Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng

Một phần của tài liệu Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình (Báo cáo tốt nghiệp) (Trang 34 - 35)

III. Hướng dẫn triển khai các hoạt động

6.Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng

6.1. Hướng dẫn thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng

HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP ĐỊA CHỈ TIN CẬY TẠI CỘNG ĐỒNG

Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình thì có 5 loại hình trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình đó là: Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn bạo lực gia đình; Cơ sở bạo trợ xã hội; Cơ sở y tế và địa chỉ tin cậy tại cộng đồng.

Căn cứ vào điều kiện của xã triển khai dự án, việc thành lập các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và tạm lánh tại cơ sở y tế là chuyện khả thi. Tuy nhiên cho đến nay trên toàn quốc chưa có nhiều loại hình này, lý do các địa phương chưa có hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước.

Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng là gì?

Khoản 1 Điều 30 Luật PCBLGĐ quy định “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là cá nhân, tổ chức có uy tín, khả năng và tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư”.

Muốn thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng thì cần những thủ tục gì?

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng chỉ cần thông báo về việc nhận làm địa chỉ tin cậy, nơi đặt địa chỉ tin cậy với UBND cấp xã nơi đặt địa chỉ tin cậy.

Làm sao để mọi người biết địa chỉ tin cậy tại cộng đồng để đến khi cần thiết?

Trách nhiệm của UBND xã phải lập danh sách và công bố các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng đến quần chúng nhân dân thông qua nhiều hình thức như loa truyền thanh, các cuộc họp, thông báo trên bảng tin tại khu dân cư….

Cá nhân, tổ chức là địa chỉ tin cậy cộng đồng có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Cá nhân, tổ chức là địa chỉ tin cậy tại cộng đồng được tập huấn về PCBLGĐ; được bảo vệ địa chỉ tin cậy ở cộng đồng trong trường hợp cần thiết.

Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian tạm ở địa chỉ tin cậy có được thu phí hoặc tương đưng không?

Theo quy định của Nghị định 110/2009/NĐ-CP thì những người thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng không được phép thu bất kỳ khoản phí và chi phí nào của nạn nhân, việc thu phí hoặc tượng đương sẽ được coi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình và bị xử phạt theo quy định của Nghị định này.

Luật PCBLGĐ quy định, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với UBND cùng cấp trong việc tuyên truyền, vận động, xây dựng các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Căn cứ vào quy định của Luật, để làm gương trong công tác tuyên truyền, Ban điều hành dự án cấp xã sẽ là những người đầu tiên đăng ký trở thành địa chỉ tin cậy cộng đồng, tiếp theo là vận động trưởng các ban ngành ở thôn của xã triển khai dự án đăng ký trở thành địa chỉ tin cậy cộng đồng.

Ngoài các xã triển khai dự án, Ban điều hành cấp huyện chỉ đạo cho các xã, thị trấn thuộc huyện thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng như hướng dẫn trên.

6.2. Mẫu Sổ theo dõi hoạt động của địa chỉ tin cậy

THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐẾN TẠM LÁNH

10.Họ và tên: ……….. 11.Giới tính: ………. 12.Năm sinh: ………. 13.Học vấn: ………. 14.Dân tộc: ……… 15.Tình trạng hôn nhân: ………

16.Lý do đến tạm lánh (ghi rõ các hình thức bạo lực mà người đến tạm lánh phải chịu, tình trạng sức khỏe thể chất, tinh thần của người bị bạo lực)

……… ……… ……… 17.Các hình thức mà địa chỉ tin cậy đã giúp đỡ hỗ trợ

……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình (Báo cáo tốt nghiệp) (Trang 34 - 35)