Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn sơn nam (Trang 28 - 30)

23

Thông qua các dữ liệu và số liệu mà khách sạn Sơn Nam cung cấp, cũng như tìm hiểu trên các sách, báo, tạp chí liên quan, em nhận thấy:

- Qua bảng kết quả kinh doanh của khách sạn 2 năm 2009- 2010 (phụ lục 1), ta thấy, kinh doanh ăn uống của khách sạn luôn có doanh thu cao thứ 2 chỉ sau lĩnh vực kinh doanh chính của khách sạn là lưu trú, doanh thu năm nay tăng cao hơn năm trước, điều này cho thấy được tầm quan trọng của kinh doanh ăn uống đối với sự phát triển của khách sạn. Qua bảng kết quả kinh doanh của bộ phận ăn uống (phụ lục 2), ta nh ận thấy, tỷ trọng doanh thu ăn uống năm 2010 giảm so với 2009 cụ thể là 0,14%, nguyên nhân một phần do lạm phát năm 2010 tăng cao làm cho chi phí cũng tăng. Chính vì vậy dẫn đến tỷ trọng lợi nhuận kinh doanh ăn uống năm 2010 giảm đi so với năm 2009 là 1,95%. Nắm bắt được tầm quan trọng của kinh doanh ăn uống trong sự đóng góp vào tổng doanh thu của khách sạn, ban lãnh đạo sẽ có những chính sách quan tâm đ ầu tư hơn đến việc phát triển hoạt động của bộ phận ăn uống.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn Sơn Nam

Bộ phận

Số lượng Tuổi trung

bình

Trình độ chuyên môn Trình độ ngoại ngữ

Nam Nữ ĐH TC, nghề Sau C C A/B Bàn 5 10 22 1 2 7 2 2 3 Bar 2 8 26 1 4 1 2 Bếp 8 7 38 1 1 5 2 Thu ngân 1 4 26 2 2 1 2 Tổng 16 29 4 6 17 2 3 9

- Qua bảng cơ cấu nhân viên của bộ phận ăn uống ta thấy: Nhà hàng có tổng cộng 45 nhân viên, trình độ của nhân viên chủ yếu là cao đẳng, trung cấp nghề và cũng có nhiều lao động phổ thông, chỉ có 4 người tốt nghiệp đại học nhưng trong đó không ai tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành khách sạn- du lịch, như vậy trình độ của nhân viên thấp, điều này làm cho chất lượng dịch vụ giảm đi nhiều. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên cũng rất thấp, chủ yếu là trình độ A và B, trình độ sau C thì chỉ có 2 người, do đó sẽ ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống cung cấp cho khách hàng là người nước ngoài. Tuổi trung bình của nhân viên bàn còn trẻ, vì vậy nhiều khi còn thiếu kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh, làm giảm chất lượng dịch vụ ăn uống.

- Ngoài ra, trong quá trình thu thập dữ liệu, em nhận thấy khách sạn chưa chú trọng nghiên cứu về thông tin khách hàng vì vậy thông tin về khách hàng rất ít và hầu như không có, gây ảnh hưởng lớn đến việc phát triển các sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

24

Chương 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn sơn nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)