- Côngty TNHH thương mại và sản xuất Minh Anh
4.1.2 Các phát hiện khi nghiên cứu
Bên cạnh những thành công thì các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nấm linh chi còn có nhiều hạn chế và tồn tại. Đây là những nhân tố làm giảm khả năng phát triển thương mại sản
phẩm nấm linh chi trên thị trường Hà Nội của các doanh nghiệp. Qua thực tế ta có thể tóm tắt các hạn chế của các công ty kinh doanh sản phẩm nấm linh chi như sau:
a/Hạn chế của bản thân các doanh nghiệp:
- Chủng loại và danh mục sản phẩm nấm linh chi còn ít, chưa có nhiều sản phẩm để cung cấp cho nhiều phân đoạn thị trường khác nhau. Các sản phẩm hiện có chủ yếu có giá thành cao nhằm phục vụ những người có thu nhập cao; các sản phẩm đó là những sản phẩm nhằm phục vụ cho mục đích điều trị bệnh, nâng cao sức đề kháng ccủa cơ thể, chưa có sản phẩm nhằm mục đích làm đẹp
- Quy mô thương mại sản phẩm nấm linh chi tuy đã tăng nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa có hiệp hội chung cho ngành kinh doanh nấm linh chi, chưa phát huy hết hiệu quả và khả năng riêng cho từng doanh nghiệp. Số lượng cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên thị trường Hà Nội còn nhiều, chủ yếu là các hộ gia đình sản xuất thủ công, chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật nên tốc độ tăng sản lượng các sản phẩm tăng chậm; chất lượng không ổn định.
- `Thiếu vốn cho đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm nên sực cạnh tranh của sản phẩm kém. Đây là khó khăn chung cho hầu hết các công ty trong ngành, do đó hạn chế khả năng đầu tư mở rộng sản xuất, hiệu quả sử dụng vốn thấp nên hiệu quả kinh doanh chưa cao .
- Công tác nghiên cứu thị trường còn yếu kém, hiểu biết về thị trường và khách hàng chưa sâu sắc đặc biệt là nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng. Ngoài ra hiểu biết của các công ty về luật thương mại, đặc điểm từng phân đoạn khách hàng còn rất yếu. Những hạn chế này làm cho các công ty mất nhiều chi phí trong việc tìm khách hàng cho mình.
- Kênh phân phối: Qua quan sát 3 công ty kinh doanh sản phẩm nấm linh chi thì thấy mỗi công ty đều có những showroom giới thiệu sản phẩm của mình được thiết kế hiện đại, thu hút khách hàng.Tuy nhiên các công ty khác vẫn chưa xây dựng đựoc hệ thống trưng bày sản phẩm của mình , nếu có thì cũng có một số hạn chế như diện tích trưng bày nhỏ hẹp, mẫu mã chưa phong phú, cách trình bày chưa gây ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng. Hệ thống kênh phân phối của các doanh nghiệp chủ yếu là các kênh phân phối ngắn, số lượng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm còn ít và còn có nhiều hạn chế, không có nhân viên hướng dẫn khách hàng lựa chọn sản phẩm.
b/ Hạn chế do khách quan mang lại:
- Nạn hàng giả, hàng nhái nhãn mác, hàng nhậo lậu trốn thuế… tràn lan trên thị trường Hà Nội vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, không được kiểm tra gây khó khăn cho những doanh nghiệp kinh doanh chấp hành đúng pháp luật. Hơn nữa các doanh nghiệp cũng chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình, chưa xây dựng những đăc điểm nhận dạng
riêng cho sản phẩm của mình để giúp người tiêu dùng nhận dạng được đâu là hàng giả, đâu là hàng thật.
- Do tâm lý người tiêu dùng vẫn có xu hướng xính “ngoại”. Họ thích dùng hàng có xuất xứ từ các nước có khí hậu lạnh hơn như HÀn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản . Họ cho rằng linh chi ở các nước này sẽ có tác dụng nhiều hơn linh chi trong nước. Mặt khác,sản phẩm xuất xứ từ các nước này có nhiều mẫu mã, bao bì đẹp mắt khiến người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.
- Hệ thống luật pháp, các quy định của Việt Nam về kinh doanh sản phẩm nấm linh chi còn thiếu đồng bộ và chưa rõ ràng. Hiện nay, chúng ta chưa có bộ luật cụ thể ch o việc kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chức năng nên gây nhiều lung túng cho các doanh nghiệp trong ngành và khó khăn cho cả cán bộ quản lý lĩnh vực này.
Những hạn chế trên nếu không kịp thời khắc phục sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển thương mại sản phẩm nấm linh chi, thậm chí có thể đe dọa đến sự tồn tại của một số doanh nghiệp đặc biệt là trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: