2.3.2.1.1. Khái quát về công ty TNHH DVVT & TM Phương Đông
Công ty TNHH dịch vụ vận tải và thương mại Phương Đông có tiền thân là một đại lý phân phối các mặt hàng bánh kẹo, đồ uống. Sau nhiều năm kinh doanh, nhận thấy nhu cầu thị trường về các mặt hàng bánh kẹo, đồ uống ngày càng cao và sự phát triển kinh tế của các tỉnh thành lân cận Hà Nội ngày một mạnh khiến nhu cầu vận tải hàng hóa cũng tăng theo là một cơ hội tốt cho các nhà kinh doanh. Nắm bắt được khoảng trống của ngách thị trường này, ngày 24 tháng 2 năm 2005, công ty TNHH d ịch vụ vận tải và thương mại Phương Đông được thành lập với quy mô kinh doanh còn khá nhỏ. Sau 5 năm hoạt động, công ty đã trở thành một đơn vị lớn mạnh trong kinh doanh các mặt hàng thực phẩm đồ uống, bánh kẹo và dịch vụ vận tải. Quy mô công ty ngày một lớn với hàng trăm nhân viên và không ngừng đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh. Hiện nay, công ty là một trong những đối tác làm ăn quan trọng của các tập đoàn, các công ty cổ phần sản xuất thực phẩm đồ uống, bánh kẹo và là một điểm đến tin cậy với những khác hàng có nhu cầu về dịch vụ vận tải.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một vài năm gần đây (bảng 2.1)
SV: Đoàn Thị Ngát Lớp K43F5
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2006-2010
T T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu Tỷ đồng 85,186 91,384 87,648 90,540 95,51 2 Lợi nhuận Tỷ đồng 9,306 11,234 6,598 10,740 15,250 3 Nộp ngân sách Triệu đồng 10500 4300 2600 6500 9500 4 Vốn kinh doanh Tỷ đồng 12 16 20 26 29
5 LĐ thường xuyên Người 80 85 82 84 88
6 Thu nhập bq/tháng Triệu đồng 2600 3000 3500 3900 4500
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty
Có thể thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây là khá tốt. Sau những khó khăn do lạm phát tăng cao trong năm 2008 mang lại khiến doanh thu, lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng, công ty đã đưa ra hàng loạt các biện pháp kiềm ch ế ảnh hưởng của lạm phát. Cộng với tình hình lạm phát trong nền kinh tế 2 năm gần đây được bình ổn, doanh thu và lợi nhuận của công ty đã gia tăng trở lại ( năm 2010,lợi nhuận của công ty đạt 15,25 tỷ đồng tăng 131% so với năm 2008), mức độ đóng góp ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước và thu nhập bình quân/tháng của nhân viên ngày một cải thiện.
2.3.1.2. Phân tích sự ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH DVVT & TM Phương Đông
SV: Đoàn Thị Ngát Lớp K43F5
Có thể nhận thấy rằng, lạm phát đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu thụ các mặt hàng bánh kẹo của công ty, tác động tới hoạt động phát triển thương mại mặt hàng này và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty. Những ảnh hưởng đó được biểu hiện như sau:
❖ Về quy mô kinh doanh
Lạm phát xảy ra đã ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường và gia tăng thị phần của Công ty (bảng 2.2). Năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở mức rất cao 19,89% khiến chi phí nhập các loại bánh kẹo tăng làm giá đầu ra tăng ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm → thị phần Công ty ở khu vực hà nội chỉ đạt 2,07%. Tỷ lệ lạm phát năm 2010 được cải thiện ở mức 11,75% đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô kinh doanh của công ty. Năm 2010, công ty có tất cả 135 đại lý phân phối (tăng thêm 54 đại lý so với năm 2008). Cùng với sự mở rộng của mạng lưới phân phối là sự gia tăng về thị phần của công ty trên thị trường khi lạm phát trong nền kinh tế được kiềm chế. Năm 2010, thị phần công ty trên thị trường miền bắc chiếm 5,82% (tăng 1,04% so với năm 2008).
Bảng 2.2: Số lượng đại lý và thị phần của Công ty
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm2010
Hà nội Các tỉnh khác Hà nội Các tỉnh khác Hà nội Các tỉnh khác Thị phần công ty % 2,07 2,71 2,53 2,86 2,74 3,08 Số lượng đại lý 35 46 42 51 63 72
Nguồn: Báo cáo của phòng thị trường của công ty
Như vậy có thể thấy rằng, cùng với xu hướng biến đổi khả quan của lạm phát trong 2 năm gần đây, quy mô kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo của công ty cũng
SV: Đoàn Thị Ngát Lớp K43F5
đang được mở rộng với mạng lưới phân phối lớn hơn và khả năng chiếm lĩnh thị trường mạnh hơn.
❖ Về hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây là khá tốt, mặc dù doanh thu và chi phí có sự biến động lên xuống nhưng lợi nhuận của công ty qua các năm luôn gia tăng (hình 2.3).
Hình 2.3: Doanh thu, chi phí SXKD và lợi nhuận của Công ty từ năm 2008-2010 (tỷ đồng)
Sự tiến triển tốt đẹp của chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh này có phần ảnh hưởng không nhỏ của lạm phát. Ảnh hưởng của lạm phát tới chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh được thể hiện thông qua các tiêu chí sau: doanh thu, chi phí, l ợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và năng suất lao động bình quân.
