➢ Về biến động tỷ giá :
Trong thời gian qua tình hình biến động tỷ giá khá phức tạp. Trong suốt năm 2007 tỷ giá tương đối ổn định và tăng giảm thất thường trong 2 năm 2008 và 2009 sang đến đầu năm 2010 thí có giảm nhẹ và sau đó lại tăng lên và giữ ở mức ổn định. Chính sự thay đổi phức tạp của tỷ giá mà làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể năm 2007 là một năm mà đồng đô la Mỹ mất giá so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới song ở Việt Nam thì luôn dao động trong mức từ 16.000 đến 16.200 và có thể được coi là một năm khá ổn định. Sang đến năm 2008 thì bắt đầu có nhiều biến động. Ba tháng đầu năm tỷ giá liên tục giảm từ 16.112 đồng xuống 15.960 đồng và đến các tháng tiếp theo thì tăng dần đêu và tăng đột ngột vào tháng 6 lên mức 19.400 đồng. Từ tháng 7 cho đến tháng 10 tỷ giá giảm mạnh xuống mức 16.400 đồng và bình ổn cho đến cuối năm quanh mức 16.600 đồng. Đây cũng là năm mà ngân hàng trung ương đã điều chỉnh biên độ tới 5 lần từ 0.5% lên 0,75% rồi 2% và đến cuối năm tăng lên 3%. Năm 2009 Tỷ giá USD/VNĐ lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi ngân hàng nhà nước thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên thị trường tự do tiến sát mức 20.000đồng/USD. Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào VN là + trong 4 tháng đầu năm thì dường như yếu tố chính khiến cho tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh lại là do sự găm giữ. Tỷ giá tiếp tục đà tăn cho đến tháng 11/2009 băt đầu giảm nhẹ quay về mức quanh 18.500 đồng. sang đến nă m 2010 tỷ giá bắt đầu ổn định và giao dịch quanh mức giá 19.000 đồng.
➢ Về ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc:
Trong thời gian qua mặc dù tỷ giá hối đoái biến động lên xuống có vẻ bất lợi trên thị trường nhưng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty là rất đa dạng và nhiều chủng loại, tình hình nhập khẩu các dòng xe tải của công ty có xu hướng giảm điều này được lý giải bởi theo lý thuyết cung cầu khi tỷ giá tăng(VND/USD) sẽ làm cho lượng hàng nhập khẩu giảm do làm cho giá hàng nhập khẩu tăng lên tương ứng.Do tỷ giá tăng làm cho công ty gặp nhiều khó khăn,Điều này có thể thấy qua việc chi phí và kim ngạch nhập khẩu tăng lên nhưng lợi nhuận của công ty không tăng là bao.cụ thể là công ty có tới 10 mặt hàng kinh doanh là các dòng xe tải ben và xe tải thùng với các trọng tải khác nhau cùng với biến động tỷ giá của các năm thì doanh thu của công ty cũng thay đổi theo như 2 năm 2008 và 2009 lợi nhuận của công ty không đổi do sự khủng hoảng kinh tế làm cho tỷ giá biến động khó lường.
Do tỷ giá tăng làm cho hàng hóa của công ty nhập về sẽ đắt hơn tương đối vì người tiêu dùng sẽ phải bỏ nhiều nội tệ hơn để có thể có được một chiếc xe tải của công ty đây là một bất lợi. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội mà công ty có thể tận dụng vì tỷ giá tăng thì tác động đến tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu khiến giá của
tất cả các đối thủ cũng tăng lên. Mặt hàng của công ty nhập từ thị trường Trung Quốc nên có giá thành rẻ hơn các sản phẩm trên thị trường do đó khi tăng tỷ giá thì sản phẩm của công ty vẫn tạo được sức cạnh tranh trên thị trường ô tô tải nhập khẩu thể hiện ở kim ngạch nhập khẩu luôn tăng và lợi nhuận của công ty không hề giảm trong suốt 4 năm qua.
Do sự biến động của tỷ giá trên thị trường ngoại hối chưa được dự báo một cách sớm nhất và chính xác nhất nên làm cho các doanh nghiệp lúng túng trong việc ký các hợp đồng nhập khẩu ô tô tải Trung Quốc. Do những biến động trên thị trường ngoại hối của Trung Quốc không được theo dõi và dự báo một cách kịp thời khiến các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô từ thị trường này luôn lúng túng và bị động trong các hợp đồng. Việc ký kết các hợp đồng thường là các hợp đồng ngắn hạn mang tính thời vụ không giám ký kết các hợp đồng dài hạn do lo sợ biến động của chính sách tỷ giá mà lại không có các công cụ dự báo cũng như công cụ phòng ngừa rủi ro.
➢ Về các biện pháp của công ty ứng phó với sự biến động của tỷ giá
+ Trước sự biến động của tỷ giá trong những năm qua công ty đã có một số biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất các tác động xấu mà nó mang lại. Công ty thường xuyên theo dõi các biến động của tỷ giá từ ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng như thị trường ngoại hối Trung Quốc. Từ những thông tin thu thập được để đưa ra các dự đoán về tình hình tỷ giá trong thời gian tới nhằm có những biện pháp nhập khẩu hiệu quả. Công ty cũng đàm phán với các nhà cung cấp để có các hợp đồng ngắn hạn nhằm hạn chế sự biến động của tỷ giá tác động lên giá thành nhập khẩu trong khi giá bán phải giữ ổn định. Một biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng là thanh toán bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau, chủ yếu là đồng nhân dân tệ nhằm phân tán tác động của tỷ giá.
+ Doanh nghiệp còn rất thờ ơ với các biện pháp hạn chế rủi ro. Một phần do công ty còn non trẻ mới được cổ phần từ năm 2006 và cơ cấu lại ban giám đốc từ năm 2008. Công ty vẫn chưa có bộ phận chuyên trách để nghiên cứu chính sách tỷ giá mà mới chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin mà thôi. Do chưa có bộ phận chuyên trách nên các nhận định và dự đoán còn mang tính chủ quan ngắn hạn chưa phát huy được tác đụng tối đa. Mặc dù các ngân hàng đã có các công cụ phòng ngừa rủi ro nhưng doanh nghiệp vẫn chưa có sự quan tâm thực sự và sử dụng các công cụ này trong vi ệc phòng ngừa rủi ro của chính sách tỷ giá. Một hạn chế của doanh nghiệp đó là chưa có các chiến lược nhập khẩu dài hạn nhằm biến sự thay đổi của chính sách tỷ giá thành lợi thế của mình đây cũng là hạn chế do chưa có sự nghiên cứu và dự đoán chính xác sự biến động của tỷ giá.