Bản cam kết thực hiện dự án của Lạng Giang

Một phần của tài liệu Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình (Báo cáo tốt nghiệp) (Trang 45 - 49)

V. Các phụ lục

5.2.Bản cam kết thực hiện dự án của Lạng Giang

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN

Căn cứ đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang về việc tiếp nhận dự án trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình;

Căn cứ văn bản dự án “Xây dựng năng lực địa phương phòng, chống bạo lực gia đình” được ký kết ngày 07 tháng 12 năm 2009 giữa Đại sứ quán Hoàng Gia Đan Mạch với Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng;

Hôm nay, ngày tháng 12 năm 2009, tại Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang chúng tôi gồm:

1. Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng

(sau đây gọi tắt là bên A)

Địa chỉ: Số 19 Ngõ 3 Phố Trần Quý Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội Người đại diện: Bà Ngô Thị Ngọc Anh

Chức vụ: Giám đốc Trung tâm

2. Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang (sau đây gọi tắt là bên B)

Địa chỉ: Thị trấn Vơi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Người đại diện: Ông Ngô Minh Đoàn

Chức vụ: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

cùng ký cam kết thực hiện dự án “Nâng cao năng lực địa phương trong

phòng, chống bạo lực gia đình” trên địa bàn huyện và xã Tân Thịnh, xã Tân

Dĩnh trước sự chứng kiến của ông Ngô Công Bình-Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa và Gia đình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang.

Nội dung bản thoản thuận như sau:

Điều 1. Điều khoản chung

Hai bên cam kết thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, nội dung, kinh phí và tiến độ như văn bản dự án đã được phê duyệt giữa bên A với Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch (có văn bản dự án kèm theo bản cam kết). Thực hiện quản lý và chi tiêu tài chính công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 2. Các điều khoản cam kết cụ thể 1. Cam kết của bên B

a) Thành lập Ban điều hành dự án cấp huyện, Ban điều hành dự án cấp xã để quản lý, giám sát và triển khai các hoạt động của dự án trong thời hạn 2 năm (tháng 12 năm 2009 đến tháng 12 năm 2011).

b) Mở tài khoản riêng để thực hiện các giao dịch liên quan đến tài chính của dự án.

c) Xây dựng kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện và xã triển khai dự án;

d) Thành lập và tổ chức duy trì mạng lưới phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng gồm: xây dựng tủ sách; xây dựng và duy trì nhóm tư vấn hôn nhân gia đình; thành lập nhóm phòng, chống bạo lực gia đình phát hiện và giải cứu nạn nhân bạo lực gia đình; tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm phản ứng nhanh, câu lạc bộ, địa chỉ tin cậy, nhóm tư vấn.

e) Phối hợp với bên A để tổ chức các hội thảo, tập huấn, chiến dịch truyền thông nâng cao năng lực cho lãnh đạo địa phương, nhân dân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

f) Đối ứng bằng ngân sách địa phương cho các chi phí như bố trí địa điểm để thực hiện dự án như: hội trường cho hội thảo, tập huấn, sinh hoạt của câu lạc bộ, sinh hoạt của nhóm tư vấn, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, loa truyền thanh xã, thôn, nơi làm việc của cán bộ dự án cấp huyện, xã, chi phí điện thoại, văn phòng phẩm cho cán bộ dự án.

g) Thực hiện các chi tiêu tài chính công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về những hoạt động đã thực hiện.

Cụ thể là:

- Không sử dụng kinh phí của dự án cho các hoạt động không có trong kế hoạch, cũng như các phát sinh không được sự đồng ý của cơ quan tài trợ.

- Hàng tháng Ban điều hành dự án cấp xã, cấp huyện tiến hành kiểm tra quỹ tiền mặt của dự án (có biên bản kiểm tra theo mẫu).

- Ba tháng một lần kiểm tra số dư tài khoản tại ngân hàng (có bảng kê của ngân hàng).

- Ba tháng một lần thực hiện báo cáo kết quả thực hiện dự án và chi tiêu tài chính cho các thành viên ban quản lý dự án, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang và Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện báo giá cạnh tranh đối với những hóa đơn chứng từ có giá trị từ 3.000.0000đ (Ba triệu đồng trở lên)

- Thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng với các hóa đơn có thuế giá trị gia tăng. Số kinh phí hoàn thuế được hoàn trả cho cơ quan tài trợ.