➢ Ảnh hưởng của lạm phát tới doanh thu kinh doanh (hình 2.4): lạm phát tăng cao trong năm 2008 ảnh hưởng tới giá nguồn hàng đầu vào khiến giá bán làm giảm sản lượng tiêu thụ tại các đại lý làm doanh thu năm 2008 giảm mạnh còn 87,648 tỷ đồng. Hai năm gần đây, lạm phát được kiềm chế tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập hàng của công ty khiến giá bán của các mặt hàng bánh kẹo được điều chỉnh ổn định hơn, đẩy mạnh sản
87.648 90.54 95.51 81.05 79.8 80.26 6.598 10.74 15.25 0 20 40 60 80 100 120 2008 2009 2010 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
SV: Đoàn Thị Ngát Lớp K43F5
lượng tiêu thụ và thị phần của công ty trên các thị trường. Và kết quả là doanh thu năm 2010 đạt 95,51 tỷ đồng(tăng 0.09% so với năm 2008).
Hình 2.4: Ảnh hưởng của lạm phát tới doanh thu
➢ Chí phí kinh doanh của công ty luôn biến động bất thường vì đầu vào phụ thuộc vào nhà cung ứng, nên khi lạm phát trong nền kinh tế biến đổi sẽ ảnh hưởng tới giá nhập hàng đầu vào từ đó tác động tới chi phí kinh doanh (hình 2.5). Lạm phát năm 2008 ở mức cao đẩy chi phí nhập hàng tăng khiến chi phí kinh doanh lên điểm 81,05 tỷ đồng (tăng 1,13% so với năm 2007). Năm 2009, lạm phát trong nền kinh tế được kiềm chế ở mức 6,88% là một điều kiện thuận lợi cho nguồn hàng đầu vào của công ty. Chí phí kinh doanh năm đó giảm mạnh còn 79,8 tỷ đồng (giảm 1,5% so với năm 2008). Chí phí kinh doanh năm 2010 lại tăng nhẹ cùng với tốc độ gia tăng của tỷ lệ lạm phát trong nền kinh
0 5 10 15 20 25 82 84 86 88 90 92 94 96 98 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 doanh thu ( tỷ đồng) lạm phát (%)
SV: Đoàn Thị Ngát Lớp K43F5
tế. Như vậy có thể thấy rằng, lạm phát ảnh hưởng rất nhiều tới chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp có nguồn hàng đầu vào phụ thuộc như Phương Đông.
Hình 2.5: Ảnh hưởng của lạm phát tới chi phí kinh doanh
➢ Năm 2008 với tỷ lệ lạm phát lên tới 19,89% đội chí phí nhập hàng tăng cao làm giá thành của sản phẩm đầu ra tăng theo làm giảm sản lượng bán ra tại các đại lý khiến lợi nhuận năm 2008 chỉ đạt 6,598 tỷ đồng. Nhưng năm 2010, lợi nhuận của công ty đạt 15,25 tỷ đồng (tăng 131% so với năm 2008) (hình 2.6).
Hình 2.6: Ảnh hưởng của lạm phát tới lợi nhuận kinh doanh
0 5 10 15 20 25 79 79.2 79.4 79.6 79.8 80 80.2 80.4 80.6 80.8 81 81.2 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 chi phí (tỷ đồng) lạm phát (%)
SV: Đoàn Thị Ngát Lớp K43F5
Và kết quả có được này là do: lạm phát trong nền kinh tế được bình ổn khiến tình hình kinh doanh của công ty được cái biến rõ nét, giá nhập hàng giảm, sản lượng tiêu thụ và thị phần tăng, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận tăng. Thêm vào đó là việc mở rộng quy mô kinh doanh và sử dụng hiệu quả các nguồn lực như nguồn vốn, kỹ thuật, nguồn nhân lực trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty. Điều này được thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu qua các năm (bảng 2.3).
Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lợi nhuận sau thuế
( tỷ đồng)
6,598 10,740 15,250
Doanh thu thuần
( tỷ đồng)
87,648 90,540 95,510
Tỷ suất lợi nhuận
theo doanh thu %
0,075 0,119 0,160 0 5 10 15 20 25 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 lợi nhuận ( tỷ đồng) lạm phát (%)
SV: Đoàn Thị Ngát Lớp K43F5
Nguồn: Báo cáo phòng kế toán
Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của công ty chỉ đạt 0,075% do ảnh hưởng của lạm phát tới doanh thu, lợi nhuận và việc sử dụng không hiệu quả nguồn vốn, nguồn nhân lực trong thời bão giá. Với hàng loạt các biện pháp đưa ra trong năm 2008 nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát như sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nguồn nhân lực, tiết kiệm…cộng với tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế được bình ổn. Năm 2009, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu đạt 0,119% và năm 2010 đạt 0,160% (tăng 0,085% so với năm 2008).
➢ Năng suất lao động bình quân = doanh thu thuần/ Tổng số lao động bình quân trong kỳ (bảng 2.4).
Bảng 2.4: Năng suất lao động bình quân qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu thuần (tỷ đồng)
87,648 90,540 95,510
Số lao động trong năm (người)
82 84 88
Năng suất lao động bình quân
1,069 1.078 1.085
Nguồn: Báo cáo Phòng kế toán
Từ bảng trên, ta thấy năng suất lao động tăng dần từ năm 2008 đến năm 2010 và kết quả lạ hiệu quả kinh doanh của công ty gia tăng trong năm 2010 với tỷ lệ lạm phát
SV: Đoàn Thị Ngát Lớp K43F5
được kiềm chế ở mức 11,75%. Như vậy, có thể thấy rằng mức đóng góp trung bình của một lao động của Phương Đông trong giai đoạn lạm phát cao ( năm 2008 tỷ lệ lạm phát đạt 19,89%) là thấp hơn so với thời kỳ lạm phát trong nền kinh tế được kiềm chế, hay nói cách khác, cùng với sự giảm sút của lạm phát trong năm 2009 và năm 2010 thì năng suất lao động bình quân của công ty ngày một tăng và kết quả là ảnh hưởng tốt tới hiệu quả kinh doanh.
CHƯƠNG III