Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo qua các năm

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 25 - 29)

2. Thực trạng về xuất khẩu gạo

2.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo qua các năm

Từ sau đổi mới sản xuất lúa gạo của nước ta không ngừng phát triển cả về diện tích, năng suất, sản lưọng. Từ chỗ thiếu đói triền miên và phải nhập khẩu lương thực bình quân hàng năm trên nửa triệu tấn gạo nhưng nhờ đường lối đổi mới và quyết sách trong nông nghiệp từ năm 1989 trở đi Việt Nam chẳng những đã sản xuất đủ lúa gạo cho nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn dành một khối lượng lớn cho xuất khẩu.

Từ năm 1989 đến nay, 21 năm liên tục, Việt Nam được xem là một thế lực chủ yếu trên thị trường gạo thế giới với số lượng và chất lượng n gày càng tăng. Trong giai đoạn 1992 – 1997, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng bình quân 12,94%/năm về lượng và 15,80%/năm về trị giá. Trong giai đoạn 1997 – 2002, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có dấu hiệu tăng chậm lại. Điều này có nguyên nhân từ sự suy giảm giá chung trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, năm 1999 Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, với giá trị xuất khẩu đạt 1,025 tỷ USD, so với năm 1989, lượng tăng gấp 3,2 lần và giá xuất khẩu bình quân tăng 1,11 lần và giá trị tăng gấp 3,53 lần. Năm 2000, xuất khẩu 3,476 triệu tấn, do khó khăn về thị trường và giá cả giảm, năm 2001 xuất 3,729 triệu tấn và năm 2002 xuất 3,421 triệu tấn. Năm 2003, mặc dù thị trường Irắc có biến động và gặp một số khó khăn thiên tai hạn hán, nhưng các thị trường mới đã mở ra như Iran, Libăng, Xi-ri, Châu Phi, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn ở mức cao. Kế hoạch xuất khẩu 3,2 triệu tấn gạo năm 2003 đã hoàn toàn có thể đạt hoặc vượt tới gần 4 triệu tấn.Dự trữ lương thực quốc gia thực hiện đầy đủ làm cho an toàn lương thực được bảo đảm.

Giai đoạn 2002 – 2009 lượng xuất khẩu tăng đáng kể, tuy không ở mức ổn định. Có những biến động tăm giảm theo từng thời kỳ. Năm 2005 tăng mạnh so với 2004, tăng 1066 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1379 triệu USD. Ba năm tiếp theo từ 2006-2008 lượng gạo xuất khẩu giảm đi đáng kể ( xem bảng 7 ), tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ ở mức ổn định so với năm 2005. Đặc biệt là năm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử kim ngạch xuất khẩu lên đến con số kỷ lục là 2,663 tỉ USD. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2008 tăng mạnh, lên đến 571 USD/tấn. Đến 2009, lượng xuất khẩu đã đạt con số kỷ lục, lên đến 6052,7 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỉ USD. Đây là một năm thành công của xuất khẩu gạo Việt Nam.

Bảng 4 : Kết quả xuất khẩu gạo qua các năm

Năm Lượng xuất khẩu

(1000 tấn)

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Giá xuất khẩu (USD/tấn) 1990 1.461,6 274,52 187,83 1995 2.051,1 538,84 262,58 2000 3.476 667,34 192 2001 3.729 624,7 168 2002 3.421 725,5 224 2003 3.813,27 720,43 189 2004 4.059,74 941,39 230 2005 5.125 1.379 267 2006 4.650 1.220 254 2007 4.561,8 1.400 295 2008 4.679,05 2.663 571 2009 6.052,7 2.700 405,42

Nguồn : Tổng cục Hải quan

Tính chung 21 năm, nước ta đã cung cấp cho thị trường gạo thế giới gần 71.477 triệu tấn, bình quân 3,403 triệu tấn/năm và tổng giá trị xuất khẩu gạo đạt trên 19 tỷ USD, bình quân 905 triệu USD/năm. Bên cạnh sự tăng trưởng về khối lượng gạo, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng được nâng cao. Chất lượng gạo ngon và chất lượng chế biến (phân theo tỷ lệ tấm) đạt chỉ tiêu đề ra. Trong những năm đầu xuất khẩu gạo, tỷ lệ gạo chất lượng trung bình, với tỷ lệ tấm cao trên 25% chiếm đến 80 – 90%, nên sức cạnh tranh kém, giá cả thấp. Nguyên nhân chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực xay sát, đánh bóng chưa được quan tâm đúng mức. Trang thiết bị mới, công nghệ mới đi đôi với tạo giống lúa đã tạo đIều kiện xuất khẩu gạo 5% tấm tăng lên rõ rệt nên khả năng cạnh tranh, tăng giá bán trung bình lên đang kể.

Biểu đồ 1 : Lượng xuất khẩu gạo qua các năm 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Lượng xuất khẩu (1000 tấn)

Lượng xuất khẩu (1000 tấn)

Nguồn : Tổng cục Hải quan

Biểu đồ 2 : Kim ngạch xuất khẩu gạo qua các năm

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Nguồn : Tổng cục hải quan

Năm 2007, xuất khẩu gạo của nước ta ước đạt trên 4,53 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD. So với năm 2006, lượng gạo xuất khẩu giảm 3% nhưng lại tăng 15% về giá trị xuất khẩu. Đáng chú ý, bình quân giá gạo xuất khẩu trong năm 2007 đạt 295 USD/tấn, tăng 41 USD/tấn so với năm 2006. Nhiều loại gạo cao cấp đã có giá bán ngang với giá gạo Thái Lan.

