4.3.2.1 Kiến nghị với nhà nước
- Rà soát lại các văn bản quản lý, loại bỏ những văn bản không phù hợp và hết hiệu lức đối với kinh doanh lữ hành nói chung và kinh doanh lữ hành nội địa nói riệng hoàn thiện cơ chế chính sách đối với quản lý du lịch , đặc biệt là các văn bản hướng dẫn Luật du lịch, làm cơ sở cho công tác điều hành, quản lý của nhà nước, cũng như các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phục vụ du lịch.
- Nhà nước cần có các chính sách đầu tư, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho du lịch cả về kỹ năng nghề, quản lý và giám sát để ngàng có thể đáp ứng được chất lượng dịch vụ mong muốn của khách hàng. Công tác đào tạo nhân lực ở các trường đại học hiện nay mang nặng tính lý thuyết, thiếu sự liên hệ thực tế nên sinh viên ra trường chưa đáp ứng được công việc. Nhà nước cần phải mở rộng các loại hình đào tạo chuyên sâu về du lịch, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường.
- Nhà nước cần có các chính sách bảo vệ, tôn tạo và giữ gìn tài nguyên du lịch như các di tích lịch sử, văn hóa, các nét văn hóa truyền thống, các điểm đến tự nhiên... nhằm phát triển du lịch bền vững.
- Cần quy hoạch, sắp xếp tổ chức và quản lý chặt chẽ các khu du lịch trọng điểm, đâu f tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp các di tích lịch sử - văn hóa, hình thành những
khu du lịch, giải trí tổng hợp có quy mô lớn, bảo đảm cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Đơn giản hóa các thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam và đảm bảo an ninh cho khách du lịch. Cải tiến các thủ tục hải qua n bằng các thiết bị kỹ thuật hiện đại để kiểm tra hành lý cho khách. Rút ngắn các thủ tục cấp Visa cho khách, thực hiện cấp Visa tại các cửa khẩu quốc tế. Thực hiện miễn thị thực với khách du lịch đến từ các nước Asean và các thị trường tiềm năng.
- Để khuyến khích phát triển du lịch, Nhà nước cần nghiên cứu cơ chế, chính sách như giảm chi phí đầu vào, giảm thuế đối với các dịch vụ phục vụ khách du lịch như nhiều nước đã thực hiện trong thời gian qua. Bên cạnh đó nhà nước cần chú trọng tới sự phối hợp đồng bộ và hợp tác chặt chẽ giữa ngành du lịch và các ngành kinh tế khác.
4.3.2.1 Kiến nghị với tổng cục du lịch
- Xây dựng chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia và xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các quốc gia tro ng khu vực.
- Tổng cục phải đóng vai trò định hướng thị trường, tổ chức xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch Việt Nam hiệu quả ở những thị trường trọng điểm và tiềm năng. Hình thành bộ phận nghiên cứu thị trường nhằm định hướng thị trường cho các doanh nghiệp. tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tham gia vào các hoạt động xúc tiến du lịch như các liên hoan du lịch, hội chợ, triển lãm du lịch trong nước và quốc tế. - Tăng cường tổ chức và xúc tiến du lịch ở nước ngoài, tổ chức một cạc thường xuyên ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng.
- Thiết lập các văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường gửi khách như Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Mỹ...
- Tổ chức các hội thảo cho các doanh nghiệp và đại lý lữ hành về sản phẩm, các điểm đến du lịch cụ thể. Ban hành cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành quốc tế thường xuyên đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tăng cường tiếp cận thị trường du lịch thế giới.
- Tập trung sản xuất các ấn phẩm du lịch chất lượng, sử dụng đa dạng các phương tiện xúc tiến, thiết lập các trung tâm du lịch.
- Hoàn thiện các website chính thức để cung cấp thông tin cập nhật và hiệu quả cho các doanh nghiệp lữ hành. Định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh lữ hành.
- Tăng cường phối hợp với các phương tiện truyền thông đại chúng tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh và lợi ích của việc phát triển du lịch nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch.
- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, loại hình du lịch và tăng cường liên kết trong hoạt động lữ hành. Tổng cục du lịch đứng đầu liên kết các doanh nghiệp lữ hành quốc tế với các hãng hàng không, nhà hàng, khách sạn, cơ sở cui chơi giải trí. Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, định hướng phát triển sản p hẩm du lịch mới.
4.3.2.3 Kiến nghị với thành phố Hà Nội
- Hà Nội cần phát huy thế mạnh của mình trong việc khai thác tài nguyên du lịch mang tính nhân văn. Thành phố Hà Nội cần xây dựng chiến lược phát triển thủ đô trong dài hạn theo hướng tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hiện đại và đồng bộ, kết hợp giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, riêng có của thủ đô, xây dựng các yếu tố này trở thành thế mạnh hấp dẫn cho du lịch thành phố.
- Thành phố cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà n ước chủ quản về du lịch trong công tác quản lý, nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch một cách bình đẳng.
- Sở du lịch Hà Nội cần phải có sự quy hoạch chi tiết cho các điểm đến, cũng như quản lý chặt chẽ về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, các tour để đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố như cung cấp thông tin du lịch, xúc tiến du lịch, liên kết các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan có liên quan trong hoạt động quảng bá chung cho du lịch thành phố.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động nhằm tạo một bản sắc riêng cho Hà Nội nh ư xây dựng các tuyến phố đi bộ, các đường phố văn minh đô thị.
- Xây dựng phong trào con người Hà Nội văn minh thanh lịch để tạo một ấn tượng tốt cho du khách.
- Tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội đến các thị trường trong và ngoài nước.