Kế hoạch hành động

Một phần của tài liệu Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình (Báo cáo tốt nghiệp) (Trang 49)

V. Các phụ lục

5.3. Kế hoạch hành động

5.3.1. Huyện Bố Trạch

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN BỐ TRẠCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /QĐ-UBND Bố Trạch, ngày tháng 9 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Kế hoạch hành động Phòng, chống bạo lực gia đình huyện Bố Trạch giai đoạn 2010-2015

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BỐ TRẠCH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;

Căn cứ Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;

Căn cứ Quyết định 4415/QĐ-BVHTTDL ngày 16 tháng 10 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2008-2015; Xét đề nghị của Phòng Văn hóa, Thông tin huyện Bố Trạch và Ban điều hành dự án xây dựng năng lực địa phương phòng, chống bạo lực gia đình;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình huyện Bố Trạch giai đoạn 2010-2015.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các ban, ngành đoàn thể huyện; các thành viên Ban điều hành Dự án “Xây dựng năng lực địa phương phòng, chống bạo lực gia đình” huyện và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: TM. UBND HUYỆN

- Như Điều 3; CHỦ TỊCH

- Phòng VH&TT huyện; - Hội LHPN huyện;

- Lưu: VT. Phan Văn Gòn

- Lưu: VT. Trưởng ban quản lý dự án UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN BỐ TRẠCH Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Bố Trạch, ngày tháng 9 năm 2011

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH HUYỆN BỐ TRẠCH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /9/2011 của Uỷ ban nhân dân huyện Bố Trạch)

I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 1. Căn cứ pháp lý

Đảng và Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) gồm:

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008.

- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;

- Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình;

- Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

- Quyết định 4415/QĐ-BVHTTDL ngày 16 tháng 10 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2008-2015;

2. Căn cứ thực tiễn của huyện Bố Trạch

- Về tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn huyện

+ Số vụ bạo lực gia đình năm 2009: 124 vụ, trong đó bạo lực về thân thể 73 vụ, bạo lực về tinh thần 42 vụ, bạo lực về kinh tế 09 vụ;

+ Nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em;

+ Nguyên nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là do bất đồng về lối sống trong gia đình; do đời sống kinh tế một số ít hộ gia đình còn gặp khó khăn và do các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc vẫn còn trong một số thành viên các hộ gia đình.

+ Bạo lực gia đình đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất, tinh thần và làm gia tăng sự ly hôn, ly thân ở các gia đình hiện nay. Báo cáo của Ban pháp chế về thẩm tra báo cáo của Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch tại kỳ họp HĐND lần thứ 14 ngày 15/12/2009 cho biết “hiện tượng bạo lực gia đình và bình đẳng giới bị xâm hại nghiêm trọng, tình trạng ngược đãi, đánh đập, hành hạ vợ con diễn biến phức tạp trong nông thôn, tình trạng ly hôn tăng nhanh, việc phụ nữ đâm đơn ly hôn chiếm 69,7%”. Năm 2008 toàn huyện đã có 86 vụ án hôn nhân và gia đình, năm 2009 có 85 vụ và 2010 tăng lên 115 vụ trong đó chủ yếu là ly hôn vì bạo lực gia đình và tranh chấp nhau về tài sản vợ chồng, con cái.

- Những hoạt động của Ban chỉ đạo huyện trong thời gian qua

Trong thời gian vừa qua, Ban chỉ đạo huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi hội thảo, các hội thi tìm hiểu Luật phòng, chống bạo lực gia đình; thành lập ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã về phòng, chống bạo lực gia đình, thành lập các câu lạc bộ, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình ở các thôn, khu phố trên địa bàn huyện nhằm mục đích tuyên truyền đến mỗi hộ gia đình về tác hại của bạo lực gia đình; thông qua đó giúp họ trao đổi toạ đàm về một số kỹ năng hồ giải khi phát hiện các thành viên trong nhóm hoặc câu lạc bộ có biểu hiện bạo lực gia đình.

- Những thuận lợi và khó khăn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình của huyện:

+ Thuận lợi: Có sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp; đời sống

vật chất và tinh thần của nhân dân đã được cải thiện; tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.

- Trong quá trình triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn, một số xã còn triển khai chậm; một số cán bộ lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền một số đơn vị còn chưa quan tâm đầy đủ về trách nhiệm triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn đơn vị mình. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành đoàn thể trong việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. - Tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình, định kiến giới, sự suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận thành viên gia đình bên cạnh những khó khăn về kinh tế, sự hạn chế về nhận thức tại các địa phương hiện nay đã làm gia tăng tình trạng bạo lực gia đình như: chồng đánh đập, hành hạ vợ con; vợ chửi mắng, lăng mạ chồng; con cái, anh em chém giết lẫn nhau...đã có những cái chết thương tâm xảy ra ở một số địa phương trên địa bàn huyện. Ngoài những yếu tố dẫn đến bạo lực gia đình đã nêu thì quan niệm của cộng đồng và cán bộ cơ sở có lúc, có nơi còn coi bạo lực gia đình là chuyện riêng của mỗi gia đình, đây cũng được coi là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Qua kết quả khảo sát của cơ quan tư vấn khi tiến hành đánh giá đầu vào của dự án xây dựng năng lực địa phương phòng, chống bạo lực gia đình cho biết, thực trạng số vụ bạo lực gia đình tại 2 xã dự án cao hơn báo cáo của địa phương từ 3 đến 5 lần. Do vậy, việc ngăn chặn các vụ bạo lực gia đình ngay tại gia đình và cộng đồng để giảm những hậu quả nghiệm trọng cần phải có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành địa phương.

