triển vọng ngành Ngân hàng năm 2022

MỘT SỐ WEBSITE tham khảo

1. https://tpb.vn 2. https://www.gso.gov.vn/ 3. http://vneconomy.vn 4. https://www.ama.org 5. https://cafef.vn/ 6. https://vietnamnet.vn/ 7. https://brandsvietnam.com 8. https://vnexpress.net/

Một phần của tài liệu Lê Thị Hồng Nhung_1906035035_TCNH26B (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w