4. Những tồn tại và nguyên nhân
4.2.5. Thị trường xuất khẩu còn kém hiệu quả
Thu mua chưa đáp ứng nhu cầu, mạng tính tự phát. Thị trường xuất khẩu gạo tuy tăng cao và nhanh và về sản lượng nhưng chưa đạt hiệu quả tương xứng. Vì vậy khi nhu cầu thị trường thế giới tăng cao hoặc giảm thấp thì DN lương thực rất bị động. Khi tăng thì đổ xô gom gạo, kích thích tâm lý găm hàng chờ giá lên của thương nhân và nông dân. Khi giá xuống thì các Doanh nghiệp thi nhau chào giá nên càng hạ thêm. Bên cạnh đó, mảng dịch vụ cho thị trường lúa gạo còn yếu kém. Nhiều chi phí về dịch vụ đi kèm xuất khẩu như bốc xếp, xay xát, vận tải…đều đắt đỏ nhất là mỗi khi có nhu cầu xuất khẩu dồn dập làm giá thành xuất khẩu gạo cao. Chưa kể, nếu như ở Thái Lan việc thu mua gạo cho xuất khẩu hoặc mua buôn có thị trường giao dịch rõ ràng thì ở ta với đặc điểm canh tác manh mún, dàn trải, chất lượng không đồng đều, việc gom hàng xuất khẩu hay mua buôn rất vất vả và không đảm bảo chất lượng cũng như số lượng. Mạng lưới các cơ sở xay xát, khả n ăng bốc xếp hàng tại cửa khẩu, mạng lưới thu mua,…đều chưa đáp ứng được yêu cầu giao nhanh lô hàng từ vài ngàn tấn trở lên. Khâu chế biến gạo xuất khẩu phổ động là tự
phát, mạnh ai nấy làm, ai cũng có thể tham gia được, không có sự chuyên nghiệp nên không đầu tư, đổi mới công nghệ cũng như thiếu kinh nghiệm quản lý, từ thu, mua, xay xát, vận chuyển, giao gạo xuống lòng tàu…đều trong tình trạng này. Cơ chế chỉ định đầu mối và phân giao hạn ngạch xuất khẩu mang nặng tính xin – cho đã trở nên lỗi thời, không phù hợp với cơ chế thị trường hoạt động nhiều năm nay đối với mặt hàng lúa gạo. Cơ chế hoạt động và tổ chức thị trường yếu kém: Bả o hộ đối với các Doanh nghiệp kinh doanh lương thực giảm dần nên việc kinh doanh của các Doanh nghiệp này phụ thuộc vào ý chí của chủ Doanh nghiệp mà họ là những người ít kinh nghiệm quản lý, nhận thức về công nghệ còn yếu, vốn thì thiếu nên thường hành xử theo lối ăn xổi, mua nhanh bán nhanh, không chú trọng tới việc tổ chức thị trường theo cách bài bản. Khi giá tăng thì cả tư thương và Doanh nghiệp tranh mua, tranh bán, tạo các cơn sốt giá tức thì, không bên nào được lợi. Điều này dẫn tới thế và lực của Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế cũng rất yếu mặc dù về sản lượng xuất khẩu thì Việt Nam cũng là một cường quốc xuất khẩu gạo. Một vấn đề nữa đó là Doanh nghiệp xuất khẩu gạo không mua lúa. Nông dân chỉ có thể bán, nhưng Doanh nghiệp xuất khẩu chỉ mua gạo thành phẩm của các Doanh nghiệp chế biến động. Giữa nông dân với các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo còn một khoảng cách xa. Cho nên, Chính phủ nhiều lần có các Chính phủ sách ưu đãi về tín dụng, lãi suất, thuế đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, để nhằm khuyến khích Doanh nghiệp mua hết lúa và mua lúa gạo cao cho nông dân, nhưng không mấy khi nông dân được hưởng. Ngay cả khi lúa gạo tăng cao, nông dân vẫn không phải là người được hưởng lợi mà lại là các tổ chức trung gian môi giới, các nhà cung ứng vật tư đầu vào…Ví dụ, năm 2008 giá lương thực tăng cao nhưng tốc độ tăng giá các sản phẩm đầu ra bình quân 20 – 30% thì giá cả vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp (như phân bón, thuốc trừ sâu, điện, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi…) lại tăng cao hơn nhiều (bình quân 40 – 50%). Có nhà nghiên cứu cho rằng trong khi giá gạo xuất khẩu là 1000 USD/tấn thì đáng lẽ giá thu mua tối thiểu cũng phải là 8000 đ/kg, nhưng thực tế giá mua tại ĐBSCL chỉ là 5400 đ/kg, phần thua thiệt rõ ràng thuộc về người nông dân và phần lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay thương lái (các chủ vựa lúa). Như vậy với cơ chế lưu thông, giao dịch hàng nông sản xuất hiện nay, người nông dân chịu thiệt đơn, thiệt kép, không thể phát triển bền vững ngành hành nông sản. 4.2. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
