Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến nhập khẩu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu ô tô tải nhẹ từ thị trường trung quốc (Trang 29 - 35)

Trước sự biến động không ngừng của tỷ giá hối đoái cũng như các chính sách liên quan đến tỷ giá và xuất nhập khẩu vừa qua, công ty đã có nh ững hướng đi mới cho mình trong năm 2011 nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. Cụ t h ể, công ty sẽ vẫn giữ nguyên thị trường nhập khẩu của mình là Trung Quốc như h iện nay tuy nhiên sẽ tìm them các nhà cung cấp mới từ thị trương này. Với n h à cu n g cấp cũ (DongFeng) công ty sẽ thay đổi cơ cấu nhập khẩu so với hiện n ay đó là sẽ giảm nhập các dòng xe tải nhẹ dưới 9 tấn và sẽ tăng cường nhập khẩu các dòn g xe tải nặng và xe tải chuyên dụng đáp ứng nhu cầu củ a t h ị t rườn g t rong n ước h iện nay.

3.3 Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến nhập khẩu nhập khẩu

3.3.1. Dưới góc độ nhà quản lý vĩ mô

Để hạn chế được tình hình nhập siêu trong giai đoạn hiện nay mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế, đồng thời hạn chế được tác động của TGHĐ đến hoạt động nhập khẩu thiết bị điện tử. Dưới góc độ nhà quản lý vĩ mô em đưa ra kiến nghị như sau:

Phải hoàn thiện chính sách TGHĐ ở Việt Nam hiện nay, về vấn đề này em xin đề xuất một số giải pháp cơ bản:

Thứ nhất: Thường xuyên phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra được chính sách TGHĐ phù hợp từng giai đoạn.

Thứ hai: Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam.

+ Quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ: xây dựng chính sách phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. tiết kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập những hàng hóa cần thiết cho nhu cầu sản xuất và những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được. Ngoại tệ dự trữ khi đưa vào can thiệp trên thị trường phải có hiệu quả. Lựa chọn phương án phù hợp cho việc dự trữ cơ cấu ngoại tệ tránh tình trạng thiếu cung ngoại tệ trầm trọng như năm 2009 ảnh hưởng đến việc nhập khẩu của các doanh nghiệp. Trong thời gian trước mắt vẫn xem đồng USD có vị trí quan trọng trong dự trữ ngoại tệ của mình nhưng cũng cần đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ để phòng tránh rủi ro khi USD bị mất giá, kéo theo sự mất giá của VND trong năm 2009 và năm 2010 ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nhập khẩu đó là bài học kinh nghiệm.

+ Hoàn thiện thị trường ngoại hối ở Việt Nam để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách ngoại hối có hiệu quả bằng cách mở rộng thị trường ngoại hối đ ể các doanh nghiệp, các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường ngày một nhiều, tạo thị trường hoàn hảo hơn, nhất là thị trường kỳ hạn và thị trường hoán chuyển để các đối trượng kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ tự bảo vệ mình.

+ Hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, điều kiện cần thiết để qua đó nhà nước có thể nắm được mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, đồng thời qua đó thực hiện biện pháp can thiệp khi cần thiết. Trước mắt cần có những biện pháp thúc đẩy các ngân hàng có kinh doanh ngoại tệ tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, song song đó phải củng cố và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng với đầy đủ các hoạt động của nó, tạo điều kiện cho ngân hàng nhà nước phối hợp, điều hòa giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thông thoáng.

+ Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá hối đoái Việt Nam.

Để đảm bảo cho tỷ giá phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường nên từng bước loại bỏ dần việc quy đinh khung tỷ giá với biên độ quá chặt của ngân hàng nhà nước đối với các giao dịch của các ngân hàng thương mại và các giao dịch quốc tế (hiện nay biên độ này là +/- 0.3%).

+ Thực hiện chính sách đa ngoại tệ.

Hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn hẳn các ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động

về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng rất bất lợi biểu hiện là năm 2009, đồng USD mất giá thì sẽ có lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu của chúng ta, nhưng do sử dụng đồng USD trong thanh toán quốc tế nhưng do cung đồng USD hạn chế làm hạn chế lượng NK của chúng ta trong năm 2010 so với năm 2009. Vì vậy, chúng ta nên chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, bao gồm một số đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND ví dụ như EUR, JPY vì hiện nay EU, Nhật Bản là những thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chế độ tỷ giá gắn với một rổ ngoại tệ như vậy sẽ làm tăng tính ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

+ Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam.

+ Sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá, chính phủ từng bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ không phải bởi những quyết định can thiệp hành chính của chính phủ.

+ Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả.

+ Cần vận dụng dự báo tỷ giá để phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Nhà nước cần theo dõi, phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách có hệ thống để có những cơ sở vững chắc cho đánh giá, dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt, đòi hỏi không chỉ theo dõi biến động trên thị trường mà quan trọng hơn là phân tích, đánh giá đúng thực trạng, xu hướng phát triển kinh tế của các nước đó, hiện tại và cả trong tương lai.

+ Nhanh chóng thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro.

Trong điều kiện tỷ giá hiện nay tiềm tàng nhiều nhân tố bất ổn chúng ta cần gấp rút triển khai các công cụ phòng ngừa rủi ro. Chính phủ đã cho phép các NHTM thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn tiền tệ.

3.3.2. Dưới góc độ nhà quản lý vi mô

- Thứ nhất: Về khả năng dự báo sự biến động của tỷ giá.

Do bộ phận dự báo sự biến động tỷ giá của Nhà nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung phải chủ động, và có chiến lược dự báo biến động TGHĐ trong tương lai, để tìm ra các biện pháp để ứng phó trước những biến động bất lợi. Đồng thời qua đó cũng có thể phát hiện ra tận dụng các cơ hội có lợi cho các DN, công ty mình. Dưới góc độ nhà quản lý vi mô tôi xin đưa ra một số trang web hỗ trợ các nhà quản lý dự báo xu thế biến động của các cặp tiền tệ quan trọng mà các doanh nghiệp dùng để thanh toán quốc tế như:

+ www.forexfactory.com trang web này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin kinh tế của các nước trong một tuần, các sự kiện sắp xảy ra của kinh tế như các bài

phát biểu của ai đó, hoặc chỉ số CPI của nước nào đó,.... và họ sẽ cho xu hướng tăng hay giảm của các chỉ số đó và sẽ cho chúng ta thấy được xu hướng các đồng tiền của các nước. Các màu sắc cho các bạn thấy được mức độ quan trọng của các thông tin họ cung cấp. Chú ý, trong các trang web này chỉ cung cấp các loại tiền mà các quốc gia đó thực hiện chính sách thả nổi cho cung cầu quyết định.

Lấy ví dụ: ở Mỹ hôm qua tỷ lệ thất nghiệp là 9,7% họ dự báo là tỷ lệ thất nghiệp này sẽ giảm xuống còn 9,5% 10h sáng ở Mỹ sẽ có số liệu tính toán cụ thể tức 22h giờ Việt Nam tin sẽ ra và nó sẽ hiện ngay bên cạnh số dự báo. Với thông tin này đưa ra cho chúng ta thấy được nền kinh tế Mỹ đang phục hồi vì trong thời điểm như hiện nay thì tỷ lệ thất nghiệp đang là một trong các vấn đề quan tâm nhất và do nền kinh tế đang phục hồi sẽ cho các bạn có dự báo rằng đồng USD trong ngày hôm nay sẽ tăng,...

Và có rất nhiều tin liên quan đến các đồng tiền của các nước. Còn có một số trang web tương tự các bạn có thể tham khảo như: www.vanginfor.vn, www.vang- 24h.com.vn,... Qua ví dụ ta thấy được trang web này chỉ cung cấp thông tin dự báo ngắn hạn, vậy để có dự báo dài hạn ta làm thế nào? Đó là lý do tôi đưa ra trang web thứ hai cho các bạn.

- Thứ hai: Đào tạo nguồn nhân lực

Công cụ thì đã có, việc quan trọng là phải có người sử dụng công cụ đó. Vì vậy, công ty phải trang bị cho mình một đội ngũ cán bộ nhân viên về quản trị tài chính có trình độ chuyên môn, nhạy bén với sự biến động của thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối.

