Giải pháp về vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng linh kiển điện tử sang thị trường nhật bản của công ty TNHH ban dai việt nam (Trang 32 - 34)

Chính sách và giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư nhằm huy động mọi thành phần kinh tế mở rộng và tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất hàng linh

kiện điện tử. Trong đó các giải pháp về tăng cường về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng. Vốn FDI phụ thuộc vào thị tr ường đầu tư quốc tế, khung pháp luật và chính sách, cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp phụ trợ.

Việt Nam cần có quy hoạch tổng thể cho ngành điện và điện tử để định hướng cho các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước trong dài hạn. Để làm được như vậy Việt Nam cần duy trì tính nhất quán, minh bạch, liên tục trong chính sách có liên quan đến công ty nước ngoài. Đối với các hãng nước ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng rất quan trọng nhất là nguồn cung ứng điện và giao thông bởi vì chúng quyết định môi trường đầu tư với sự tác động lên sản xuất và chi phí.

Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài chúng ta phải liên doanh liên kết với các công ty xuyên quốc gia vì những công ty này có công nghệ phát triển cao thuộc ngành công nghệ điện tử viễn thôn, cần ưu tiên các đối tác có định hướng làm ăn lâu dài, chuyển giao công nghệ sâu giúp sản phẩm Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới và nên cân nhắc kỹ khi liên doanh liên kết với nước ngoài các sản phẩm trong nước đã sản xuất được.

Đối với nguồn vốn trong nước Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua hệ thống ngân hàng vì hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng điện tử và linh kiện điện tử có quy mô vừa và nhỏ nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu không cao. Sử dụng có hiệu quả có quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, khắc p hục khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Mở rộng khả n ăng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng và các quy chế tài chính. Ban hành chính sách thúc đẩy tích tụ và tập trung vốn thông qua các kênh khác nhau nhất là thị trường chứng khoán. Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nước ngoài trong ngành điện tử bằng các hình thức cổ phần hoá, bán cho thuê… để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Ngoài ra, cần phát huy nguồn vốn trong dân vào việc phát triển các dịch vụ điện tử bằng các giải pháp: phát hành tín phiếu trung

và dài hạn với lãi suất hợp lý, bán cổ phiếu xây dựng xí nghiệp( cụ thể cho từng nhà máy).

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng linh kiển điện tử sang thị trường nhật bản của công ty TNHH ban dai việt nam (Trang 32 - 34)