Đặc biệt, các Doanh nghiệp đã xuất khẩu được khoảng 230.000 tấn gạo nếp với giá bình quân đạt 400 USD/tấn. Các chuyên gia đánh giá, việc giá xuất khẩu gạo tăng đã giúp cho nông dân được hưởng lợi. Theo dự kiến ban đầu, giá lúa thu mua cho nông dân là 165 USD/tấn nhưng thực tế bình quân giá lúa trong năm 2007 là 188 USD/tấn và ở thời điểm này là từ 206 - 212 USD/tấn. Trong khi đó, bình quân giá vốn cho sản xuất là 94 USD/tấn

Năm 2008 là năm có nhiều biến động mạnh trong hoạt động xuất khẩu gạo, có lúc giá gạo xuất khẩu của nước ta đã tăng lên tới 1.050 USD/T. Nguyên nhân giá gạo tăng đột biến là do lạm phát cao khiến chính phủ các nước xuất khẩu gạo hạn chế xuất khẩu để ổn định tình hình trong nước. Nhưng bắt đầu từ tháng 6/2008 giá gạo đã giảm nhanh do Thái Lan và Việt Nam bắt đầu vào vụ thu hoạch và nối lại hoạt động xuất khẩu gạo.

Theo số liệu thống kê, trong tháng 12/2008, cả nước xuất khẩu được 400 nghìn tấn gạo với trị giá 180 triệu USD, tăng 37% về lượng và tăng 30,9% về trị giá so với tháng 11/2008; tăng 270% về lượng và tăng 230% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Như vậy, năm 2008 xuất khẩu của nước ta đạt 4,7 triệu tấn (năm 2008 Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu được 5,1 triệu tấn gạo) với kim ngạch 2,9 tỉ USD, tăng 3,6% về lượng và tăng tới 94,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Theo số liệu hải quan, trong năm 2008, gạo của nước ta được xuất khẩu sang 121 thị trường và vùng lãnh thổ, nhiều hơn tới 40 thị trường so với năm 2007. Trong đó, cả nước có tất cả 165 đơn vị tham gia xuất khẩu gạo, nhiều hơn 60 đơn vị so với năm2007.

Trong năm 2009, lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 6 triệu tấn các loại. Chiếm 15% thị trường xuất khẩu gạo toàn cầu, nhưng hạt gạo Việt Nam giá trị xuất còn thấp, một bộ phận đời sống người trồng lúa còn gặp khó khăn. Năm 201 0, các chuyên gia thị trường cho rằng, sẽ có nhiều triển vọng cho ngành gạo nhưng cũng là năm đầy biến động và thử thách, các Doanh nghiệp cần liên kết lại để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam Tại hội nghị tổng kết công tác sản xuất lúa gạo năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010 cho các tỉnh Nam Bộ do Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tổ chức ngày 22.1 ở Cần Thơ, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết lượng gạo xuất khẩu (XK) cả nước năm 2009 đạt 6,052 triệu tấn, kim ngạch XK gần 2,7 tỉ USD, cao nhất từ trước tới nay. Đặc biệt, tỷ lệ gạo cao cấp XK đã đạt 50% (những năm trước chỉ khoảng 34%). VFA dự kiến trong năm 2010 có thể XK 6,7 triệu tấn gạo, tăng 6% so với cùng kỳ (các Doanh nghiệp hiện đã ký hợp đồng XK 2,6 triệu tấn).

Những kết quả khả quan này là do có nhiều thuận lợi như tự do mậu dịch gia tăng, các rào cản kỹ thuật trong buôn bán từng bước được dỡ bỏ, nhu cầu gạo tăng lên và có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của nhiều thành phần kinh tế trong hoạt động xuất khẩu

Mặc dù đạt con số kỷ lục cao nhất về lượng gạo xuất khẩu từ 1989 đến nay, nhưng chất lượng hạt gạo còn thấp, giá trị tăng thêm không cao. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ 25% nông dân tiếp cận được thông tin thị trường và 90% sản phẩm nông nghiệp bán ở dạng thô. Trong khi đó, mối liên kết “4 nhà” chưa thực sự hài hòa để các bên cùng có lợi. Điều này làm giảm chất lượng cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam ở thị trường quốc tế, giá gạo xuất bình quân cũng giảm.

Tính đến 31-1-2010, lượng gạo đã ký hợp đồng xuất khẩu trên 2,3 triệu tấn, giảm 18,52% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 1-2010 đã xuất trên 354 nghìn tấn và số lượng gạo còn lại sẽ tiếp tục giao trong thời gian tới theo hợp đồng đã ký là trên 2 triệu tấn. Sở dĩ hợp đồng xuất khẩu giảm là do lượng gạo tồn kho lớn cũng như sức tiêu thụ của hầu hết các thị trường truyền thống giảm.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)