* Từ thực tiễn nêu trên, được sự quan tâm của Đại sứ quán Đan Mạch và Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ, năm 2010 UBND huyện đã được tiếp nhận Dự án xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình tại 2 xã điểm Hải Trạch và Hoàn Trạch.

II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ ÁN XÂY DỰNG NĂNG LỰC ĐỊA PHƯƠNG PCBLGĐ

Việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện nhằm nâng cao năng lực địa phương và gắn trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trong phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện. Cụ thể triển khai tổ chức các hoạt động:

- Xây dựng các mô hình thí điểm để giải quyết các vụ BLGĐ. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền và các ngành liên quan như công an, phụ nữ, nông dân và tư pháp.

- Thành lập và duy trì các câu lạc bộ Xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững ;

- Tập huấn, nâng cao kỹ năng tư vấn cho thành viên các nhóm PCBLGĐ, thành viên nhóm tư vấn hôn nhân gia đình, thành viên Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ PCBLGĐ ... trong cộng đồng về hồ giải, xử lý các vụ BLGĐ;

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các ban ngành, các đoàn thể chính trị xã hội ở cộng đồng trong phòng chống BLGĐ;

- Thực hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;

- Thiết lập và nhân rộng các mô hình, phương pháp tiếp cận để thay đổi hành vi của cộng đồng trong công tác phòng, chống BLGĐ; làm thay đổi hành vi của nạn nhân và người gây bạo lực gia đình;

Đây là dịp tốt nhất để cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở tranh thủ về nguồn lực và được tham gia các lớp tập huấn, trao đổi học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực địa phương trong việc triển khai thi hành Luật PCBLGĐ trên địa bàn.

III. MỤC TIÊUKẾ HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phòng, chống bạo lực gia đình; tạo chuyển biến căn bản và mạnh mẽ trong công tác phòng ngừa bạo lực gia đình; bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; từng bước giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn huyện.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu thứ nhất: Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận

thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình về phòng, chống bạo lực gia đình và chuyển đổi hành vi trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được:

- Phấn đấu đến năm 2012 có 100% cán bộ chủ chốt cấp huyện và 2 xã điểm Hải Trạch và Hoàn Trạch được tập huấn về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; đến 2015 có 100% cán bộ lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành cấp huyện và các xã/thị trấn được tập huấn về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

- Đến 2012 có 100% cán bộ làm công tác hồ giải cơ sở, các chi hội, trưởng thôn và công an viên trên địa bàn 2 xã Hải Trạch và Hoàn Trạch được đào tạo tập huấn về kỹ năng hòa giải, tư vấn các vụ bạo lực gia đình; đến 2015 có 100% cán bộ làm công tác hồ giải cơ sở, các chi hội, trưởng thôn và công an viên các xã, thị trấn được đào tạo tập huấn về kỹ năng hòa giải, tư vấn các vụ bạo lực gia đình.

- Thực hiện thời lượng phát sóng 15 phút/tuần về phòng, chống bạo lực gia đình trên hệ thống đài phát thanh từ huyện đến các xã, thị trấn; trong đó tập

trung vào giới thiệu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nêu gương những gia đình không có bạo lực sống hạnh phúc, con cái thành đạt.

- Đến 2012 có 100% nam nữ thanh niên tại 2 xã Hải Trạch và Hoàn Trạch trước khi kết hôn được tư vấn về về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; đến 2015 toàn huyện có 100% nam nữ thanh niên các xã, thị trấn trước khi kết hôn được tư vấn về về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.

2.2. Mục tiêu thứ hai: Thực hiện tốt chính sách pháp luật về hôn nhân gia đình; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật bình đẳng giới; ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình:

Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được:

- Đến 2012 xã Hải Trạch và hoàn Trạch có 100% các thôn thành lập được địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; đến 2015 có 100% xã/thị trấn trên địa bàn huyện thành lập được các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng.

- Phấn đấu đến 2015 giảm được từ 60% đến 80% số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn huyện.

- 100 % số vụ bạo lực gia đình được phát hiện sẽ được tư vấn, hòa giải tại cơ sở.

2.3. Mục tiêu thứ ba: Thực hiện có hiệu quả dự án “Xây dựng năng lực

địa phương phòng, chống bạo lực gia đình” giai đoạn 2009-2011 tại 2 xã Hải Trạch và Hoàn Trạch.

Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được:

Phấn đấu đến 2012 xã Hải Trạch và Hoàn Trạch xây dựng được các mô hình chuẩn về phòng, chống bạo lực gia đình để phổ biến cho các xã khác trong địa bàn học tập kinh nghiệm; đến 2015 có 100% xã, thị trấn chỉ đạo xây dựng được mô hình phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động có hiệu quả.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức quản lý

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn đối với công tác gia đình và triển khai thực hiện Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Tiếp tục quán triệt và chỉ đạo thực hiện tốt công tác gia đình theo Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Quyết định 4415/QĐ-BVHTTDL ngày 16 tháng 10 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2008-2015;

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cơ sở trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện; xác định và phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu về công tác gia đình trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của mỗi đơn vị trên địa bàn.

- Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu xây dựng gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá và vận động mọi người trong cộng đồng dân cư thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Đưa tiêu chí gia đình không có bạo lực vào hướng dẫn bình xét, công nhận là gia đình văn hóa hàng năm.

- Nâng cao năng lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác gia đình; kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình từ huyện đến cơ sở. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình và những người trực tiếp tham gia công tác phòng chống bạo lực gia đình trong toàn huyện. Xử phạt nghiêm minh các tổ chức, các nhân vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình (Báo cáo tốt nghiệp) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w