a. Kiến nghị với Tổng cục du lịch
Tổng cục du lịch cần nhanh chóng hoàn thiện các quy định, quy chuẩn, định mức kinh tế liên quan đến ngành khách sạn sao cho giảm sự khác biệt giữa luật lệ Việt Nam với thế giới tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của du lịch nói chung. Tăng cường cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục xuất nhập cảnh cho khách du lịch, nhất là các thị trường trọng điểm.
Hoàn thiện các quy định về phân loại và xếp hạng khách sạn. Tổ chức kiểm tra các kỹ thuật nghiệp vụ đối với các dịch vụ trong khách sạn. Có sự phối hợp với các ban ngành liên quan, doanh nghiệp trong và ngoài ngành để thực hiện các hội thi n âng cao tay nghề cho nhân viên trong khách sạn. Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn.
Tăng cường phối hợp với các có quan liên quan, đẩy mạnh việc thực hiện triển khai các chiến lược phát triển du lịch, công tác khảo sát các tuyến điểm du lịch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tu bổ các tuyến điểm du lịch trọng điểm tạo sức hấp dẫn đối với du khách; quản lý và bảo vệ môi trường, bảo vệ các di tích lịch sử, di tích cách mạng, cảnh quan thiên nhiên và các làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch, nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trên cơ sở nguồn dữ liệu đó, khách sạn có thể định hướng được các sản phẩm dịch vụ của mình phục vụ khách hàng.
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp hoạt động giữa các ban ngành khác nhau, đảm bảo các quy định về giao thông, vui chơi giải trí, hải quan … không gây ra những trở ngại cho việc phát triển du lịch.. Phối hợp với Bộ công an xây dựng các biện pháp phòng chống các tệ nạn trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng.
Tiếp tục triển khai các chương trình kích cầu du lịch trên phạm vi cả nước. Triển khai đồng bộ việc xây dựng các sản phẩm du lịch mới. Có chính sách giảm thuế VAT và thuế thu nhập của doanh nghiệp du lịch.
Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt, tranh thủ sự hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tăng cường, củng cố và mở rộng ccs hợp tác song phương và đa phương với các tổ chức quốc tế, các quốc gia có khả năng và có kinh nghiệm phát triển du lịch.
b. Kiến nghị với Sở văn hoá thể thao du lịch thành phố Hà Nội
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch du lịch; nghiên cứu, quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển du lịch thành phố Hà Nội trong thời gian tới một cách tổng thể, nhằm tránh tình trạng xây dựng khách sạn một cách ồ ạt, không tuân theo quy hoạch gây mất cảnh quan cũng như những tác động tiêu cực đến vấn đề an ninh trật tự và bảo vệ môi trường của các điểm du lịch trên địa bàn.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Rà soát và hàon thiện hệ thống cơ chế chính sách quản lý nhà nước về du lịch.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đầu tư cho ngành du lịch, phấn đấu đạt các kế hoạch đề ra. Tăng cường các hoạt động đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thông tin liên lạc, tạo môi trường đầu từ thông thoáng nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trên địa bàn thành phố đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn du lịch.
Phối hợp với các ban ngành và Tổng cục du lịch trong việc thực hiện các chương trình quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam cũng như của thành phố Hà Nội đối với các thị trường khách trọng điểm. Đồng thời, cần chú trọng đến công tác đào tạo, dạy nghề nhằm cung cấp cho thị trường những lao động có trình độ chuyên môn tay nghề, đặc biệt trình độ ngoại ngữ của lao động khách sạn là một vấn đề rất cần nhận được sự quan tâm.
Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên của thành phố. Việc khai thác này phải tuân theo quy hoạch phát triển du của thành phố, đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanh cũng như các hiệu quả xã hội và phát triển bền vững.
Tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường khách trong nước, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các thị trường trọng điểm. Với đội ngũ nhân lực thì Sở văn hoá thể thao du lịch thành phố cần tăng cường đầu tư để chuẩn hoá và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Có sự phối hợp liên ngành, liên vùng liên quốc gia để phát triển du lịch theo xu thế chung của du lịch khu vực và thế giới
Ngoài ra, Sở văn hoá thể thao du lịch thành phố Hà Nội cần phối hợp với Tổng cục du lịch kiểm tra giám sát và đánh giá tiêu chuẩn chất lượng khách sạn trên địa bàn thành phố nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã quy định và tạo lập lòng tin từ phía khách hàng, gây dựng uy tín cho du lịch thành phố.
MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI... 1
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài:... 1
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài: ... 3
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu:... 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu: ... 3
1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp: ... 3
Chương 2:TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀCHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN ... 5
2.1. Các khái niệm cơ bản: ... 5
2.1.1. Khách sạn, kinh doanh khách sạn ... 5
2.1.2. Marketing và Marketing khách sạn ... 6
2.1.3. Khái niệm về sản phẩm và chính sách sản phẩm trong kinh doanh du lịch: ... 6
2.2. Một số lý thuyết về chính sách sản phẩm trong kinh doanh khách sạn ... 8
2.2.1. Vai trò của chính sách sản phẩm: ... 8
2.2.2. Căn cứ xây dựng chính sách sản phẩm:... 8
2.2.3. Phương pháp xây dựng chính sách sản phẩm: ... 9
2.2.4. Các chính sách marketing khác hỗ trợ cho chính sách sản phẩm ... 10
2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước: ... 15
2.4. Phân định nội dung lý luận của đề tài: ... 16
2.4.1. Xác định danh mục sản phẩm: ... 16
2.4.2. Quyết định quản lý chủng loại sản phẩm: ... 17
2.4.3. Các quyết định về sản phẩm: ... 20
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNKHÁCH SẠN DU LỊCH SÔNG NHUỆ ... 23
3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu: ... 23
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: ... 23
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu: ... 24
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ... 25
3.2.2. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần
Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ ... 29
3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn về chính sách sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ... 32
3.3.1. Đánh giá kết quả điều tra khách hàng (xem Tổng hợp kết quả điều tra khách hàng): ... 32
3.3.2. Đánh giá kết quả điều tra nhân viên của khách sạn (xem Tổng hợp kết quả điều tra nhân viên của khách sạn): ... 33
3.4. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp: ... 35
3.4.1. Danh mục sản phẩm của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ: ... 35
3.4.2. Phát triển sản phẩm mới: ... 38
3.4.3. Các quyết định về sản phẩm của khách sạn:... 39
Chương 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNKHÁCH SẠN DU LỊCH SÔNG NHUỆ... 40
4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu ... 40
4.1.1. Những ưu điểm và nguyên nhân trong chính sách sản phẩm tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ ... 40
4.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong chính sách sản phẩm tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ ... 41
4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề nghiên cứu ... 43
4.2.1. Dự báo triển vọng giải quyết vấn đề... 43
4.2.2. Quan điểm giải quyết vấn đề ... 45
4.3. Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ ... 45
4.3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ ... 45