Cơ sở đưa ra giải pháp: Quản trị nhân sự trong kinh doanh du lịch là một trong những công việc hết sức quan trọng, bởi sự thành công hay thất bại trong hoạt đ ộng kinh doanh du lịch chính là chất lượng phục vụ khách du lịch mà sự phục vụ tốt hay không được quyết định bởi lực lượng lao động. Do vậy hoàn thiện công tác quản trị nhân sự nói chung là công việc mà các doanh nghiệp du lịch thường xuyên ph ải làm và Sông Hồng Thủ đô không phải là ngoại lệ.
Ngoài ra, thông qua phụ lục 2 chúng ta có thể thấy, khách sạn Sông Hồng Thủ đô có đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt tình nhưng kinh nghiệm chưa cao nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Nội dung của giải pháp:
Công tác quản trị nhân sự gồm sáu nội dung: hoạch định, tuy ển d ụng, đào t ạo và đào tạo lại, bố trí và sử dụng nhân sự, đánh giá nhân sự, đãi ngộ nhân sự. Bên cạnh những điểm mạnh về công tác quản trị nhân sự tại khách sạn, khách sạn cũng còn có một số nội dung chưa làm tốt như việc hoạch định nhân sự, công tác tuyển dụng nhân sự, công tác đào tạo nhân sự. Để công tác quản trị nhân sự có hiệu quả khách sạn cần hoàn hiện các nội dung quản trị nhân sự còn hạn chế. Cụ thể như sau:
a, Hoạch định nguồn nhân lực:
Hoạch định nguồn nhân lực là nội dung đầu tiên và quan trọng trong công tác qu ản trị nhân lực. Trên thực tế nhu cầu thị trường luôn biến động, đa dạng và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện… Hiện tại khách sạn đang gặp phải khó khăn trong vấn đề về nhân sự có trình độ cao trong thời gian vào mùa du lịch. Việc xác định được đủ số lao động. cũng như lao động có chất lượng với khách sạn đang gặp nhiều khó khăn bởi vì du lịch có tính thời vụ. Vì vậy khách sạn cần chú trọng công tác hoạch đ ịnh ngu ồn nhân lực không chỉ ở hiện tại mà cho cả tương lai. Khi tuyển nhân sự mới thì c ần căn c ứ vào tình hình kinh doanh và nhu cầu số lượng lao động của các bộ phận trong khách s ạn đ ể tuyển dụng lao động cho phù hợp với từng vị trí đáp ứng được nhu cầu công việc.
Bên cạnh đó khách sạn nên đưa ra kế hoạch tăng thêm số lao động . Số lao động thêm vào phải được đào tạo chính quy về chuyên ngành du lịch, phải đảm bảo được công tác thị trường… Để giới thiệu mạnh mẽ hơn nữa các dịch vụ đồng thời thu hút khách đ ến với khách sạn nên có các chính sách lương, thưởng hợp lý như hưởng ch ế độ như nhân viên điều hành đặc biệt khi doanh số tăng vượt ngoài mức dự kiến, thưởng khi có thành tích đặc biệt…
b, Công tác đào tạo nhân sự
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động trong khách sạn nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời nâng cao năng suất của người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao đ ộng, tăng doanh th u cho khách sạn. Thông qua thực tế hoạt động cung ứng dịch vụ tại khách sạn, chúng ta có thể thấy trình độ nghiệp vụ của nhân viên bộ phận buồng chưa cao dẫn đến năng suất dịch vụ chưa cao và chưa thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khiến cho khách hàng có phàn nàn về CLDV buồng. Hiện tại khách sạn đào tạo theo hình thức kèm cặp, người mới vào s ẽ được những nhân viên cũ có kinh nghiệm hướng dẫn. Chính vì thế, đôi lúc nhân viên mới có thể sẽ học cả tính tốt cũng như những hạn chế trong công việc của nhân viên cũ. Khách sạn có thể đào tạo bằng cách:
-Tạo điều kiện cho nhân viên của mình đi học tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành v ề du lịch để nâng cao trình độ chuyên môn.
-Thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện với các chuyên gia. Nhưng cách này ít khi thục hiện được vì để mời được chuyên gia đến đào tạo nhân viên cho khách sạn cần có một nguồn kinh phí lớn.
-Đào tạo bằng cách những người có kinh nghiệm chia sẻ cho những người có kinh nghiệm ít hơn, những người mới vào làm. Hình thức kèm cặp này mang lại qu ả hơn hai hình thức trên. tuy nhiên cũng cần quy định rõ những gì cần đào tạo tránh đ ể nhân viên mới học những điểm tiêu cực từ nhân viên cũ.
c) Công tác đãi ngộ nhân sự
Đãi ngộ nhân sự là đòn bẩy để động viên khuyến khích người lao động để họ làm việc tốt hơn, gắn bó và cống hiến hết sức mình cho khách sạn. Người lao động luôn quan tâm đến chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần mà họ được hưởng so với những gì mà họ cống hiến cho khách sạn. Đối với khách sạn đãi ngộ nhân sự thể hiện bằng các chính sách tiền lương, thưởng, cách đối xử, khả năng thăng tiến, đánh giá quan tâm đến nhân viên và gia đình họ. Tại khách sạn, việc đãi ngộ nhân sự vẫn còn hạn chế, thể hiện ở mức lương mà một nhân viên nhận được là thấp so với mức sống hiện nay, việc thưởng cho nhân viên thấp thông qua phụ lục 1 cho thấy mức lương trung bình/ tháng của nhân viên khách sạn là 2,2trđ/ tháng so với mức sống của người dân là hơi thấp... Để công tác đãi ngộ nhân sự thỏa đáng và hợp lý thì trước đó công tác đánh giá nhân viên phải làm đúng, khách
quan. Khách sạn có thể chọn nhiều tiêu chí để đánh giá nhân viên như khả năng hoàn thành công việc, bình bầu, cho điểm, qua phiếu góp ý của khách hàng… Thông qua vi ệc đánh giá nhân viên ban lãnh đạo sẽ đưa ra các quyết định khen thưởng hoặc kỉ luật, đề bạt hay thuyên chuyển đối với nhân viên. Công tác đãi ngộ nhân sự phải được làm thường xuyên, kịp thời, khách quan và công bằng.