Công tác quy hoạch, quy vùng sản xuất còn kém. Là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới nhưng vẫn chưa có quy hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể về sản xuất lúa gạo xuất khẩu (vùng nào, địa phương nào, bao nhiêu diện tích, cơ cấu giống lúa, kế hoạch đầu tư thâm canh…)
Một số vùng địa phương đã hình thành quy hoạch và kế hoạch nhưng vẫn mang nặng tính tự phát, cục bộ, kể cả vùng ĐBSCL và ĐBSH. Chưa có những chiến lược khả thi ưu tiên cho đầu tư sản xuất từ khâu giống, thủy lợi đến các điều kiện sản xuất cho những vùng lúa chất lượng cao. Chưa thật sự gắn kết giữa các khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến, bảo quản, bốc xếp, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. Thực tế khảo sát ở ĐBSCL cho thấy phần lớn lúa gạo được bán cho lái thu gom (90,8%), bán trực tiếp cho nhà máy xay xát chỉ chiếm 9,2%. Do đó khi các Doanh nghiệp đi mua hàng xuất khẩu phải thu gom nhiều nơi, tạo ra hạt gạo không đồng đều làm tăng chi phí, giảm chất lượng sản phẩm.
4.2.2. Công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch kém phát triển.
Trong sản xuất, nông dân trồng lúa còn tư tưởng sản xuất theo thói quen, theo ý mình, ít khi dùng giống lúa đã được xử lý mầm bệnh; bón phân không đúng quy trình kỹ thuật; bảo vệ thực vật không đáp ứng yêu cầu; thu hoạch và phơi sấy không đảm bảo kỹ thuật. Nhiều nơi phơi lúa không đủ nắng, phơi lúa qua đêm, dẫn đến độ ẩm của gạo cao do hút sương, ban ngày thì lại nắng gặp nhiệt độ cao dẫn đến gạo khi qua hệ thống xay xát làm hạt gạo bị gãy 30-40%, màu xỉn, chất lượng kém 4.2.3. Hoạt động xúc tiến thương mại chưa đạt hiệu quả cao.
Nhiều Doanh nghiệp mới chỉ có chiến lược kinh doanh ngắn hạn, thậm chí là kế hoạch kinh doanh theo từng thương vụ…Công tác dự báo thị trường kém, đó là bài học của 21 năm xuất khẩu gạo nên không chủ động được cả sản lượng và giá cả, vì thế nhiều khi “mất ăn, mất cả lòng tin”. Dự báo sai nên nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn lại “lỡ ký” với giá rẻ, bị hớ; đến khi giá thị trường thế giới lên cao thì giá mua trong nước cũng đã cao và lượng không còn nhiều…
Ngoài ra, thiên tai, nhất là bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh và các biến cố bất thường khác xảy ra hằng năm; Thị trường giá phân bón, xăng dầu và thuốc bảo vệ thực vật không ổn định, xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá lúa làm tăng chi phí trung gian, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
CHƯƠNG 3 :PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM
1. Định hướng xuất khẩu gạo Việt Nam trong những năm tới
1.1. Dự báo thị trường gạo thế giới trong tuơng lai và dự báo tình hình xuất
khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới
Theo đánh giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), khối lượng gạo xuất khẩu của nước ta năm 2010 vẫn là 6 triệu tấn như mức kỷ lục củ a năm 2009, nhưng kim ngạch sẽ tăng mạnh để đạt kỷ lục 3-3,2 tỉ USD. Điều này có nghĩa giá gạo xuất khẩu sẽ dao động khoảng 500-533 USD/tấn, tăng 94,58-127,58 USD/tấn (23,33-31,47% so với năm 2009 là 405,42 USD).
Thay vì mức giá 583,4 USD/tấn đạt được trong năm 2009, mục tiêu hướng tới của Thái Lan trong năm 2010 là xuất khẩu với giá khoảng 556-578 USD/tấn, nghĩa là giảm 1-4,7%.