- Thứ ba: Khả năng lãnh đạo của các DN nói chung và của công ty

Giảm thiểu rủi ro về biến động tỷ giá ban lãnh đạo phải có những chỉ đạo kịp thời, sáng suốt trong việc lựa chọn hình thức phòng ngừa rủi ro nào phù hợp với doanh nghiệp của công ty. Năm 1999 bằng quyết định số 101/1999/NHNN quy định các hình thức giao dịch trên thị trường tiền tệ bao gồm giao dịch giao sau, giao dịch hoán đổi và giao dịch kỳ hạn. Tháng 2 năm 2003, giao dịch quyền tự chọn được triển khai (hiện nay nước ta có 6 ngân hàng được phép thực hiện giao dịch này). Do vậy ban giám đốc cần có những chỉ đạo kịp thời, sáng suốt trong việc quyết định có nên phòng ngừa rủi ro hối đoái hay không, và nếu phòng ngừa thì lựa chọn hình thức nào cho phù hợp.

+ Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mà việc giao hàng và thanh toán sẽ là một ngày nào đó được chỉ ra trong tương lai, kể từ khi bản hợp đồng được ký kết. Song những người dùng hợp đồng kỳ hạn thường phải có khả năng dự báo tỷ giá.

+ Hợp đồng giao sau là hợp đồng có sẵn những tiêu chuẩn về số lượng, phẩm cấp hàng, chủng loại hàng, điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng,... tất cả đều được sở giao dịch tiêu chuẩn hóa, vấn đề duy nhất phải thỏa thuận là giá cả.

+ Giao dịch quyền tự chọn là doanh nghiệp có thể lựa chọn tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro đối với những biến động về đồng tiền của đối thủ cạnh tranh nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

+ Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

- Thứ tư: Hiện nay, ngoài đồng USD còn có nhiều loại ngoại tệ có giá trị thanh toán quốc tế như EUR, GBP, JPY,...Điều này tạo cho các DN có thể thực hiện chính sách đa ngoại tệ trong thanh toán ngoại tệ, từ đó DN có thể chọn những ngoại tệ nào tương đối ít biến động về tỷ giá hoặc có quan hệ mua bán lớn để thực hiện các khoản thanh toán.

MỤC LỤC Lời cảm ơn

Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ, hình vẽ Danh mục từ viết tắt

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI...1

1.1 Tính Cấp thiết của đề tài nghiên cứu...1

1.2. Xác lập tuyên bố trong để tài...2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...2

1.4 Phạm vi nghiên cứu ...2

1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của đề tài ...2

1.5.1 Một số khái niệm chủ yếu liên quan đến đề tài...2

1.5.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái ...2

1.5.1.2 Khái niệm về chính sách tỷ giá...5

1.5.1.3 Khái niệm về hoạt động nhậ p khẩu ...6

1.5.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài ...7

1.5.2.1 Các công cụ của chính sách tỷ giá ...7

1.5.2.2 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp ...9

1.5.2.3 Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp ... 11

CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG XE TẢI CỦA CÔNG TY ... 13

2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề ... 13

2.1.1 phương pháp thu thập dữ liệu ... 13

2.1.1.2 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập số liệu ... 14

2.1.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ... 14

2.1.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp... 14

2.1.2.2 Phương pháp biểu đồ... 15

2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn để nghiên cứu ... 15

2.2.1 Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ... 15

2.2.1.1 Các vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu ... 15

2.2.1.2 Đặc điểm thị trường ngoại hối việt nam... 17

2.2.2 Tổng quan tình hình nhập khẩu mặt hàng xe tải của việt nam từ thị trường Trung Quốc... 19

2.2.3 Đánh giá tổng quan ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động nhập

khẩu xe tải ... 21

2.3 Các kết quả phân tích dữ liệu về ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng xe tải từ thị trường Trung Quốc của công ty cổ phần thiết bị phu tùng Đà Nẵng. ... 21

2.3.1 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp... 21

2.3.1.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm ... 21

2.3.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về ảnh hưởng của chính sách tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng xe tải ... 22

2.3.3.1 Ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty ... 22

2.3.3.2 Ảnh hưởng đến chi phí của công ty ... 23

2.3.3.3 Ảnh hưởng tới kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty... 25

CHƯƠNG III : CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 27

3.1 Phát hiện và Kết luận... 27

3.2 Dự báo về tình hình biến động tỷ giá và phương hướng nhập khẩu của công ty ... 28

3.3 Giải pháp nhằm hạn chế ả nh hưởng của sự biến động tỷ giá đến nhậ p khẩu29 3.3.2. Dưới góc độ nhà quản lý vi mô ... 31

Tài liệu tham khảo Phụ lục

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu ô tô tải nhẹ từ thị trường trung quốc (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)