- Trích nộp 10% thuế thu nhập cá nhân đối với những biên nhận không phải từ lương có giá trị từ 500.000đ (năm trăm nghìn đồng) trở lên/lần biên nhận theo hoạt động. Số tiền nộp thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho kho bạc nhà nước tại địa phương và có phiếu thu của kho bạc trong hồ sơ quyết toán.

2. Cam kết của bên A

a) Tổng kinh phí thực hiện dự án là 549.000.000đ (Năm trăm năm bảy triệu không trăm tám mươi nghìn đồng chẵn). Trong đó, vốn đối ứng của địa phương để các khoản chi tại điểm f, khoản 1 Điều này là 168.182.000đ, số kinh phí còn lại được lấy từ nguồn của dự án là 380.818.000đ.

b) Bên A có trách nhiệm chuyển khoản số kinh phí 380.818.000đ (ba trăm tám mươi triệu tám trăm mười tám nghìn đồng chẵn) theo từng hoạt động trong kế hoạch để bên B thực hiện và quyết toán. Cụ thể là các mục chi bên A chuyển khoản cho bên B thực hiện là:

- Văn phòng phẩm tập huấn, hội thảo, khảo sát đầu vào, đầu ra của dự án. - Thù lao ăn trưa, giải khát giữa giờ cho đại biểu tham dự hội thảo, tập huấn. - Thù lao cho người trả lời phỏng vấn, người dẫn đường, chè nước khảo sát đầu vào và đầu ra của dự án.

- Thù lao cho ban tổ chức cấp huyện, xã các hội thảo, tập huấn, điều tra, khảo sát, tuyên truyền

- Điện nước, khánh tiết trang trí hội trường. - Kinh phí mua tủ đựng sách, mua sách, tài liệu.

- Hỗ trợ thù lao và đồng phục cho nhóm phòng, chống bạo lực gia đình. - Hỗ trợ thù lao cho nhóm tư vấn.

- Hỗ trợ kinh phí thành lập và duy trì hoạt động của câu lạc bộ.

- Chi phí thù lao cho cán bộ và người dân tham gia trả lời khảo sát đầu vào và khảo sát kết thúc dự án.

- Thù lao cho người viết tin và phát các bảng tin trên hệ thống loa truyền thanh của xã, huyện.

Ghi chú: chi tiết kinh phí và mục chi,định mức chi theo dự toán chi tiết tổng kinh phí thực hiện dự án tại huyện do bên B thực hiện trong thời gian từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 12 năm 2011 kèm theo bản can kết này.

b) Hướng dẫn bên B xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án tại địa phương trong thời gian từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 12 năm 2011, thành lập ban quản lý dự án, thành lập các câu lạc bộ, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, nhóm tư vấn.

c) Biên soạn và cung cấp tài liệu tập tập huấn, truyền thông (kinh phí biên soạn tài liệu và in ấn tài liệu không nằm trong kinh phí chuyển cho địa phương);

e) Cung cấp giảng viên, báo cáo viên, máy móc, thiết bị phục vụ cho tập huấn, hội thảo. (các chi phí cho giảng viên, báo cáo viên, thuê thiết bị máy móc phục vụ tập huấn, hội thảo không nằm trong kinh phí chuyển cho địa phương).

d) Kiểm tra, giám sát các hoạt động của dự án ở địa phương do bên B thực hiện.

f) Tổ chức đánh giá đầu vào, đầu ra của dự án.

Trên đây là bản cam kết thực hiện dự án “nâng cao năng lực địa phương trong phòng, chống bạo lực gia đình” giai đoạn 2009-2011 tại xã Tân Thịnh, Tân Dĩnh và huyện Lạng Giang. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các thỏa thuận đã nêu ở trên, trong quá trình triển khai nếu gặp khó khăn vướng mắc hai bên sẽ cùng nhau trao đổi để có biện pháp giải quyết nhằm đạt kết quả cao nhất cho dự án. Các thỏa thuận bổ sung được lập thành văn bản có chữ ký của hai bên và được coi như bản phụ lục kèm theo bản thỏa thuận này.

Biên bản này được lập thành 4 có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên có chữ ký trong bên này giữ 01 bản, 01 bản gửi cơ quan tài trợ để theo dõi.

Đại diện bên A

(Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng)

Giám đốc

(đã ký)

TS. Ngô Thị Ngọc Anh

Đại diện bên B (Ủy ban nhân dân huyện

Lạng Giang) Phó chủ tịch huyện

(Đã ký)

Ngô Công Đoàn Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình cấp tỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngô Công Bình

Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình (Báo cáo tốt nghiệp) (Trang 45 - 49)