Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 750 triệu USD, tăng 19% so với năm 2008. Mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở mức 20-22% năm và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD. Thị trường EU được coi là một thị trường chủ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu TCMN, EU mỗi năm nhập khẩu khoảng 7 tỉ USD, trong khi Việt Nam cũng chỉ chiếm 5,4% trong số kim ngạch đó, đến năm 2010 Việt Nam phấn đấu xuất khẩu vào thị trường này 600 triệu USD .
Theo dự đoán của các chuyên gia, người tiêu dùng EU đang có xu hướng tập trung vào trang trí nhà cửa sao cho tiện nghi và sinh động hơn, từ vật liệu dán tường, khăn
SV: Nguyễn Thị Hồng Trang Khoa : Thương mại quốc tế
trải bàn cho đến bộ bàn ăn, ghế, bộ đồ ăn, mành tre, mành trúc, đũa tre, lẵng hoa, làn, giỏ, chao đèn, khay,bàn ghế, giường tủ.. Phòng tắm trở thành nơi thư giãn, có không gian rộng hơn, trang trí gây ấn tượng mạnh hơn, màu sắc trầm và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chứa đựng sắc tố tự nhiên. Bên cạnh đó, người dân EU ngày càng để ý đến trang trí khu đất trước và sau nhà, bằng cách thiết kế những mảnh vườn, khu thư giãn. Chính vì vậy, những mặt hàng như tượng, bàn ghế làm bằng mây tre rất được ưu chuộng. Trong mặt hàng TCMN, mảng thị trường quà tặng công ty cũng đang phát triển, đặc biệt là những mặt hàng có gắn logo hay những hình ảnh có thể nhận biết được công ty. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam muốn thành công tại thị trường EU thì ngoài việc phải nắm bắt rõ những quy định của cơ quan thuế và hải quan EU đối với mặt hàng TCMN, ngay từ ban đầu cần chớp thời cơ gây ấn tượng tốt cho các nhà nhập khẩu EU thông qua tiếp thị hình ảnh công ty, giới thiệu giá cả, quy cách kỹ thuật và giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của mình. Đặc biệt, hàng hóa nhập vào EU phải là hàng chất lượng cao, bền, do đó DN nên lưu tâm cụ thể đến yêu cầu dán nhãn và bao gói chính xác. Riêng hàng TCMN dùng bên ngoài trời như hàng song, mây phải đủ khả năng chịu được sự biến đổi mạnh về nhiệt độ và độ ẩm. Mặt hàng dành cho trẻ em phải thỏa mãn yêu cầu chỉ tiêu an toàn về sức khỏe, tính mạng và các tiêu chuẩn chống cháy nổ. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng tạo ấn tượng với nhà nhập khẩu nói chung và người tiêu dùng EU nói riêng. Bên cạnh đó, DN cần lưu ý tới những điểm mấu chốt như: sản xuất hàng mẫu với vòng qua y nhanh, hàng giao phải đúng với đặc trưng kỹ thuật đã thỏa thuận; đảm bảo tính liên tục của nguồn cung; duy trì chất lượng cao ở mức giá cạnh tranh và bao bì thích hợp cho vận tải đường biển; đặc biệt phải tuyệt đối tôn trọng chữ tín kinh doanh và đây cũn g chính là yêu cầu hàng đầu của các nhà nhập khẩu EU đối với đối tác làm ăn của họ.
Về nguồn nguyên liệu: Theo nguồn tin từ Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay
ngành thủ công mỹ nghệ phải nhập khẩu khoảng 50% nguyên liệu sản xuất. Thiếu nguyên liệu sản xuất đang là thách thức hàng đầu với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất TCMN tại nước ta hiện nay. Nguồn tài nguyên trong nước có dấu hiệu bị cạn kiệt do không có chiến lược, mạnh ai nấy làm, chính sách tái đầu tư trồng mới và khai thác không có kế hoạch, dẫn đến phát triển nguồn nguyên liệu không đồng bộ, ảnh hưởng khá trầm trọng đến tương lai của ngành hàng TCMN. Về nguyên liệu tre, gỗ,
SV: Nguyễn Thị Hồng Trang Khoa : Thương mại quốc tế
song mây,cói là ví dụ điển hình, phải nhập khẩu chiếm tới 50% (sản lượng tre nguyên liệu) từ nước ngoài, doanh nghiệp phải nhập khẩu từ Lào, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu- chia… mặc dù vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho việc tái trồng trọt, trong khi đó nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ khấu hao chiếm từ 3 -3,5% giá trị xuất khẩu, giá trị thường đạt từ 95% trên sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.. . Ngành mây, tre đan xuất khẩu hiện nay có đến hơn 42% các cơ sở đang hoạt động cầm chừng và có nguy cơ đóng cửa vì không chủ động được nguyên liệu. Dự báo trong 10 năm tới, hệ thống làng nghề TCMN Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng thoái trào nếu không có chiến lược quy hoạch, phát triển các vùng nguyên liệu hợp lý. Được biết, hiện Bộ NN và PTNT đang giao cho Cục Chế biến, Thương mại Nông-Lâm-Thủy sản thực hiện dự án “Quy hoạch các làng nghề gắn với vùng nguyên liệu” trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, đến nay, dự án mới chỉ đang trong quá trình… xây dựng.