Thị trường xuất khẩu lúa gạo năm 2010 của Việt Nam được dự báo sẽ rất sáng sủa. Nhận định trên được dựa trên các nghiên cứu tổng quan về nhu cầu lương thực của thế giới tăng cao trong năm 2010. Mặc dù dự báo thị trường tốt, giá bán sẽ tăng, nhưng khó tăng đến mức cao như cơn sốt gạo hồi đầu năm 2008. Bởi theo tính toán, lượng gạo tồn kho của Việt Nam và Thái Lan – hai quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới còn nhiều. Vấn đề đặt ra là liệu các Doanh nghiệp có tận dụng được thời cơ này để nâng giá hạt gạo Việt Nam so với các nước xuất gạo trong khu vực.
Theo dự báo, năm 2010, nguồn cung trên thế giới bị thu hẹp khoảng 10 - 20 triệu tấn. Các nước xuất khẩu gạo như Philippines và Ấn Độ vừa qua bị bão và hạn hán nên ảnh hưởng đến tình hình sản xuất lúa, nhu cầu nhập khẩu gạo của 2 nước này rất cao. Dự kiến Philippines sẽ nhập khẩu 3 - 4 triệu tấn trong năm tới. Nếu tình hình này kéo dài sẽ là cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam.
Theo dự báo của USDA, tổng mức tiêu thụ gạo của thế giới đến năm 2010 là 439.324 ngàn tấn. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ gạo bình quân năm 2010 là 0,9%/năm, trong đó số lượng gạo dùng làm thực phẩm là 399.023 ngàn tấn, sử dụng làm thực phẩm với mức độ tăng bình quân là 1%/năm.
Dự báo tiêu thụ gạo theo nhóm nước: tổng mức tiêu thụ của các nước đang phát triển sẽ tăng khoảng 1%/năm và tại các nước phát triển chỉ tăng 0,5%/năm. Dự báo tiêu thụ gạo theo mục đích sử dụng: tiêu dùng gạo như thực phẩm tại các nước
đang phát triển sẽ tăng bình quân 1,1%/năm còn tại các nước phát triển là 0,3%/năm.
Nếu xét về cơ cấu tiêu thụ theo đầu người thì Mya nmar có mức tiêu thụ theo đầu người cao nhất đạt 183,8kg/người/năm vào năm 2010, tiếp đến là Campuchia với 166kg/người/năm, thứ 3 là Indonesia là 158kg/người/năm.
Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA). Tới năm 2012, buôn bán gạo dự báo sẽ đạt trên 33 triệu tấn, tăng 25% so với mức kỷ lục đạt trong năm 1998.
* Nhập khẩu:
Gạo hạt dài (Indica) sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng giao dịch gạo toàn cầu. Các nước nhập khẩu gạo chủ yếu là các nước Châu Á, Trung Đông, Cận Sahara Châu Phi và Mỹ La Tinh, trong đó phải kể đến Indonesia, Iran, Irắc, Philippin và Arập-xê-út sẽ vẫn là những nước nhập khẩu gạo hạt dài chủ yếu.
* Xuất khẩu:
Thái Lan và Việt Nam, hai nước đứng đầu về xuất khẩu gạo hạt dài, dự báo sẽ chiếm khoảng 44% trong tổng lượng gạo xuất khẩu toàn câù. Năng suất tăng trong khi mức tiêu thụ bình quân đầu người trên thị trường nội địa có xu hướng giảm đi sẽ tạo điều kiện tăng nguồn cung xuất khẩu của hai nước này.
Ấn Độ vẫn duy trì là nước xuất khẩu gạo lớn từ giữa thập niên 90 mặc dù gạo xuất khẩu của Ấn Độ chủ yếu là gạo hạt dài chất lượng thấp, gao cao cấp basmati chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu gạo của nước này.
Xuất khẩu gạo của Trung Quốc – nước đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu gạo - chỉ tăng nhẹ trong những năm tới do Trung Quốc chuyển từ sản xuất gạo cấp thấp sang các loại gạo có chất lượng cao nhưng năng suất thấp để đáp ứng nhu cầu tăng lên về loại gạo này từ thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu.
1.2. Mục tiêu cần đạt được trong thời gian tới
Tăng lượng gạo xuất khẩu trên cơ sở vẫn phải đảm bảo lương thực quốc gia và có lãi cho người sản xuất và người xuất khẩu.
Mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phải xây dựng được một hệ thống phân phối trên thị trường quốc tế. Cùng với việc thúc đẩy mở rộng thị trường là chú trọng chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam.
Nâng cao kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở nâng cao giá gạo xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo thì ngoài việc tăng khối
lượng hàng xuất, việc cải tiến chất lượng để tăng giá thành là vấn đề hết sức quan trọng.
Mở rộng mặt hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, cải tiến mẫu mã, kết hợp các hình thức kinh doanh linh hoạt, tạo dựng và quảng bá thương hiệu và chất lượng gạo Việt Nam.
Phấn đấu đến hết năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 3-3,2 tỉ USD. Xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo.
Nâng mục tiêu tăng vọt giá gạo xuất khẩu của nước ta trong năm nay lên ngang ngửa với giá của Thái Lan (90-92%), trong khi năm 2009 chỉ bằng 69,45%.
Tận dụng ưu thế về giá nhân công, kỹ năng lao động và cải cách phương thức quản lý hạn ngạch, giảm thiểu thời gian chờ đợi của các đơn hàng quốc tế, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo lợi thế lấn át các đối thủ cạnh tranh.
2. Những phương hướng chủ yếu để thúc đẩy xuất khẩu
2.1. Tận dụng mọi cơ hội thuận lợi trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; tập trung phát huy mọi nguồn lực, các lợi thế so sánh nhằm nâng cao năng lực tập trung phát huy mọi nguồn lực, các lợi thế so sánh nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra các loại gạo Việt Nam có thương hiệu
Quán triệt phương hướng này cần phải có chiến lược chủ động hội nhập để chủ động nắm bắt cơ hội, giảm thiểu chi phí và rủi ro. Vì thế, yêu cầu mỗi chủ thể kinh doanh lúa gạo phải xây dựng và thực hiện cho được chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược cạnh tranh vừa dựa trên việc duy trì phát huy các lợi thế cạnh tranh tĩnh, vừa nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng chiến lược cạnh tranh dựa trên lợi thế cạnh tranh động. Cần phải có hàng loạt các giải pháp mang tính khả thi như: khai thác một cách hiệu quả nhất tiềm năng đất đai, khí hậu để bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng; chuyển diện tích trồng lúa không hiệu quả sang trồng, nuôi cây con khác có hiệu quả hơn. Lựa chọn phát triển cơ cấu sản phẩm có lợi thế cạnh tranh phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và thị trường thế giới (các loại gạo, các loại phẩm cấp gạo và cả những sản phẩm được chế biến từ gạo) thông qua việc: phát huy lợi thế so sánh của một nước nông nghiệp nhiệt đới, có nền văn minh lúa nước lâu đời; tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ một cách có lợi nhất (năng suất cao, ít chịu ảnh hưởng bất thường của thời tiết khí hậu, chi phí sản xuất và giá thành thấp…). Chú trọng những giống lúa có lợi thế cạnh tranh phù hợp với yêu cầu của từng loại thị trường; khôi phục và phát triển những loại gạo đặc sản như: tám thơm, dự hương, nàng hương, nàng nhen, nếp cái hoa vàng… Thực hiện
đa dạng hóa sản phẩm từ gạo cho đến sản phẩm sau gạo theo yêu cầu của từng thị trường.
Xây dựng thương hiệu gạo cấp quốc gia, thương hiệu gạo cấp công ty, có đăng ký hợp pháp để được bảo hộ bằng pháp luật trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế.
2.2. Coi việc đổi mới công nghệ, tổ chức ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất kinh doanh giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng gạo, tăng giá xuất khẩu
Tiếp tục thực hiện cuộc “Cách mạng về giống lúa”để có những bộ giống năng suất cao nhưng chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu; loại bỏ những giống bị lai tạp, những loại giống có nguy cơ thoái hóa. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo quy mô công nghiệp. Truyền bá, áp dụng những công nghệ tiên tiến sau thu hoạch như phơi sấy, xay xát, bảo quản, bao bì đóng gói nhằm giảm đáng kể tỷ lệ hao hụt, giảm tỷ lệ gạo gãy, tạp chất… Đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, đồng bộ, đúng hướng, có trọng điểm nhằm tạo nên sự thay đổi căn bản trong việc nâng cao sức cạnh tranh của lúa gạo. Thực hiện tốt chính sách