Về khai thác, chế biến và thương mại lâm sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Về khai thác, chế biến và thương mại lâm sản

trong 5 năm là 304.397,2m3

gỗ các loại (gỗ rừng tự nhiên 528m3, gỗ rừng trồng 303.868,4m3

). Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp hiện hành giai đoạn 2016-2020 là 1.581,3 tỉ đồng: Năm 2015 đạt 194,2 tỉ đồng, năm 2016 đạt 219,55 tỉ đồng, năm 2017 đạt 241,01 tỉ đồng, năm 2018 đạt 289,70 tỉ đồng, năm 2019 đạt 311,10 tỉ đồng, năm 2020 đạt 325,74 tỉ đồng. Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2020 tăng 97% so với năm 2015 [bảng 2.8]

2.3. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định

2.3.1. Ban hành văn bản chỉ đạo, lập quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển lâm nghiệp bền vững hoạch phát triển lâm nghiệp bền vững

2.3.1.1. Văn bản chỉ đạo lập quy hoạch, kế hoạch của tỉnh Bình Định.

Trong giai đoạn 2016- 2020, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là các văn bản định hướng, chỉ đạo cho công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp để các địa phương thực hiện, cụ thể như sau:

Chương trình hành động số 09-CtTr/TU, ngày 20/10/2016 của Tỉnh ủy Bình Định thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX “Về phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020”;

Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 “Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định”;

Quyết định số 3690/Q`Đ-UBND, ngày 19/10/2016 “Về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016-2020”

Quyết định số 4854/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 “Về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng giai đoạn 2018- 2025, định hướng đến năm 2030”.

Chỉ thị số 22/CT-UBND, ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh “Về việc tăng cường một số biện pháp cấp bách về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh”

2.3.1.2. Văn bản chỉ đạo và lập quy hoạch, kế hoạch của huyện An Lão.

Huyện ủy, HĐND, UBND huyện An Lão đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về phát triển lâm nghiệp, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời lập quy hoạch, kế hoạch và triển khai thực hiện đạt kết quả, cụ thể như sau:

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện An Lão, nhiệm kỳ 2015-2020 đã ban hành Chương trình, hành động số 08-CtTr/HU, ngày 22/12/2015 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII “về phát triển lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2016-2020”.

Ban Thường vụ Huyện ủy An Lão đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/HU, ngày 26/12/2016 “về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”

Hằng năm HĐND huyện ban hành Nghị quyết đều đề cập rất cụ thể để phát triển lâm nghiệp như: Giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng, độ che phủ rừng, giao đất lâm nghiệp… để UBND huyện căn cứ thực hiện.

UBND Huyện An Lão đã xây dựng và ban hành “Đề án phát triển tổng thể KT-XH huyện An Lão đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

UBND huyện An Lão đã ban hành Quyết định 1398/QĐ-UBND, ngày 15/6/2016 về việc ban hành “Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 08-CTr/HU về phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020”.

UBND huyện An Lão ban hành Quyết định số 1860/QĐ-UBND ngày 9/8/2016 về việc “Thành lập Ban chỉ đạo Phát triển lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2016-2020”.

Từ năm 2016 đến 2020, hàng năm UBND huyện An Lão đều ban hành Kế hoạch quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và có Quyết định phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng từng năm để lãnh đạo, chỉ đạo và đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện.

2.3.2. Tổ chức thực hiện văn bản, lập quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển lâm nghiệp bền vững

2.3.2.1. Về thực hiện các văn bản chỉ đạo và lập kế hạch, quy hoạch

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Bình Định; Huyện ủy, HĐND, UBND đã quán triệt nghiêm túc đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân; góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của lâm nghiệp, nhất là công tác quy hoạch, QLBV&PTR, khai thác, chế biến và thương mại lâm sản; góp phần phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường và đảm bảo QP, AN của huyện. Các địa phương đã quán triệt và triển khai nghiêm túc, kết quả tham gia học tập đạt 95%.

UBND huyện An Lão đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, tăng cường tuần tra truy quét rừng và nhổ bỏ cây trồng trái phép trên diện tích bị lấn, chiếm trái pháp luật. Chủ động xây dựng phương án giao đất, giao rừng; rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch 03 loại rừng, rà soát những diện tích rừng trồng do ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn đang quản lý; các tiểu đề án về trồng cây dược liệu 300 ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh mây tự nhiên 300 ha, dự án bảo tồn cây Sim 500 ha, dự án bảo tồn Chè tiến vua, dự án mô hình trồng cây Chè dây…. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng cho tổ chức và hộ gia đình, cá nhân.

