Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng linh kiển điện tử sang thị trường nhật bản của công ty TNHH ban dai việt nam (Trang 34 - 35)

Thành lập một số văn phòng giao dịch thương mại ở nước ngoài do chính phủ đứng ra trực tiếp tổ chức, quản lý, điều hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến xuất khẩu, đồng thời giảm thiểu chi phí liên lạc, tìm hiểu thị trường cho những doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu .

Hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường quốc tế quá muộn nên nhãn hiệu sản phẩm Việt Nam chưa được nhiều người biết đến, việc mở rộng thị trường còn nhiều khó khăn. Vì thế Việt Nam cần tạo điều kiện thu h út các nhà đầu tư có danh tiếng trên thế giới, sản xuất các sản p hẩm mang nhãn hiệu của họ. Điều đó cho phép các sản phẩm của Việt Nam vượt qua được các hàng rào thuế quan, phi thuế quan để cạnh tranh trên thị trường thế giới bằng mức giá rẻ và chất lượng không kém cạnh tranh so vớicác loịa sản p hẩm của hãng đó sản xuất ở nhiều nước khác. Bằng cách như vậy sản phẩm sản xuất tại Việt Nam mới tìm được thị trường mới, đi vào thói quen của những người khó tính và ít thay đổi. Đồng thời Việt Nam có thể tận dụng và phát triển một cách hiệu quả nguồn nhân lực của mình để đạt được các mặt hàng có chất lượng quốc tế. Khi khách hàng đã quen với sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng được sản xuất ở Việt Nam, chúng ta dần thực hiện việc chuyển giao công nghệ và tự làm những sản phẩm của mình.

Khi công nghệ sử dụng để sản xuất linh kiện điện tử của chúng ta là công nghệ lạc hậu và trung bình, chúng ta nên quan tâm tới thị tr ường ngách. Đó chính là những thị trường mà các đối thủ chính bỏ qua nhưng có khả năng nảy sinh cơ hội kinh doanh hoặc đối thủ chính quan tâm nh ưng không đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng, phần thị trường có mức cạnh tranh thấp nhất, p hần thị trường mà các đối thủ thiếu sự thay đổi về công nghệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng linh kiển điện tử sang thị trường nhật bản của công ty TNHH ban dai việt nam (Trang 34 - 35)