Những đặc điểm cơ bản của sinh viên trường Đại học giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường đại học giao thông vận tải (Trang 27 - 30)

Trường Đại học Giao thông vận tải - tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính (thành lập năm 1918), được khai giảng dưới chính quyền Cách mạng vào ngày 15 tháng 11 năm 1945 theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 15/11 hằng năm là ngày truyền thống của Trường.

Từ 1945 đến 1960, nhà trường đã đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ Cao đẳng và Trung cấp thuộc các lĩnh vực Giao thông, Thủy lợi, Bưu điện, Kiến trúc, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp và khôi phục kinh tế ở miền Bắc.

Ngày 24 tháng 3 năm 1962, Trường Đại học Giao thông Vận tải được thành lập theo Quyết định số 42/CP của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ). Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật giao thông vận tải có trình độ đại học và trên đại học của cả nước; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ ngành giao thông vận tải và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Do sự phát triển lớn mạnh của Trường và yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, ngày 23 tháng 7 năm 1968, Thủ tướng Chính phủ có quyết định tách Trường Đại học Giao thông vận tải thành 2 trường: Trường Đại học Giao thông Đường sắt - Đường bộ ở Hà Nội và Phân hiệu Đại học Đường thuỷ ở Hải Phòng. Năm 1985, trường được đổi tên thành Trường Đại học Giao thông Vận tải và mang tên đó cho đến nay.

Trước yêu cầu đổi mới và phát triển đất nước, ngày 27/4/1990 cơ sở 2 của trường đã được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh góp phần đào tạo nguồn nhân lực về giao thông vận tải có chất lượng cao cho các tỉnh phía Nam.

Hiện nay, Nhà trường đang nỗ lực thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành giao thông vận tải và các ngành kinh tế quốc dân khác; củng cố, nâng cao vị thế và uy tín của Nhà trường, hướng tới việc xây dựng

24

Nhà trường trở thành trường đại học trọng điểm trong hệ thống các trường đại học Việt Nam, có uy tín trong đào tạo và nghiên cứu khoa học để có thể hội nhập với các trường tiên tiến ở châu Á và thế giới.

Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý của Nhà trường hiện có 1.130 người; trong đó có 845 Giảng viên với gần 78 Giáo sư và Phó Giáo sư, 214 Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học, 496 Thạc sỹ. Nhà trường hiện đang đào tạo 15 ngành với 69 chuyên ngành bậc đại học, 16 chuyên ngành bậc Thạc sỹ và 17 chuyên ngành bậc Tiến sỹ. Quy mô đào tạo của Trường có trên 32 ngàn sinh viên các hệ (trong đó có gần 20.000 sinh viên hệ chính quy), trên 2.300 học viên cao học và gần 120 nghiên cứu sinh.

Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên trường Đại học giao thông vận tải nói riêng đại diện cho một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức sáng tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải có những đặc điểm riêng, mang tính đặc thù của sinh viên kỹ thuật đó là: có năng lực về khoa học tự nhiên và tư duy logic, có khả năng thích ứng cao, có khát khao cống hiến cho sự nghiệp giao thông vận tải, được đào tạo trong ngôi trường giàu truyền thống… Nhìn chung sinh viên có định hướng đúng đắn về giá trị cuộc sống, học tập, nghiên cứu khoa học và các mối quan hệ xã hội. Mục đích học tập của sinh viên là để có tri thức, kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh, để được khẳng định mình trong học tập, trong công việc và trong cuộc. Họ xác định rằng sự nỗ lực của bản thân là yếu tố quan trọng nhất dẫn tới sự thành công trong cuộc sống, có ý thức tự trang bị thêm các kiến thức bổ trợ, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phần lớn sinh viên ý thức được vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Phần đông sinh viên có cố gắng trong học tập và nghiên cứu khoa học. Đa số sinh viên trường đại học giao thông vận tải có lối sống giản dị, lành mạnh, phù hợp với truyền thống và văn hóa dân tộc, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, sinh viên trường đại học giao thông vẫn tải vẫn còn tồn tại những điểm yếu sau:

Thứ nhất, ý thức chủ động trong học tập của sinh viên chưa cao. Sinh viên

25

trường Đại học giao thông vận tải tuy ý thức được việc học tập của mình nhưng phần lớn sinh viên, nhất là sinh viên năm thứ nhất chưa có ý thức chủ động trong học tập của mình. Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là do sinh viên không được giáo dục ý thức này ngay từ khi còn học phổ thông. Môi trường học tập phổ thông của các em luôn có sự kèm cặp, nhắc nhở, động viên thậm chí là kiểm tra, giám sát của cha mẹ và thầy cô giáo phổ thông. Vì vậy, dần hình thành thói quen ỷ lại, thiếu tính chủ động trong học tập, không phát huy được năng lực tự học của sinh viên. Môi trường học tập tại đại học thay đổi, khác biệt hoàn toàn làm nhiều sinh viên không kịp thích ứng. Sinh viên năm thứ nhất ở trường Đai học giao thông vận tải phải tiếp cận với những môn học khó, trừu tượng, nhiều môn học mang nặng tính lý thuyết nhưng trang bị những kiến thức nền tảng cho sinh viên khi vào học chuyên ngành.

Thứ hai, sinh viên thiếu phương pháp học tập và yếu kỹ năng nghề nghiệp. Sinh viên trường Đại học giao thông vận tải khi bước chân vào giảng đường đại học chưa xác định được phương pháp học tập đúng đắn. Nhiều sinh viên vào trường còn không xác định được ngành nghề mà mình đã chọn là gì, mình sẽ làm gì trong tương lai. Có bạn sinh viên vào trường do kỳ vọng của gia đình, do mục tiêu đỗ đại học chứ không hẳn là vì ước mơ, vì nguyện vọng của bản thân. Tâm lý chán nản trong học tập khiến họ không có động lực trong học tập, càng không có ý thức xây dựng cho mình một phương pháp học tập đúng đắn và kỹ năng nghề nghiệp đầy đủ. Ngay cả những sinh viên vào trường vì ước mơ trở thành kỹ sư giao thông cũng không biết phải học tập như thế nào để đạt kết quả tốt. Do đó, họ đối mặt với các môn học một cách thụ động, nhồi nhét kiến thức với một mục đích duy nhất là vượt qua các kỳ thi.

Thứ ba, thiếu nhạy bén trong cách tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin. Sinh viên trường Đại học giao thông vận tải chủ yếu là sinh viên thuộc khối tự nhiên. Ưu điểm của họ là có tư duy logic, rõ ràng, tiếp cận sớm với công nghệ thông tin. Song họ không biết vận dụng những kỹ năng đó trong học tập và chuẩn bị cho công việc trong tương lai. Sinh viên có thể rất giỏi công nghệ thông tin, nhưng chưa biết khai thác công nghệ thông tin cho công việc học tập như: tra cứu thông tin trên

26

internet, các kỹ năng tin học văn phòng cơ bản...

Như vậy, sinh viên trường Đại học giao thông vận tải bên cạnh những mặt tích cực thì còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục, còn thiếu nhiều năng lực chưa được phát huy. Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học, trong đó có môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin của giảng viên cần chú trọng khắc phục những hạn chế và phát huy được những năng lực của sinh viên trong học tập cũng như trong cuộc sống và nghề nghiệp của họ trong tương lai.

2.2. Thực trạng giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường đại học giao thông vận tải (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w