Đối với NHTM, hoàn tất việc cho vay mới chỉ là bước đầu của quy trình tín dụng. Một quy trình cho vay chỉ hoàn chỉnh khi KH trả nợ và NH tất toán hồ sơ, do đó PVcomBank - CN Đông Đô cần chú ý đảm bảo việc quản lý nợ vay bằng cách sau khi giải ngân cho KH thì NH phải thường xuyên theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của KH. Việc kiểm tra sau giải ngân không chỉ nhằm mục đích là kiểm tra tính trung thực trong việc sử dụng vốn vay của KH mà còn đánh giá khả năng trả nợ trong thời gian tới của KH giúp cho ngân hàng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra các biện xử lý thích ứng với tình hình. Đồng thời thường xuyên thăm hỏi khi họ đến NH trả lãi, khi đến thăm trực tiếp... cũng là một kênh thông tin phản hồi chính xác về chất lượng và vị thế sản phẩm của sản phẩm. Nó giúp cho chi nhánh biết được:
-Tinh thần trách nhiệm của khách hàng đối với nợ vay NH qua việc họ có lảng tránh gặp gỡ, có nhiệt tình trao đổi với ngân hàng những vấn đề liên quan đến nợ vay, có xao nhãng việc trả nợ hay không.
-Có thể có những nguyên nhân cá biệt nào làm cho khả năng trả nợ của khách hàng bị giảm sút không, ví dụ như vấn đề về gia đình, sức khỏe, công việc,… -Đánh giá lại giá trị thực tế của TSBĐ nợ vay, xem giá trị đó có đủ để thu hồi nợ
hay không nếu xảy ra trường hợp khách hàng vay mất khả năng trả nợ. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay cho tương ứng TSBĐ. Nếu giá trị TSBĐ giảm xuống, thỏa thuận với KH giảm mức dư nợ xuống đúng với quy định cho phép.
Nắm tình hình khách hàng vay một cách chắc chắn với một ý thức trách nhiệm cao là chìa khóa tốt nhất giúp cho chi nhánh quản lý chặt chẽ món vay, cũng như hạn chế được nợ xấu và giảm thiểu được nợ quá hạn. Kịp thời phát hiện và xử lý những món vay
có vấn đề, góp phần hạn chế được rủi ro đạo đức từ phía KH vay vốn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho NH.
Triển khai các biện pháp xử lý nợ vay có vấn đề: Món vay có vấn đề ở đây được hiểu bao gồm món vay đã quá hạn và món vay tuy chưa đến hạn nhưng KH có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh toán. Xử lý khoản vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Việc xử lý này tuy thuộc vào các nhân tố:
- Ý thức trả nợ của khách hàng
- Chi phí bỏ ra thực hiện việc thu nợ so với dư nợ thu về được
- Mức độ nghiêm trọng của khoản nợ có vấn đề xét theo khía cạnh tổn thất của nó. Ngân hàng cần thành lập một bộ phận chuyên thực hiện kiểm soát sau vay. Bộ phận này sẽ phải kết hợp với bộ phận tín dụng để làm việc trực tiếp với KH để kiểm tra KH có sử dụng vốn vay đúng mục đích, tình hình công việc cũng như hoạt động kinh doanh của KH, KH có thực hiện việc trả gốc lãi định kỳ hay không… để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Với những chính sách, chiến lược KH phù hợp, chi nhánh có thể thu hút được khối lượng KH lớn, làm tăng đáng kể khối lượng món vay, mở rộng quan hệ tín dụng và tăng lợi nhuận từ CVTD