Kiến nghị với Nhà nước về một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH DVVT TM phương đông trên thị trường miền bắc trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 37)

khó khăn, thiếu thông tin trong việc đưa ra một chiến lược phát triển nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát.

3.2. Các đề xuất và kiến nghị

3.2.1. Kiến nghị với Nhà nước về một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát phát

Để kiềm chế lạm phát tác động tới nền kinh tế nói chung và kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nói riêng, Chính phủ ta đã đưa ra nhóm giải pháp chống lạm phát chung cho nền kinh tế. Nội dung của nhóm giải pháp chống lạm phát như sau:

Thứ nhất, mang tính mấu chốt mà chỉnh phủ đưa ra là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ. Một trong những mục tiêu của nhóm giải pháp này là để giảm dần lãi xuất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi xuất thực dương. Các hoạt động của ngân hàng thương mại về huy động, cho vay, tín dụng cần được giám sát chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định.

Thứ hai, chính phủ sẽ điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công gồm tăng thu ngân sách vượt dự toán, giảm chi phí hành chính. Các hạng mục đầu tư sẽ được rà soát chặt chẽ. Cắt bỏ công trình đầu tu kém hiệu quả, tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành. Bộ tài chính sẽ đảm trách việc rà soát, đề xuất biện pháp chấn chỉnh hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn…

Thứ ba, trong số nhóm biện pháp then chốt là tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa. Chính phủ nhấn mạnh việc khắc phục tình trạng thiếu điện, đảm bảo điện cho sản xuất.

Thứ tư, chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu. Bộ tài chính cần điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức hợp lý đối với một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu như ô tô nguyên chiếc, rượu bia….nhưng vẫn đảm bảo cam kết hội nhập.

SV: Đoàn Thị Ngát Lớp K43F5

Thứ năm, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, nhất là nhiên liệu và năng lượng. Các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông.

Thứ sáu, là tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Các hành vi vi phạm pháp luật nhà nước về giá sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Các tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu trách nhiệm trước chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ, đại lý bán lẻ của doanh nghiệp.

Thứ bảy, triển khai mở rộng chính sách an ninh xã hội. Bên cạnh kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chính phủ chỉ rõ tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đ ời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.

Cơ chế, chính sách và các chỉ thị, nghị quyết của nhà nước có tác động mạnh đến sự tồn tại và phát triển của donah nghiệp. Sự ổn định và đúng đắn về quyết định và chính sách của nhà nước tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong bối cảnh hiện nay, nhà nước cần phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chính sách của nhà nước đôi khi còn nhiều b ất cập nên công ty TNHH DVVT & TM Phương Đông xin đưa ra một số kiến nghị về phía nhà nước nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp có nguồn hàng kinh doanh phụ thuộc vào nhà cung ứng như sau:

• Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý đồng bộ và ổn định, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, chống buôn lậu, chống hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp.

• Nhà nước từng bước hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo sự ổn định thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh thông qua viêc nâng cao hiệu lực quản lý và bộ máy quản lý của nhà nước ở các cấp, các ngành.

SV: Đoàn Thị Ngát Lớp K43F5

• Hệ thống ngân hàng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc với các nguồn vốn vay với tỷ lệ lãi xuất phù hợp, nhất là trong thời kỳ lạm phát giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn về vốn.

• Nhà nước cần hoàn thiện và nâng cao công tác dự báo thị trường, tình hình lạm phát hơn nữa nhằm cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin cần thiết, kịp thời và đúng lúc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH DVVT TM phương đông trên thị trường miền bắc trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 37)