công bố nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhưng chưa có giải pháp phù hợp
- Về phương diện lý thuyết, đã có nhiều nghiên cứu về bản chất của quan hệ đầu tư giữa các chủ thể hợp đồng BOT nhưng chủ yếu dưới góc độ kinh tế, dưới góc độ pháp lý đã có nghiên cứu nhưng chưa nghiên cứu toàn diện, đặc biệt trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế
- Về phương diện thực tiễn, đã có các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT nhưng chưa có nghiên cứu và đánh giá toàn diện về BOT giao thông đường bộ và đặc biệt là chưa chỉ ra và phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc về những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về hợp đồng
BOT trong giao thông đường bộ ở Việt Nam để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho hợp đồng BOT ở Việt Nam hiện nay
Tóm lại, các công trình nghiên cứu đã cung cấp bức tranh tổng quát về BOT, PPP trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, phân tích lý thuyết về khái niệm, đặc điểm, các yếu tố tác động, đánh giá những thành công và thất bại trong quá trình thực hiện mô hình PPP và dự án BOT Các nghiên cứu cũng đã cho thấy sự không rõ ràng về sở hữu và hạn chế trong hệ thống pháp luật là nguồn gốc của rủi ro, do vậy các nền kinh tế chuyển đổi cần xây dựng một thể chế kinh tế minh bạch Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu cân nhắc đầy đủ các yếu tố trong hệ thống pháp lý (quy hoạch dự án, thiết lập khung chính sách, bộ máy quản lý, giám sát, đánh giá) cũng như tác động nhiều chiều của hệ thông pháp luật đối với các dự án BOT trong giao thông đường bộ
Từ tổng quan nghiên cứu ở trên, mỗi công trình đều có những đóng góp tích cực cả về lý thuyết và thực tiễn trên các giác độ tiếp cận khác nhau, với đối tượng, phạm vị và thời điểm nghiên cứu khác nhau Đây là những thông tin hữu ích, làm cơ sở quan trọng cho việc thực hiện hướng nghiên cứu của luận án Tuy nhiên trong các công trình nghiên cứu này chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam Đây là khoảng trống nghiên cứu mà tác giả luận án cho rằng nhiệm vụ của tác giả là phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các vấn đề sau đây: - Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT;
- Tổng thể quá trình quản lý theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư dưới dạng hợp đồng BOT trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ;
- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng hệ thống hóa các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý điều chỉnh hợp đồng BOT trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ (giải pháp về cơ chế tài chính, về giá và trạm thu giá, về huy động vốn chủ sở hữu vào doanh nghiệp dự án, về cơ chế chia sẻ rủi ro của Nhà nước, về nâng cao tính hiệu quả của các dự án BOT đường bộ, về lựa chọn nhà đầu tư, quản lý các dự án BOT, đánh giá và giám sát dự án, bảo đảm ưu đãi đầu tư đối với dự án BOT đường bộ )
- Phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT giao thông đường bộ ở Việt Nam, trong đó tập trung vào việc phân tích, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về những hạn chế, bất cập, các khó khăn, vướng mắc của pháp luật hiện hành về BOT giao thông đường bộ nước ta hiện nay
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng BOT trong giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay
Đây là những khoảng trống nghiên cứu cần được tiếp tục bổ sung, làm rõ và hoàn thiện ở cả phương diện lý luận và thực tiễn, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư theo dạng hợp đồng BOT trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trong điều kiện của Việt Nam