Dự báo tình kinh tế thế giới và Việt Nam từ năm 2010 đến năm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty TNHH tư vấn thương mại toàn cầu (Trang 38 - 41)

Trần Văn Toàn 39 Lớp K42E5 Năm 2009 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế thế giới bởi n h ững t ác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc suy thoái kinh t ế t h ế giới. Tuy nhiên, đến nay nó đã được kiểm soát nhờ Chính phủ các nước đã can thiệp kịp thời bằng nhiều biện pháp tích cực làm cho nền kinh tế toàn cầu t rở n ên kh ả qu an hơn.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức 1,1% của năm 2009. Còn theo dự báo của Liên Hợp Quốc thì năm 2010, nền kinh tế thế giới có thể đạt mức tăng trưởng 2,4%. Tại Mỹ, nơi bắt nguồn của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh t ế cũng đang có dấu hiệu phục hồi. Năm 2010, GDP của Mỹ cũng bất ngờ tăng tới 5,7% và dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ ở mức 2,5%. Cùng với đó là sự phục hồi của một số nền kinh tế lớn ở châu Âu như: Anh, Pháp, Nga, Đức và một số các quốc gia khác,...

Đặc biệt là khu vực châu Á, hầu hết các nhà phân tích đều nh ận định châu Á đang là động lực đưa thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng kinh t ế. Nghiên cứu củ a

Liên Hợp Quốc về tình hình kinh tế-xã hội khu vực ch âu Á - Th ái Bìn h Dươn g

nhấn mạnh khu vực này đang dẫn đầu thế giới về phục hồi kin h t ế với dự báo t ốc độ tăng trưởng trung bình 6,3% trong năm 2010.

Kinh tế Trung Quốc năm 2009 đã tăng gần 9%, trong đó riêng quý IV đạt m ức tăng 2 con số, theo nhận định của các chuyên gia, đây là qu ốc gia có t ốc độ ph ụ c hồi kinh tế nhanh nhất thế giới.

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra dự báo tăng trưởng năm 2010 của nước này là 5%, cao hơn so với mức 4% của dự báo trước đó, do nước này cho rằng nền kinh t ế t h ế giới đang phục hồi trong điều kiện tốt hơn và nhu cầu t ron g n ước cũ ng ph ụ c h ồi nhanh. Trong khi đó quỹ tiền tệ thế giới (IMF) dự báo tăng trưởng củ a Hàn Qu ốc năm 2010 sẽ là 4,5%.

Cũng giống như các nước châu Âu, Nhật Bản đã trải qua suy thoái sâu trong năm 2009 nên khả năng phục hồi trong năm 2010 còn yếu, theo dự báo củ a LHQ, năm 2010, tăng trưởng của Nhật Bản là 1,5%.

Trần Văn Toàn 40 Lớp K42E5 Việc các nước châu Á tích cực chuyển hướng, chú trọng hơn đến thị trường nội địa, nhằm giảm phụ thuộc vào xuất khẩu là hướng đi hiệu quả, giúp lấy lại ổn địn h và tăng trưởng sau khủng hoảng kinh tế.

Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng sẽ vẫn còn yếu do t h u n h ập t ăng ch ậm và t h ất nghiệp cao, cùng với đó là thiên tai, sự bất ổn chính trị đang diễn ra ở n h iều qu ốc gia trên thế giới. Đây chính là cản trở lớn nhất cho quá trình phục hồi và phát t riển trở lại của kinh tế toàn cầu trong năm 2010.

Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2015

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũ n g đan g có những dấu hiệu khả quan. Theo Dự báo của ngân hàng phát t riển ch âu Á (ADB), tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010 sẽ đạt 6,5%. Nhu cầu nội địa, đặc biệt là tiêu dùng nội địa, sẽ là yếu tố chính đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Thực tế đã cho thấy, kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2010 ước tính tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,45%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,65%; khu vực dịch vụ tăng 6,64%. Tốc độ tăng sản phẩm trong nước quý I tuy chưa bằng mực tiêu tăng 6,5% đề ra cho cả năm nhưng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2009, chứng tỏ nền kinh tế nước ta đang tiếp tục phục hồi và tăng trưởng nhanh dần.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2010 theo giá thực tế ước tính đạt 146,8 nghìn tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm : vốn kh u vực Nh à nước đạt 70,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 48,2% tổng số vốn th ực hiện và tăng 23,5%; vốn khu vực ngoài Nhà nước 28,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,3% và tăng 48,4%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 47,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 32,5% và tăng 19,6%. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Tiêu dùng trong nước có dấu hiệu tăng trở lại, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cũng tăng mạnh. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2010 ước tính đạt 17,5 t ỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh t ế trong nước

Trần Văn Toàn 41 Lớp K42E5 đạt 10,4 tỷ USD, tăng 28,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,1 t ỷ USD, tăng 53,1%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch nhập khẩu quý I/2010 tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2009.

Dự báo trong thời gian tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ nhanh ch ón g ph ục h ồi và tiếp tục tăng trưởng.

Có được những thành quả này là nhờ chính phủ đã can thiệp kịp thời bằng nhiều biện pháp tích cực. Các chính sách của chính phủ sẽ giúp cơ sở hạ tầng phát triển tốt trong năm 2010, đây cùng là một động lực lớn thúc đẩy kinh tế phát triển.

Bên cạnh những tín hiệu vui của nền kinh tế, nước ta cũng đang phải đối m ặt với nhiều khó khăn thách thức nhất là lạm phát có nguy cơ gia tăng. Vì vậy chính phủ cần phải có những chính sách hợp lý để thúc đẩy phát triển kinh tế m ột cách bền vững.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty TNHH tư vấn thương mại toàn cầu (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)