2.3.2.2. Kết quả thực hiện công tác quy hoạch. Kế hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện An Lão

Về quy hoạch đất lâm ngiệp: Năm 2020 huyện đã hoàn thành công tác quy hoạch 03 loại đất rừng theo Quyết định 4854/QĐ-UBND. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện được quy hoạch 60.209,91 ha, cụ thể: Đất rừng đặc dụng 22.682,09 ha, chiếm 37,67%, đất rừng phòng hộ 23.870,07 ha, chiếm 39,65%, đất rừng sản xuất 13.657,75 ha, chiếm 22,68%. So với năm 2015 (59.133,3 ha) thì rừng và đất lâm nghiệp tăng 1.076,71 ha, trong đó: Diện tích

quy hoạch đặc dụng tăng 403,32 ha quy hoạch phòng hộ giảm 890,53 ha, quy hoạch chức năng sản xuất tăng 1.563,21 ha [bảng 2.7]

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học: BQLRĐD An Toàn đã hoàn thành quy hoạch RĐD và Khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn (KBTTN) trình UBND tỉnh Bình Định phê duyệt tại Quyết định số 580-QĐ/UBND, ngày 11/3/2013

“Phê xuyệt Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững Khu Bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định đến năm 2020” và Quyết định số 594/QĐ-UBND, ngày 25/02/2022 “Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn”. Cụ thể như sau:

Diện tích KBTTN 22.682,09 ha năm trên địa bàn xã An Toàn huyện An Lão tỉnh Bình Định, trong đó: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 6.097,9 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 16.352,1 ha. Vùng đệm là 17.636,8 ha. Độ che phủ thảm thực vật rừng còn rất lớn (19.832,3 ha, chiếm 88,3%) tổng diện tích tự nhiên (19.784,0 ha chiếm 88,1%). Đặc biệt rừng giàu là 11.727,8 ha, chiếm 52,2%; rừng trung bình 981,5 ha, chiếm 4,4%; rừng nghèo và rừng non là 7.074,7 ha, chiếm 31,5%; Về thực vật: 547 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 304 chi và 110 họ; về động vật có 300 loài thuộc 89 họ và 28 bộ của 4 lớp thú, chim, bò sát và lưỡng thê. Đặc biệt có 10 loài thực vật, 72 loài động vật thuộc diện quý hiếm và nguy cấp được ghi trong Sách đỏ Việt Nam; có 04 loài thực vật và 14 loài động vật thuộc loài đặc hữu tồn tại nơi đây.

2.3.3. Tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng theo quy định của pháp luật

2.3.3.1. Về phân loại rừng: Theo thống kê 2020, diện tích 03 loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 4854/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 thì diện tích rừng toàn huyện là 60.209,91 ha: RĐD 22.682,09ha, chiếm 37,67%; RPH: 23.870,07ha, chiếm 39,65% và RSX:13.657,75ha, chiếm 22,68%. So sánh theo qui hoạch 03 loại rừng được phê duyệt tại Quyết định 2937/QĐ- UBND, của UBND tỉnh thì diện tích rừng tăng 1.076,71 ha. [bảng 2.7]

2.3.2.2. Về phân định ranh giới: Đến nay toàn huyện đã cắm 41/41 cột mốc phân giới rừng bao gồm 104 tiểu khu và 574 khoảnh, cụ thể như sau: Rừng đặc dụng diện tích 22.682,09 ha, chiếm 32,55% diện tích tự nhiên chủ yếu tại xã An Toàn được phân thành 24 tiểu khu với 198 khoảnh. Rừng phòng hộ diện tích 23.854,33 ha, chiếm 34,23% diện tích tự nhiên nằm trên diện tích tự nhiên của các xã, thị trấn trừ xã An Toàn, có 38 tiểu khu và 206 khoảnh. Rừng sản xuất diện tích 13.657,75 ha, chiếm 19,60% diện tích tự nhiên nằm trên địa bàn các xã, thị trấn trừ xã An Dũng, được phân giới, cắm mốc và phân chia làm 42 tiểu khu và 170 khoảnh.

Bảng 2.9: Phân giới, cắm mốc 3 loại rừng.

STT Phân chia theo chức năng từng loại rừng Tổng diện tích (ha) Chia theo Tiểu khu Chia theo Khoảnh 01 Rừng Đặc dụng 22.682,09 24 198 02 Rừng phòng hộ 23.870,07 38 206 03 Rừng sản xuất 13.657,75 42 170 Tổng cộng 60.209,91 104 574

Nguồn: Báo cáo Phòng NN&PTNT huyện An Lão năm 2020

2.3.4. Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng, lập hồ sơ quản lý rừng, tổ chức trồng rừng thay thế hồi rừng, lập hồ sơ quản lý rừng, tổ chức trồng rừng thay thế

2.3.4.1. Về giao khoán, quản lý bảo vệ rừng

Tổng diện tích giao khoán 2016 đến năm 2020 là 22.737,7 ha (BQLRPH: 15.228,5 ha với 2.937 hộ, BQLRĐD An Toàn: 7.509,2 ha với 223 hộ). RPH do UBND xã quản lý 7.569,10 ha. Tổng kinh phí chi trả khoán QLBVR từ năm 2016-2020 là 47.135,769 tr.đ (BQLRĐD 17.866,495 tr.đ, rừng phòng hộ: 29.269,274 trđ). Mức khoán theo NQ 30a của Chính phủ: 400.000đ/ha/năm (Khoán NĐ 75/2015/NĐ-CP: 4.015,4 ha; theo NQ 30a: 3.492,8 ha).

Bảng 2.10: Số liệu giao khoán, quản lý bảo vệ rừng từ 2016-2020

Đơn vị tính: ha

STT Năm Đơn vị giao Tổng cộng

BQLRPH BQLRĐD 01 Năm 2016 15.233,5 7.689,9 22.925,4 02 Năm 2017 15.233,5 7.689,9 22.925,4 03 Năm 2018 15.228,5 7.509,2 22.737,7 04 Năm 2019 15.228,5 7.509,2 22.737,7 05 Năm 2020 15.228,5 7.509,2 22.737,7

Nguồn: Báo cáo Phòng NN&PTNT huyện An Lão năm 2020

Ngoài ra, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng rừng có giá trị kinh tế cao: Trong đó có triển khai mô hình khoanh nuôi bảo vệ theo chuỗi giá trị 500 ha sim tại xã An Quang và An Toàn đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương. Ngoài ra trên địa bàn huyện hiện nay, đang tổ chức triển khai trồng rừng bằng keo cấy mô kết hợp với trồng cây Sao đen nhưng với qui mô còn hạn chế, đang triển khai trồng thử nghiệm Sâm đá diện tích 0,4 ha và mô hình cây dược liệu 300 ha tại xã An Toàn.

Tổng diện tích rừng giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý, bảo vệ:

Ban QLRĐD An Toàn: Diện tích quản lý là 25.189,39 ha; trong đó, rừng tự nhiên 24.194,22 ha, rừng trồng 2,84 ha, diện tích đất chưa có rừng 992,13 ha (mới trồng chưa thành rừng 2,95 ha);

Ban QLRPH huyện An Lão: Diện tích quản lý là 17.680,82 ha; trong đó, rừng tự nhiên 15.569,8 ha, rừng trồng 1.614,11 ha, diện tích đất chưa có rừng 496,91 ha (mới trồng chưa thành rừng: 30,46 ha);

Đơn vị lực lượng vũ trang (Ban Chỉ huy Quân sự huyện): Diện tích quản lý là 92,99 ha, trong đó, rừng trồng 26,48 ha; đất chưa có rừng 65,51 ha

Ủy ban Nhân dân cấp xã (diện tích chưa giao cho tổ chức, cá nhân): Diện tích quản lý là 21.275,25 ha, trong đó, rừng tự nhiên 7.949,32 ha, rừng trồng 6.858,89 ha, diện tích đất chưa có rừng 6.467,04 ha (mới trồng chưa thành rừng 4.851,01 ha).

Diện tích hộ gia đình, cá nhân nhận quản lý bảo vệ là 615,12 ha, diện tích rừng trồng 231,58 ha, diện tích đất chưa có rừng 383,54 ha (mới trồng chưa thành rừng 371,53 ha)

Bảng 2. 11: Diện tích rừng giao tổ chức, hộ gia đình quản lý

Đơn vị tính: ha Tổ chức, cá nhân Diện tích quản lý Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất chƣa có rừng Mới trồng chƣa thành rừng BQLRĐD 22.189,39 24.194,22 2,84 992,13 2,95 BQLRPH 17.680,82 15.569,80 1.614,11 496,91 30,46 Xã, thị trấn 21.275,25 7.949,32 6.858,89 6.467,04 4.851,01 BCHQS huyện 92,99 00 26,48 65,51 54,29 Hộ gia đình 615,12 00 231,58 383,54 371,53 Tổng cộng 61.853,57 47.713,34 8.733,90 8.405,13 5.310,29

Nguồn: Báo cáo Phòng NN&PTNT huyện An Lão năm 2020 2.3.4.2. Về thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Trong 5 năm 2016- 2020, huyện chỉ thực hiện việc thu hồi rừng và đất lâm nghiệp khi thu hồi làm các công trình phục vụ dân sinh; thực hiện công tác di dân tái định cư để xây dựng công trình Hồ chứa nước Đồng Mít với diện tích hồ chứa 14,94 triệu m3, cao trào mặt đập 61,1 m3, dung tích chứa nước chứa 89,84 triệu m3

; phải di dời gần 500 hộ dân với gần 1.700 khẩu về nơi ở mới. Khi xây dựng công trình này phải thu hồi diện tích đất lòng hồ và đất cấp cho Nhân dân sản xuất với tổng diện tích là 1.391,64 ha, trong đó có 126,5 ha rừng sản xuất; tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ 337.508,864 tr.đ.

2.3.4.3. Về khai thác rừng và trồng rừng thay thế.

Tổng diện tích rừng khai thác 5 năm là 2.536,8 ha, tổng sản lượng gỗ 304.397,2m3. Tổng giá trị khai thác 1.581,3 tỉ đồng: Năm 2015 đạt 194,2 tỉ đồng, năm 2016 đạt 219,55 tỉ đồng, năm 2017 đạt 241,01 tỉ đồng, năm 2018 đạt 289,70 tỉ đồng, năm 2019 đat 311,10 tỉ đồng, năm 2020 đạt 325,74 tỉ đồng. Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2020 tăng 97% so với năm 2015.

Theo chu kỳ trồng và khai rừng, năm 2019, Ban quản lý rừng phòng hộ đã làm hồ sơ đấu giá và cho khai thác 323,9 ha gỗ rừng trồng thuộc diện tích rừng phòng hộ, nhưng hiện đã quy hoạch để chuyển sang rừng sản xuất tại xã An Vinh, An Dũng và 10 ha rừng trồng thay thế nương rẫy tại xã An Nghĩa. Tổng sản lượng theo hồ sơ thiết kế là: 40.377,6m3 gỗ

Diện tích trồng rừng 5 năm là 2.123,6 ha, lũy kế diện tích rừng trồng được chăm sóc 7.376,2 ha; diện tích rừng do khoanh nuôi tái sinh 501,9ha; diện tích được giao khoán bảo vệ 114.155,7 ha. Độ che phủ rừng năm 2020 đạt 82%, tăng so chỉ tiêu kế hoạch đầu kỳ đề ra 9%. Cụ thể (năm 2016: 78%, năm 2017: 80,4% tăng so 2016: 2,4%, năm 2018: 81,1% tăng so 2017: 0,7%, năm 2019: 81,5% tăng so 2018: 0,4%, năm 2020: 82% tăng 9,5% so 2015 (73%)

Chính sách hỗ trợ vốn vay cho hộ dân phát triển kinh tế lâm nghiệp (chủ yếu là trồng rừng) được thực hiện theo Quyết định số 28/2015’QĐ-TTg, ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo” và Quyết định 115/2013/QĐ-TTg, ngày 27/02/2013 “Về tín dụng đối với hộ cận nghèo” được UBND huyện chỉ đạo Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện thực hiện nghiêm túc. Từ 2016-2020 đã có 5.633 hộ vay với số tiền 258,989 tỉ đồng để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững [bảng 2.12]

2.3.5. Công tác tổ chức điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng. biến rừng.

Công tác tổ chức điều tra rừng, theo dõi diễn biến rừng được UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện thường xuyên và

định phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng của năm trước cụ thể và thông báo cho các xã, thị trấn biết thực hiện.

Việc kiểm kê rừng được thực hiện 5 năm một lần theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017. Trong giai đoạn 2016- 2020, UBND huyện An Lão đã chỉ đạo kiểm kê rừng năm 2016. Việc kiểm kê rừng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.

2.3.6. Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng phòng cháy và chữa cháy rừng

Công tác tuần tra truy quét QLBVR và chốt chặn: Thực hiện các kế hoạch QLBVR, PCCCR, hằng năm các đơn vị chủ rừng phối hợp với UBND các xã, trị trấn chủ động tổ chức tuần tra kiểm tra, truy quét, Từ 2016-2020 đã tổ chức 2.152 đợt truy quét, tuần tra, kiểm soát (huyện 1.202 đợt, xã 950 đợt). Qua truy quét đã phát hiện 482 vụ vi phạm về phá rừng, lấn chiếm đất lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 52)